Giai đoạn thận trọng với dòng vốn ngoại
Trong bối cảnh các quan chức Fed đang lên tiếng ủng hộ cho khả năng tăng lãi suất vào mùa hè này, các nhà đầu tư có thể nên thận trọng với dòng vốn ngoại, nhất là khả năng đảo chiều của P-notes sau khi dòng vốn này được nhận định đã vào thị trường thời gian qua.
Trong một bài phát biểu vào cuối tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nói rằng việc tăng lãi suất “trong những tháng tới có thể sẽ là hợp lý”.
Sang đầu tuần này, ông James Bullard, một quan chức khác của Fed, cũng phát biểu tại một cuộc họp báo ở Seoul (Hàn Quốc) rằng thị trường toàn cầu dường như đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc Fed tăng lãi suất vào mùa hè này.
Những bình luận trên làm dấy lên dự đoán về khả năng ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7, khiến đồng USD tăng vọt.
Đây là thời điểm nhà đầu tư cần thận trọng với khả năng đảo chiều của dòng vốnngoại, nhất là khi dòng tiền từ P-notes được nhận định là đang yếu, và khi thị trường vào vùng trống thông tin.
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Phó phòng môi giới I chi nhánh Hà Nội của CTCP Chứng khoán Rồng Việt, nhận định: “Thị trường đang bước vào giai đoạn trống thông tin, từ vĩ mô, vi mô đến tin doanh nghiệp, nên chỉ cần hơi rung cái nhà đầu tư là chạy ngay”.
Ông Hoằng cho rằng thị trường gần đây đang phần nào chịu sự chi phối của dòng tiền P-notes, nhưng dòng tiền này vào nhanh ra nhanh. “Nếu Fed tăng lãi suất, chi phí vốn của P-notes sẽ trở nên cao hơn, khiến nó có thể lại bị rút ra.”
Chỉ số VN-Index đã tăng từ mức dưới 560 điểm hồi đầu tháng 4 lên mức đỉnh của năm nay là 624,75 điểm vào ngày 17/5. Nhiều CTCK cho rằng P-notes là tác nhân chính tạo nên đợt tăng điểm này.
Theo vị chuyên gia của Rồng Việt, bản thân việc Fed có thể tăng lãi suất trong tháng 6 cũng gây ảnh hưởng tâm lý khá xấu đến thị trường, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 5 năm.
Video đang HOT
Một báo cáo mới nhất về dòng vốn lưu chuyển toàn cầu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn cho thấy gần như tất cả các thị trường mới nổi trên toàn cầu trong tuần qua đều ghi nhận dòng vốn chảy ra trong tuần thứ ba liên tiếp, kể cả Columbia – thị trường tuần trước đó là ngoại lệ duy nhất có dòng tiền chảy vào.
Dòng vốn lưu chuyển tại thị trường mới nổi
Tổng dòng tiền rút ra của toàn bộ các thị trường mới nổi trong tuần kết thúc ngày 27/5 là 1,9 tỷ USD, tiếp nối mức 1,5 tỷ USD của tuần trước đó.
Tại Châu Á, dòng tiền rút ra khỏi Ấn Độ gia tăng rõ rệt, trong khi tại Trung Quốc duy trì ở mức thấp khi có tin dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng trong 2 tháng gần nhất sau khi giảm liên tục từ tháng 10/2015.
Tại Việt Nam, quỹ DB ETF bất ngờ rút mạnh 249 nghìn chứng chỉ quỹ, tương đương 5,2 triệu USD. Các quỹ ETF trong ASEAN-4 cũng có xu hướng chung là rút chứng chỉ quỹ, với tổng giá trị rút là 21,5 triệu USD. Dù vậy, khối ngoại vẫn mua ròng trong tuần qua, với hầu hết các nhóm ngành chính được mua ròng, với tổng giá trị mua ròng đạt 392 tỷ đồng.
Dòng vốn tại các thị trường phát triển cũng thể hiện xu hướng thận trọng khi càng gần tới phiên họp tháng 6 của Fed. Giới đầu tư tuần qua đã rút 1,1 tỷ USD khỏi các quỹ cổ phiếu tại Mỹ trong khi rót thêm 2,6 tỷ USD vào các quỹ trái phiếu – ghi nhận tuần thứ tư liên tiếp rút vốn khỏi cổ phiếu.
