Giải đấu của những bất ngờ
Kể từ khi World Cup và các giải đấu khác trong hệ thống của FIFA cùng các liên đoàn thành viên ra đời, bộ môn bóng đá nam của Olympic không còn được các quốc gia chú trọng.
Với những thay đổi về luật đăng ký cầu thủ bắt đầu từ năm 1992, nó đã trở thành sân chơi của những tài năng trẻ và là cơ hội để họ bước ra ánh sáng.
Đội Olympic Nigeria với tấm Huy chương Vàng lịch sử ở Atlanta 1996. Ảnh: Goal
Tiếng vọng lịch sử
Cho đến trước khi World Cup bóng đá chính thức ra đời và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930, bóng đá tại Olympic có thể xem là một giải vô địch thế giới thu nhỏ. Nhưng điều này đã nhanh chóng chấm dứt khi FIFA tổ chức thành công World Cup và chuyên nghiệp hóa bóng đá trên phạm vi toàn cầu.
Sự xung đột về mặt quản lý giữa FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) và IOC (Ủy ban Olympic quốc tế) cuối cùng đã được giải quyết bằng cách IOC chỉ cho phép các cầu thủ nghiệp dư được thi đấu tại Olympic. Điều này đã dẫn đến sự thống trị trong thời gian dài của các đội bóng Đông Âu, khi các cầu thủ tài năng vẫn được tính là nghiệp dư vì ăn lương bao cấp của nhà nước. Trong khi đó, các nền bóng đá mạnh trên thế giới không còn chú trọng sân chơi Olympic bởi thành tích của các cầu thủ nghiệp dư không ảnh hưởng nhiều đến vị thế của họ.
Mãi đến năm 1984, hai tổ chức mới thống nhất rằng các cầu thủ chuyên nghiệp cũng sẽ được tham dự Olympic. 8 năm sau, tại Olympic Barcelona 1992, lần đầu tiên IOC áp dụng luật các đội bóng dự Olympic chỉ được sử dụng cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi. 4 năm sau, tại Olympic Atlanta 1996, luật thêm một lần được cải tiến khi mỗi đội được phép đăng ký tối đa 3 cầu thủ quá 23 tuổi trong đội hình. Tất cả những thay đổi đều nhắm đến mục tiêu là làm cho môn bóng đá nam ở Olympic hấp dẫn và thu hút khán giả hơn.
Mục đích đó đã đạt được ngay ở Olympic Atlanta 1996, khi đội Olympic Nigeria với thế hệ vàng gồm những danh thủ như Kanu, Okocha, Amokachi…đã giành tấm Huy chương Vàng sau khi đánh bại cả hai đội bóng mạnh nhất Nam Mỹ là Brazil và Argentina. Cho đến tận thời điểm này, chiến tích của “Siêu đại bàng xanh” vẫn luôn được nhắc đến như một trong những ấn tượng đẹp nhất của môn bóng đá tại các kỳ Olympic.
Sân chơi cho tài năng trẻ
Có một thực tế không thể phủ nhận là dù đã liên tục cải tiến để trở nên hấp dẫn hơn, môn bóng đá nam ở Olympic sẽ không bao giờ có được sức hút như World Cup hay EURO. Lý do chính là bởi sự thiếu vắng những ngôi sao hàng đầu thế giới. Với đội hình “U23 3″, hầu hết thành viên các đội bóng đều là những cầu thủ trẻ. 3 suất quá tuổi thì thường được dành cho những cầu thủ ít được sử dụng hoặc không có cơ hội ở đội tuyển quốc gia. Chỉ có vài trường hợp hãn hữu như Neymar, ngôi sao sáng nhất của bóng đá Brazil được triệu tập dự Olympic Rio de Janeiro 2016 vì giải đấu này được tổ chức tại quê hương Brazil và nước chủ nhà khát khao có được tấm Huy chương Vàng bóng đá nam lần đầu tiên trong lịch sử.
Video đang HOT
Không phải các cường quốc bóng đá như Brazil, Đức hay Italia, Hungary mới đang là quốc gia có được thành tích tốt nhất ở môn bóng đá nam tại các kỳ Olympic. Họ đã giành 3 tấm Huy chương Vàng các kỳ Olympic 1952, 1964 và 1968; 1 Huy chương Bạc Olympic 1972 và 1 Huy chương Đồng Olympic 1960.
Tuy vậy, việc trở thành sân chơi cho cầu thủ trẻ tham dự cũng giúp bóng đá nam ở Olympic đáng chú ý hơn, bởi đây có thể là nơi chắp cánh cho nhiều ngôi sao tương lai. Hai ngôi sao lớn nhất của bóng đá thế giới đương đại là Cristiano Ronaldo và Lionel Messi đều đã từng thi đấu ở Olympic. Ronaldo có mặt trong thành phần Olympic Bồ Đào Nha dự Olympic Athens 2004 còn Messi cùng Olympic Argentina còn giành Huy chương Vàng ở Olympic Bắc Kinh 2008.
