Giải mã 12 chiếc mặt nạ cổ nhất thế giới
Bảo tàng Israel ở thành phố Jerusalem trưng bày những chiếc mặt nạ cổ nhất thế giới, trong đó có chiếc có hình dáng giống sọ người.
Những chiếc mặt nạ đầu tiên trên thế giới được trưng bày tại Bảo tàng Israel ở vùng đất thiêng Jerusalem.
Buổi triển lãm này có tên gọi: “Face to Face: The Oldest Masks in the World” sẽ lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng 12 chiếc mặt nạ có từ kỳ đồ đá. Mỗi chiếc mặt nạ đều có đặc điểm nổi bật là nở nụ cười lớn và có đôi mắt to.
Người dân sống từ thời đồ đá đã tạo ra chiếc mặt nạ được chạm khắc từ đá vôi này vào khoảng 9.000 năm trước. Họ là những người đầu tiên từ bỏ cuộc sống du canh du cư.
Các chuyên gia tin rằng, những hiện vật cổ xưa này có thể tiết lộ quan niệm về tôn giáo trong thời kỳ đồ đá của tổ tiên loài người.
Video đang HOT
Các hiện vật bí ẩn này có thể được sử dụng trong các nghi lễ chữa bệnh, làm phép và trong các nghi lễ nhằm tưởng nhớ người quá cố.
Chiếc mặt nạ này có trọng lượng khoảng 0,9 – 1,8 kg và dường như nó được sơn màu.
Một chiếc mặt nạ có hình dáng khá giống sọ người.
Điều thú vị là một số mặt nạ cổ nhất thế giới có những lỗ nhỏ dọc theo viền ngoài. Chúng dường như được tạo ra để có thể treo lên hay dùng để buộc dây.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Những điều kiêng kỵ của dân đi biển mà du khách nên nhớ
Khi đến thăm những vùng biển để tìm hiểu đời sống của ngư dân, du khách cần nhớ những điều kiêng kỵ sau để không bị đánh giá là kém hiểu biết.
Cuộc sống của ngư dân gắn liền với biển cả và những chuyến ra khơi đánh bắt cá. Vì thế từ xa xưa, ngư dân miền biển đã lưu truyền những điều kiêng kỵ với niềm tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Khách du lịch nếu đến thăm những làng chài ven biển, cũng cần cần lưu ý những điều kiêng kỵ để ứng xử phù hợp, tránh việc bị đánh giá là kém hiểu biết.
Với ngư dân, thuyền, lưới đánh cá là hai thứ quan trọng nhất nên được đặc biệt chú ý mỗi khi ra khơi. Theo báo Người lao động, nếu du khách muốn lên thăm thuyền của họ, nhớ tránh xa mũi thuyền. Ngư dân quan niệm chỉ có thuyền trưởng mới được phép bước đến mũi thuyền. Ngoài ra, cũng không ai được đặt chân lên cây xỏ - cây gỗ đóng trước mũi thuyền. Đây là nơi ngư dân đặt bàn cúng mỗi khi xuất bến và về bến. Theo văn hóa tâm linh, họ coi đây là nơi thiêng liêng nhất.
Ngư dân đi biển luôn ghi nhớ những điều kiêng kỵ. (Ảnh: Zing)
Ngư dân miền biển vốn chất phác và thân thiện. Họ thường không ngại chia sẻ với mọi người về cuộc sống ở làng chài. Tuy nhiên khi trò chuyện với ngư dân, đặc biệt khi đang đứng trên thuyền, du khách tránh nói những từ như như "lật", "úp", "chìm", "gãy", "đứt". Những từ này gợi liên tưởng đến những điều rủi ro.
Ngoài ra, không được gọi thẳng tên "cá voi", "cá heo" mà phải gọi là "cá ông", cũng không nhắc đến việc giết thịt hai loại cá này. Trong văn hóa tâm linh ngư dân vùng biển, cá voi và cá heo là hiện thân của thần Nam Hải. Nếu gọi thẳng tên như vậy là thất lễ, không thể hiện sự tôn kính, trân trọng. Nếu được ngư dân kể cho nghe những truyền thuyết về "cá ông", bạn nên lắng nghe một cách nghiêm túc, tuyệt đối không được cười.
Trước ngày ra khơi, thuyền trưởng và thuyền viên cũng nghiêm túc tuân theo những điều nên làm và không nên làm. Đêm trước khi lên thuyền rời bến, mọi người không được quan hệ tình dục. Nếu lỡ thì phải lội hoặc bơi một đoạn từ bờ ra nơi neo đậu, rồi mới được lên thuyền. Cách này được cho là gột rửa những điều không hay.
Đó là những điều kiêng kỵ khá phổ biến trong đời sống tâm linh của ngư dân vùng biển miền Trung, còn riêng với ngư dân Khánh Hòa, những điều kiêng kỵ trong đời sống sinh hoạt của họ cũng khá thú vị.
Trong cuốn Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa, tác giả Lê Quang Nghiêm ghi lại như sau:
"Trước khi đi biển, ngư dân tránh nói những từ như con khỉ, con cọp, con rái hay tên gọi các loài cá, với niềm tin rằng sẽ tránh được điều xui xẻo.
Khi bưng thúng đựng lưới hay dây câu, không được chui qua võng, dây phơi quần áo, cũng không cho ai bước qua thúng, để tránh sự ô uế.
Khi mới ra ngõ đi biển, ngư dân tránh gặp người đầu tiên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Khi rời bến ra khơi, trên đoạn đường khoảng 1km, tránh sự va chạm một ghe khác.
Nếu không đánh bắt được nhiều cá, ngư dân sẽ nhuộm lại lưới, làm phép xông hơi, dọn rửa ghe thuyền và bày lễ vật giải trừ xui xẻo".
Võ Khoa Châu - tác giả cuốn sách Vạn Ninh, Đất & Người cũng có nêu ra một số những điều cấm kỵ trong nghề đánh bắt cá của ngư dân. Họ kiêng để dao làm cá rơi xuống biển. Nếu không may làm rơi, phải làm một con dao khác bằng cây hoặc bằng giấy bìa, sơn vẽ giống như con dao thật. Sau đó làm lễ vái tạ, ném con dao ấy xuống nước.
Người có tang hay có vợ đang mang thai không bao giờ được là người đầu tiên vịn tay đẩy thuyền hoặc sương lưới. Ngoài ra, trong bữa ăn gia đình, không được lật nửa phần bên con cá đã ăn, và không được nói từ "lật", hàm ý tránh rủi ro bị lật thuyền khi ra khơi.
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển hơn, cuộc sống cũng văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Nhưng những điều kiêng kỵ trên vẫn được ngư dân lưu giữ và thực hiện với mong muốn mỗi chuyến ra khơi đều bình an trở về, đánh bắt được nhiều sản vật, cuộc sống vì vậy mà ấm no hơn.
Theo thoidai.com.vn
Sự thật rợn người tục thiên táng linh thiêng ở Tây Tạng Tập tục thiên táng được thực hiện ở Tây Tạng trong suốt nhiều thế kỷ. Đối với người dân địa phương, tục lệ mai táng này hết sức linh thiêng nhằm giúp linh hồn người quá cố được đầu thai chuyển kiếp. Tây Tạng nổi tiếng với tập tục thiên táng hay còn gọi điểu táng có truyền thống lâu đời. Tập tục...