Theo một khảo sát, tỷ lệ dự báo Fed sẽ nâng lãi suất vào ngày 15/6 là 30%, thấp hơn nhiều tỷ lệ 70% trước khi Fed nâng lãi suất vào tháng 12/2015. Tuy nhiên, các chỉ báo kinh tế vẫn đang củng cố niềm tin Fed sẽ có hành động, như lượng nhà bán được trong tháng 4 tăng lên mức cao nhất 8 năm, giá nhà cũng tăng lên mức kỷ lục, tăng trưởng GDP quý I được điều chỉnh từ 0,5% lên 0,8% và dự báo tăng trưởng GDP quý II cũng được điều chỉnh từ 2,5% lên 2,9%.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn trong trạng thái bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính riêng trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), các nhà đầu tư đã có 3 tháng bán ròng và 2 tháng mua ròng.
Khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE trong tháng 5, nhưng vẫn bán ròng từ đầu năm
Theo_NDH
Mỹ phát triển "cỗ máy chiến tranh" mới
Mỹ tiếp tục lấy tên lửa Nga Trung ra đe dọa nhằm biện minh cho chương trình "chiến tranh giữa các vì sao" với vũ khí tối tân.
Lấy Nga-Trung ra dọa
Một trong những chương trình vũ khí đáng chú ý của Mỹ hiện nay là việc nghiên cứu và chế tạo "một cỗ máy chiến tranh mới", theo mô tả của tờ The Washington Times. Đến nay, tên gọi chính thức của loại vũ khí này là "phương tiện tiêu diệt nhiều mục tiêu" (MOKV).
Từ tháng 8/2015, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã được cấp ngân sách 30 triệu USD để nghiên cứu và phát triển loại vũ khí này. Mỹ đã có tham vọng chế tạo MOKV từ lâu, song hồi năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Robert Gates đã kêu gọi xem xét lại các yêu cầu cũng như nêu lên những thách thức lớn về công nghệ.
Báo Mỹ dùng hình ảnh tên lửa Nga làm mối đe dọa
Để tiếp tục chương trình này, báo chí Mỹ thời gian qua tiếp tục lấy tên lửa Nga và Trung Quốc ra làm mối đe dọa.
Tờ "National Interest" mới đây có bài phân tích của tác giả Kris Osborn, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng "Scout Warrior" (Mỹ), với nhận định rằng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong chương trình tên lửa của Nga và Trung Quốc, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã tái khởi động chương trình phát triển tên lửa thế hệ mới có tên gọi là MOKV- một loại vũ khí tối tân có thể tiêu diệt nhiều tên lửa đạn đạo cùng lúc với duy nhất một thiết bị từ mặt đất.
Các tên lửa đạn đạo có 3 giai đoạn hành trình: giai đoạn tăng độ cao bắt đầu từ lúc phóng đến khi động cơ đẩy sử dụng hết nhiên liệu giúp tên lửa xuyên qua bầu khí quyển;
Giai đoạn giữa (giai đoạn dài nhất): khi tên lửa bay theo quỹ đạo vào khoảng không vũ trụ, khi đạt độ cao tối đa đầu đạn sẽ được tách ra và dần mất độ cao;
Giai đoạn cuối: khi đầu đạn quay trở lại bầu khí quyển và thường lao tới mục tiêu trong thời gian chưa đến một phút (khác với tên lửa hành trình sử dụng động cơ phản lực để bay thấp và ngang mặt đất nhằm tránh radar trước khi tấn công mục tiêu).
MOKV là loại vũ khí thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo trên vũ trụ
Theo ông Kris Osborn, MOKV được thiết kể để tiêu diệt tên lửa ở giai đoạn giữa, khi tên lửa đang bay trên vũ trụ và đầu đạn bắt đầu tách ra.
Trong giai đoạn này, khó khăn lớn nhất đối với các hệ thống đánh chặn hiện nay là các đầu đạn thường bị lẫn vào các mảnh vỡ thiên thạch đang trôi nổi với số lượng lớn trong vũ trụ.
Để giải quyết vấn đề này, MOKV được trang bị những bộ cảm biến và máy tính xử lý tốc độ cao để có thể phân biệt rõ đâu là đầu đạn tên lửa và đâu là mảnh vỡ thiên thạch.
Theo_Báo Đất Việt
Nga tiếp nhận lô trực thăng "vô đối" mới Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiếp nhận 5 trực thăng Mil Mi-8AMTSh trong giai đoạn năm 2016-2017 để triển khai ở Bắc Cực. Đó là thông tin vừa được Tập đoàn Trực thăng Nga đưa ra hôm qua (25/5). "Theo một hợp đồng quốc phòng với Tập đoàn Trực thăng Nga, 5 trực thăng Mi-8AMTSh sẽ được bàn giao cho Bộ Quốc phòng...