Giai đoạn vàng để can thiệp cho trẻ tự kỷ là 24-36 tháng tuổi
Ngày 2/4 được Liên hợp quốc chọn là “Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ” với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường quan tâm đến hội chứng này.
Việc điều trị cho trẻ tự kỷ là hành trình dài, gian nan.
Khoảng 200 nghìn người mắc rối loạn phổ tự kỷ
Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 200 nghìn người mắc rối loạn phổ tự kỷ. Số trẻ tự kỷ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay. Do đó, cần chung tay hành động để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ, giúp các em hòa nhập cộng đồng.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi năm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ tăng từ 10 đến 20%. Trong số khoảng 22.000 lượt trẻ đến khám chuyên khoa tâm thần tại bệnh viện mỗi năm có 1/3 trẻ được đánh giá bị tự kỷ.
Về gánh nặng bệnh tật của trẻ tự kỷ, nhiều gia đình có con em đang mắc bệnh mới thấu hiểu. Theo đó, với trẻ bình thường nhu cầu ăn, uống, ngủ, nghỉ, tiêu, tiểu là những hoạt động hết sức giản đơn song với trẻ tự kỷ, với gia đình có con mắc tự kỷ có thể là ước mơ, là khát vọng cả đời và trẻ em tự kỷ phải oằn mình gánh nỗi đau bất hạnh đời người.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, chỉ riêng khối Nhi của Bệnh viện tiếp nhận điều trị cho hơn 100 trẻ tự kỷ mỗi tháng và mỗi năm là hơn 1.000 trẻ. Thực tế trong 5 năm qua, số lượng bệnh nhi đến điều trị ngày một tăng.ThS.BS Dương Văn Tâm, Trưởng Khoa Điều trị Liệt vận động ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương -người trực tiếp điều trị cho nhiều trẻ tự kỷ cho rằng, ở một số nước thậm chí được ghi nhận tình trạng cứ 50 trẻ sinh ra có một trẻ mắc tự kỷ. Còn ở nước ta, số trẻ đến khám và điều trị ở các cơ sở đông y và tây y ngày một tăng.
Bên cạnh đó, theo bác sỹ Tâm, việc chữa trị cho trẻ tự kỷ là hành trình dài, gian nan, nhọc nhằn, do vậy cần sự quyết tâm của các bậc phụ huynh có con trẻ không may mắc bệnh.
Cụ thể, theo bác sỹ Tâm, nếu tiến hành chữa trị bằng biện pháp y học cổ truyền, bác sỹ tiến hành điều trị cho bệnh nhân theo từng đợt, mỗi đợt can thiệp là một tháng (theo quy chế bảo hiểm, đỡ gánh nặng cho bệnh nhân – PV), mỗi đợt cách nhau 15 ngày.
“Mỗi trẻ có thể điều trị 5- 7 đợt/năm, thậm chí 10 đợt, kéo dài trong nhiều năm. Thực tế, chúng tôi đã có những nghiên cứu và tổng kết để so sánh trước và sau điều trị, cho thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa về sự cải thiện các chứng trạng rối nhiễu của trẻ”, bác sỹ Tâm nói thêm.
Đừng để lỡ cơ hội điều trị
Bác sỹ Thành Ngọc Minh, Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện không ít phụ huynh khi bác sĩ chẩn đoán con bị tự kỷ vẫn không tin đó là sự thật. Còn có trường hợp, cha mẹ đưa con đến điều trị nhưng khi về nhà không có thời gian, sao nhãng với con do vậy kết quả điều trị không có.
“Bên cạnh đó, có trường hợp các bậc phụ huynh phát hiện trẻ mắc bệnh sớm song không tìm được nguồn hướng dẫn điều trị và khi trẻ 12 tuổi đã rơi vào trạng thái tăng động, gào thét, đập đầu vào tường…”, bác Minh thông tin.
Do vậy, theo bác sỹ Minh, khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện chậm nói, giao tiếp không nhìn vào mắt người đối diện, chơi một mình, lặp đi lặp lại một hành vi… cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
“Trẻ tự kỷ phải được can thiệp càng sớm càng tốt. Giai đoạn vàng để can thiệp cho trẻ tự kỷ là 24-36 tháng tuổi. Để can thiệp hiệu quả cần có sự tham gia của cha mẹ và các nhà chuyên môn như bác sĩ, nhà tâm lý, các nhà giáo dục đặc biệt. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn đóng vai trò then chốt”, vị chuyên gia này nói.
Để tránh trẻ sinh ra mắc tự kỷ, theo bác sỹ Tâm, các cha mẹ có kế hoạch sinh con cần chú ý bồi dưỡng, giữ gìn sức khỏe, không tiếp xúc, làm nghề độc hại, hoặc các tác nhân có hại cho sức khỏe như hóa chất, nhiệt độ cao, sóng từ trường của các thiết bị điện tử,… để tránh gây nên sự rối loạn gen. Thai phụ nên duy trì khám thai đầy đủ, sinh con và nuôi dưỡng con theo phương pháp khoa học.
“Đặc biệt, cha mẹ phải luôn luôn để ý đến con mình, đồng thời căn cứ những mốc phát triển của bé. Nếu thấy con chậm phát triển hoặc rối loạn phát triển về các mặt quan hệ xã hội, ngôn ngữ, hành vi, sở thích, phải đưa đi khám càng sớm càng tốt để được can thiệp sớm và tích cực ngay từ đầu, đừng để trẻ tự kỷ là nỗi đau của thế kỷ”, bác sỹ Tâm nêu.
Có 5 dấu hiệu báo động trẻ tự kỷ mà cha mẹ không được bỏ qua: Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng tuổi; không biết nói từ đơn khi 16 tháng tuổi; không biết đáp lại khi được gọi tên; không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng tuổi; mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
Theo baohaiquan.vn
Trẻ tự kỷ dễ bị béo phì
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ) cho biết ở trẻ em mắc chứng tự kỷ và chậm phát triển, nguy cơ thừa cân hoặc béo phì tăng tới 50%.
Shutterstock
Trong số các trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), những em có các triệu chứng nghiêm trọng hơn có nguy cơ cao bị bệnh béo phì lúc lên 5 tuổi.
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Pediatrics cho thấy trẻ bị ASD nặng có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao gấp 1,7 lần so với trẻ bị ASD nhẹ.
"Những phát hiện trên cho thấy việc theo dõi cân nặng ở những trẻ em này ngay từ sớm là rất quan trọng. Những nỗ lực phòng ngừa nên được mở rộng không chỉ bao gồm trẻ em bị ASD, mà cả những em có các vấn đề về phát triển khác", trưởng nhóm nghiên cứu Susan E.Levy nhấn mạnh.
Theo thanhnien
Anti vắc xin đang phá hoại thành quả tiêm chủng Nhiều phụ huynh không cho con đi chích ngừa chẳng những sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của trẻ mà còn khiến lỗ hổng miễn dịch trong cộng đồng ngày càng lớn. Trào lưu anti vắc xin đang tác động tiêu cực, phá hoại thành quả tiêm chủng. Trào lưu anti vắc xin đang lây lan như một căn bệnh...