‘Giai đoạn mới bắt đầu các cuộc tấn công tầm xa’
Theo Đại tá Douglas Macgregor, cuộc xung đột ở Ukraine sắp chuyển sang giai đoạn mới khi lực lượng của Kiev phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.
Đại tá Douglas Macgregor, cựu cố vấn cấp cao của Lầu Năm Góc.
Nhận định được Đại tá Douglas Macgregor, cựu cố vấn cấp cao của Lầu Năm Góc, đưa ra khi nói về diễn biến tiếp theo của cuộc phản công và thiệt hại lực lượng Kiev đang phải gánh chịu hàng ngày.
Theo Douglas Macgregor, với tổn thất nặng nề của Ukraine trong cuộc phản công đang diễn ra, Kiev gặp khó khăn lớn về nhân lực và đang cố gắng khắc phục vấn đề này bằng cách buộc nhiều người mặc quân phục và ra chiến trường trong khi kỹ năng chiến đấu của họ gần như bằng không.
“Vì vậy, tôi nghĩ rằng cuộc chiến trên bộ của Ukraine, xét về mọi ý định và mục đích, đang ở trạng thái bế tắc hoặc thậm chí có thể đã kết thúc”, ông Macgregor cho biết.
Tuy nhiên, Macgregor đã chỉ ra rằng thay vào đó, Kiev có thể sử dụng cách tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa nhận được từ các nhà tài trợ phương Tây, chẳng hạn như tên lửa Storm Shadow và Taurus.
Đại tá Mỹ cho rằng cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào Sevastopol là một ví dụ về điều đó.
Ông lưu ý, hành động này không mang lại điềm lành cho Ukraine vì về cơ bản nó giúp thuyết phục Moscow rằng xung đột ở Ukraine chỉ có thể được giải quyết thông qua các biện pháp quân sự.
Video đang HOT
Vị cựu cố vấn nói thêm rằng, giới lãnh đạo Mỹ đang cân nhắc xem loại vũ khí nào khác mạnh mẽ hơn ngoài vũ khí hạt nhân mà họ có thể cung cấp cho Ukraine thay vì cố gắng đàm phán tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine với Nga.
“Người Nga rất muốn ngồi xuống và nói chuyện với ai đó sẵn sàng cho một biện pháp hòa bình nhưng Mỹ, đồng minh phương Tây và cả Kiev đều muốn điều đó.
Vì vậy, đây là lý do tại sao tôi gọi giai đoạn này của cuộc chiến không còn là giai đoạn Ukraine nữa mà là giai đoạn mang yếu tố Mỹ. Bởi đây là giai đoạn của các cuộc tấn công tầm xa”, ông Macgregor nói.
Ông cảnh báo rằng các cuộc tấn công tầm xa như vậy vào lãnh thổ Nga sẽ không khiến người Nga chấp nhận yêu cầu của Mỹ, như các chiến lược gia ở Washington dường như tin tưởng.
“Những cuộc tấn công tầm xa bằng tên lửa của Kiev hiện nay sẽ chỉ khiến lực lượng Nga tin rằng họ phải tấn công và tấn công mạnh hơn về phía tây”, Đại tá Macgregor cho biết.
Diễn biến trên thực địa cho thấy, Ukraine với loạt vũ khí tối tân phương Tây khó có thể đánh bại lực lượng Nga trên chiến trường, Kiev đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các trung tâm dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự ở Nga.
Trong các cuộc tấn công này, Kiev đang tích cực sử dụng các UAV tự sát, tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp và cả tên lửa diệt hạm Neptune tự phát triển được hoán cải thành vũ khí hải đối đất.
Những cuộc tấn công này được Kiev xác nhận bước đầu đã gây thiệt hại đáng kể cho Nga về vũ khí, trong đó có ít nhất một hệ thống phòng thủ tầm xa S-400 bị phá hủy, một tàu ngầm và một chiến hạm bị hỏng.
Cùng với chiến thuật tấn công bằng tên lửa tầm xa, Bộ tổng tham mưu Quân đội Ukraine còn khẳng định rằng đã thu được kết quả đáng kể trong cuộc phản công khi đã tái kiểm soát cứ điểm Andriivka gần thành phố Bakhmut.
Tuy nhiên ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nga đã phủ nhận tuyên bố của Kiev: “Tại khu vực Donetsk, đối phương tiếp tục tổ chức các mũi tấn công trong vô vọng nhưng không thể đẩy lùi quân đội Nga ở các làng Andriivka và Klishchiivka”.
Andriivka nằm cách Bakhmut khoảng 14 km về phía nam, được xem là một trong những chốt chặn quan trọng mà quân đội Ukraine cần kiểm soát để hiện thực hóa mục tiêu bao vây quân đội Nga đang phòng thủ Bakhmut.
