Giai đoạn dân số vàng của Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2039
Thông điệp này được đưa ra tại cuộc Hội thảo “Phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation (Đức) tổ chức.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia khác ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, hiện đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng đồng thời với xu hướng già hóa dân số diễn ra rất nhanh. Dự báo của Tổng cục Thống kê và Quỹ phát triển dân số của Liên Hợp quốc cho thấy, thời kỳ cơ cấu dân số vàng của Việt Nam kéo dài khoảng 33 năm, sẽ kết thúc vào năm 2039, nghĩa là chỉ còn 19 năm nữa. Cùng với đó, thời gian quá độ từ già hóa dân số sang dân số già khoảng 26 năm, từ năm 2011 đến năm 2036 – đây là khoảng thời gian chuyển đổi rất ngắn so với các quốc gia có trình độ phát triển cao, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới.
“Đặc biệt, xu hướng già hóa dân số nhanh trong bối cảnh mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước cũng già hoá khác, đã và đang tạo ra nguy cơ rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già” nếu chúng ta không tận dụng tốt cơ hội dân số vàng và có các biện pháp thích ứng hiệu quả đối với vấn đề già hóa dân số” – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quan ngại.
Video đang HOT
Với thực tế đó, đại diện các bộ, ngành các chuyên gia tham gia Hội thảo thống nhất cho rằng, co hai vấn đề cơ bản đặt ra cho Viêt Nam trong thơi gian tơi. Thứ nhất, thời gian cho phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng không còn nhiêu, trong khi chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế và chất lượng việc làm chưa cao. Thứ hai, tốc độ già hóa dân số nhanh, trong khi nguồn lực kinh tế của đất nước còn hạn chế và hệ thống an sinh xã hội vẫn còn non trẻ.
Để giải quyết vấn đề này, cần đưa ra giải pháp chủ chốt cho các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, lao động – việc làm và hệ thống an sinh xã hội để phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác dân số của nước ta trong tình hình mới.
Chăm sóc người cao tuổi thông qua chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
Theo thống kê, cả nước hiện có gần 13 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 12% số dân, trong đó gần hai triệu người hơn 80 tuổi trở lên. Dự báo đến năm 2035, NCT chiếm tỷ lệ 20% số dân, lúc đó Việt Nam là quốc gia dân số già.
Già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đang đặt ra những thách thức lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí..., đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT ở nước ta.
Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm Nuôi dưỡng và iều trị người có công thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Đăng
Quyết tâm bao phủ 100% bảo hiểm y tế cho NCT
Năm 2016, Bộ Y tế đã xây dựng ề án chăm sóc sức khỏe NCT giai đoạn 2017-2025, theo đó phấn đấu đến năm 2025 đạt chỉ tiêu 100% NCT có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). ến hết năm 2020, cả nước đã có khoảng 12,1 triệu NCT có thẻ BHYT, chiếm 95% tổng số NCT và còn khoảng 5% người già thuộc diện hộ nghèo chưa có BHYT. ồng thời, cả nước có 97 bệnh viện cấp trung ương và cấp tỉnh có Khoa Lão khoa, 918 khoa khám bệnh có buồng khám riêng hoặc bố trí bàn khám riêng cho NCT; có hơn 8.000 giường điều trị nội trú ưu tiên cho NCT. Hiện có gần 3,4 triệu NCT được khám tư vấn chăm sóc sức khỏe ban đầu; được lập hồ sơ quản lý sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ...
Theo thống kê, hiện còn khoảng 5% NCT chưa có thẻ BHYT, song trên thực tế con số này có thể cao hơn. Có thể thấy, phần lớn NCT Việt Nam vẫn chủ yếu sống ở nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn. NCT đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép", thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi NCT có ba bệnh, có chi phí điều trị lớn. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng chưa thích ứng với việc già hóa dân số nhanh của nước ta. Thực trạng vẫn còn nhiều địa phương chưa bố trí được nguồn kinh phí để thực hiện lập sổ theo dõi sức khỏe, khám, chữa bệnh định kỳ cho NCT... iều này, đòi hỏi phải sớm triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng và chính sách an sinh xã hội để bảo đảm NCT được chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Tại hội nghị tổng kết công tác NCT năm 2020 và triển khai, nhiệm vụ năm 2021 được tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Vũ ức am, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam yêu cầu, trong năm 2021, quyết tâm triển khai hỗ trợ BHYT cho 5% số NCT (hơn 500 nghìn người) thuộc diện nghèo chưa có thẻ BHYT. Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam thống nhất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội NCT Việt Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc địa phương tập trung thực hiện nhiệm vụ trong năm 2021.
Thu hút NCT tham gia BHXH tự nguyện
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2020, cả nước có gần 13 triệu NCT, chiếm 12% số dân; trong đó, khoảng 1,98 triệu người hơn 80 tuổi; gần 4,8 triệu NCT là nam giới. Gần 7,7 triệu NCT sống ở nông thôn; tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo cao hơn bình quân chung của cả nước. ến nay, cả nước có 3,1 triệu NCT hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng; 12,1 triệu NCT có thẻ BHYT; 1,8 triệu NCT nhận trợ cấp hằng tháng và hơn 1,4 triệu NCT hưởng trợ cấp người có công với cách mạng.
Liên quan việc thực hiện chính sách BHYT, BHXH cho NCT, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần ình Liệu cho biết, triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH, BHXH Việt Nam đã cấp thẻ BHYT cho gần 13 triệu NCT, từ 60 tuổi trở lên. Năm 2020, cả nước có thêm gần 1,1 triệu người dân tham gia BHXH tự nguyện, trong đó, tỷ lệ NCT tham gia lớn, đặc biệt là người từ 50 tuổi trở lên. Việc NCT tham gia chính sách BHXH, nhất là BHXH tự nguyện sẽ tạo nền tảng an sinh xã hội lâu dài và bền vững. ề xuất xây dựng đề án và lộ trình cụ thể để thu hút NCT tham gia BHXH tự nguyện, Phó Tổng Giám đốc Trần ình Liệu cho rằng, trước mắt, khi Luật BHXH chưa được sửa đổi, có thể nâng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện theo từng nhóm. ối với nhóm NCT, số tiền hỗ trợ không lớn, dự kiến chưa đến 200 tỷ đồng/năm. "Nếu có đề án, mục tiêu thực hiện theo lộ trình, Việt Nam có thể đạt và vượt kế hoạch về chính sách BHXH, BHYT cho người dân, đặc biệt NCT. Mục tiêu đến năm 2021, BHXH Việt Nam cũng quyết tâm thực hiện bao phủ BHYT hết 5% số NCT thuộc diện hộ nghèo còn lại".
Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương tập trung vào các chính sách liên quan đến NCT, gắn chặt với xóa nghèo đa chiều. Trước thực tế còn khoảng hơn 500 nghìn NCT thuộc diện hộ nghèo chưa có BHYT, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng kế hoạch giao nhiệm vụ cho từng địa phương, nâng cao mức hỗ trợ, tập trung hỗ trợ theo nhóm đối tượng, đặc biệt quan tâm đến nhóm đối tượng NCT. Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tổng hợp các nguồn lực của Nhà nước dành cho đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội, trong đó có NCT, trên tinh thần phân bổ nguồn lực hiệu quả, đúng đối tượng, giảm dần hỗ trợ trực tiếp mà chuyển sang hỗ trợ NCT có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, đồng thời từng bước kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ thông qua chính sách bảo hiểm cho NCT có hoàn cảnh khó khăn.
Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Chiều 30/12, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025" của Thành ủy Hà Nội tổ chức phiên họp thứ nhất. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Ban...