Bakhmut, từng có khoảng 70.000 người sinh sống, Nga kiểm soát vào tháng 5 sau cuộc giao tranh được xem kéo dài và đẫm máu nhất trong xung đột Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine tuyên bố đang bắt đầu đẩy lùi lực lượng Nga xung quanh sườn phía bắc và phía nam của thành phố.
Ukraine đã bắt đầu cuộc phản công Nga với sự hỗ trợ của nhiều loại vũ khí phương Tây. Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, ngày 10/9 nhận định quân đội Ukraine còn khoảng 6 tuần nữa trước khi thời tiết xấu đi, cản trở chiến dịch phản công.
Tổng thống Pháp tuyên bố gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine, Nga cảnh báo 'đáp trả'
Tổng thống Pháp Macron nói rằng các loại vũ khí này nhằm trợ giúp cuộc phản công đang diễn ra của Kiev.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Pháp sẽ cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine để hỗ trợ cuộc phản công đang diễn ra của nước này. Hồi tháng 5, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên chuyển giao loại vũ khí này tới Kiev.
Phát biểu ngay trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva ngày 11/7, Tổng thống Macron cho biết ông đã "ra quyết định tăng cường cung cấp vũ khí và thiết bị cho Ukraine [để] cho phép họ tấn công sâu [vào lãnh thổ đối phương]". Ông nói thêm rằng Paris sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách hỗ trợ Ukraine "bảo vệ lãnh thổ của mình".
Còn theo tờ Le Monde (Pháp), Tổng thống Macron nói sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tầm xa Scalp để giúp các lực lượng của Kiev tấn công các mục tiêu nằm sâu phía sau phòng tuyến của Nga.
SCALP/Storm Shadow, vũ khí do Anh-Pháp hợp tác sản xuất có tầm bắn 250 km, là loại vũ khí xa nhất trong bất kỳ loại vũ khí phương Tây nào cung cấp cho Ukraine cho đến nay.
Tuy nhiên, Tổng thống Macron ngụ ý rằng Ukraine đã đưa ra cam kết không sử dụng SCALP để chống lại các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, nói rằng chúng được chuyển giao "phù hợp với học thuyết của chúng tôi, nghĩa là cho phép Ukraine bảo vệ lãnh thổ của chính mình".
Ông Macron không cho biết có bao nhiêu tên lửa sẽ được gửi đi, nhưng Pháp được cho là có kho vũ khí gần 400 quả SCALP - theo đánh giá của chuyên gia quốc phòng DSI.
Tuần trước, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna nói với giới truyền thông rằng Paris đang lên kế hoạch tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đặc biệt tập trung vào các hệ thống pháo binh và phòng không. Nhà ngoại giao nhấn mạnh Pháp quyết tâm "thực hiện cam kết này".
Hồi tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thông báo rằng London sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình Storm Shadow phóng từ máy bay, có tầm bắn hơn 250km.
Sau đó, Anh trở thành quốc gia đầu tiên vận chuyển những tên lửa tầm xa như vậy tới Kiev. Bất chấp những lời đề nghị lặp đi lặp lại của Ukraine, những đồng minh như Mỹ và Đức cho đến nay vẫn chưa theo bước London. Các quan chức ở Washington và Berlin đã bày tỏ lo ngại rằng việc chuyển giao tên lửa có tầm bắn như vậy có thể dẫn đến sự leo thang nguy hiểm của cuộc xung đột.
Bình luận về quyết định mới nhất của ông Macron, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mô tả đó là một "sai lầm" và có khả năng gây ra "hậu quả" đối với Ukraine. Ông cảnh báo rằng Moskva sẽ thực hiện "các biện pháp đáp trả" mà không nêu chi tiết.
Ông Peskov bày tỏ tin tưởng rằng việc chuyển giao các tên lửa tầm xa của Pháp sẽ không làm thay đổi kết quả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo các nước phương Tây ủng hộ Kiev rằng, bằng cách cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí tối tân hơn bao giờ hết, họ đang mạo hiểm kéo mình vào cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga.
Về phần mình, ngày 11/7 Đức cũng cam kết hỗ trợ quân sự thêm 700 triệu euro cho Ukraine. Berlin công bố gói vũ khí mới trị giá 2,7 tỷ euro cho Kiev vào tháng 5, trước chuyến thăm của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Đầu năm nay, Berlin bắt đầu gửi xe tăng chiến đấu Leopard tiên tiến tới Ukraine, sau nhiều tháng Kiev đề nghị cung cấp vũ khí hạng nặng để chuẩn bị cho cuộc phản công.
Anh cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, Nga tuyên bố đáp trả Điện Kremlin tuyên bố "đáp trả thích đáng" quyết định của Anh cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine. Hôm 11/5, điện Kremlin cho biết quyết định của Vương quốc Anh cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Storm Shadow sẽ buộc Moskva đưa ra "phản ứng thích đáng". Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva, người phát ngôn...