Ở giải đấu năm nay, khán giả cũng sẽ được chứng kiến những màn trình diễn của các tài năng trẻ hàng đầu thế giới. Nổi bật nhất trong số đó là tiền vệ Pedri của Tây Ban Nha. Cầu thủ sinh năm 2002 đang có những bước thăng tiến vượt bậc trong sự nghiệp khi có suất đá chính ở Barcelona mùa trước và cũng đã thi đấu cực hay ở EURO 2020 vừa rồi.
Với tính chất đặc trưng của các giải đấu dành cho cầu thủ trẻ là sự nhiệt tình và cống hiến, môn bóng đá nam tại Olympic cũng luôn chứng kiến những điều bất ngờ. Ngoài chức vô địch của Nigeria năm 1996, 4 năm sau đó một đội bóng châu Phi khác là Cameroon cũng đã giành tấm Huy chương Vàng ở Olympic Sydney 2000. Những chú ngựa ô luôn luôn xuất hiện là môt yếu tố đặc biệt tạo nên sức hấp dẫn cho bóng đá Olympic.
Rắc rối kìm hãm bóng đá Anh tại Olympic
Bất chấp sự phát triển của Premier League và việc vươn lên thành một trong những quốc gia đào tạo trẻ hay nhất châu Âu, người Anh vẫn để lại ít dấu ấn tại sân chơi Olympic.
Trong lịch sử 125 năm của Olympic, Vương quốc Anh (cùng Hungary) là bộ đôi thành công nhất ở bộ môn bóng đá nam với 3 huy chương vàng. Song lần cuối người Anh ngẩng cao đầu ở thế vận hội đã là câu chuyện của năm 1912. Hơn 100 năm đã trôi qua, giờ người Anh chỉ là cái bóng mờ tại sân chơi Olympic.
Beckham, Lampard hay Gerrard đều chưa từng dự Olympic. Ảnh: Getty.
Sự nghiệp dư của bóng đá Vương quốc Anh tại Olympic
Cả 3 huy chương vàng bóng đá nam của Anh đều giành được trong các trường hợp đặc biệt. Năm 1900, khi bóng đá lần đầu được đưa vào hệ thống thi đấu của Olympic, nhiều quốc gia không đủ người để thành lập đội tuyển tham dự và phải cử CLB đi thay.
Upton Park, một CLB bóng đá nghiệp dư tham dự với danh nghĩa đại diện cho Vương quốc Anh (bao gồm Anh, Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland), đã giành huy chương vàng. Tại Olympic 1908 và 1912, Vương quốc Anh thành lập đội tuyển gồm toàn cầu thủ nghiệp dư và tiếp tục ngẩng cao đầu với thành tích số một.
Nghiệp dư là tính chất đặc biệt của bóng đá nam Vương quốc Anh tại Olympic. Năm 1920, khi Vương quốc Anh vẫn cử các cầu thủ nghiệp dư tham dự OIympic, các quốc gia khác đã chọn cầu thủ chuyên nghiệp. Chỉ muốn bóng đá Olympic là cuộc chơi của các cầu thủ nghiệp dư, Liên đoàn Bóng đá Anh (FA) mâu thuẫn với Liên đoàn Bóng đá thế giới và quyết rời khỏi FIFA.
Từ đó tới giờ, bóng đá Anh hay Vương quốc Anh không thể giành nổi huy chương nói chung tại Olympic. Vị trí tốt nhất của quốc gia tự nhận là "quê hương bóng đá" chỉ là vị trí thứ tư vào năm 1948.
Bất chấp sự phát triển của bóng đá cấp độ ĐTQG lẫn CLB, Vương quốc Anh không thể trở lại thành thế lực ở đấu trường Olympic bởi sự bảo thủ trong việc chỉ sử dụng các cầu thủ nghiệp dư tại sân chơi Thế vận hội. Người Anh từng không thể vượt qua nổi vòng loại trong 3 kỳ thế vận hội liên tiếp (1964, 1968, 1972) chỉ bởi muốn sử dụng những cầu thủ trình độ thấp.
Đến năm 1974, người Anh quyết định không phân biệt giữa cầu thủ nghiệp dư và chuyên nghiệp. Điều này cũng chấm dứt sự tồn tại của Đội tuyển nghiệp dư Anh. Đến thời điểm nhận định được thực tế kỳ quặc này, FA lại quyết định từ chối cử đội hình dự Thế vận hội.
Bóng đá ở cấp độ Olympic vắng người Anh từ năm 1972 đến 2012 cũng một phần vì nguyên nhân này.
Giggs là thủ quân của đội Olympic vương quốc Anh tại thế vận hội London 2012. Ảnh: Getty.
Rắc rối Anh - Vương quốc Anh
Câu đùa phổ biến trong môn quần vợt "Nếu Andy Murray thắng, anh ta là người Vương quốc Anh, nếu thua, Murray là người Scotland" có thể sử dụng để lý giải việc người Anh để lại ít dấu ấn ở sân chơi Olympic.
Tranh chấp, đố kỵ không chỉ tồn tại trong quan điểm giữa người Anh với Scotland hay phần còn lại của Vương quốc Anh, điều này còn trực tiếp làm ảnh hưởng tới cơ hội của bóng đá Anh tại Olympic.
Từ năm 1992, giải vô địch U21 châu Âu được sử dụng làm vòng loại môn bóng đá nam tại Olympic. Các đội tuyển thuộc Vương quốc Anh đã có 3 lần giành vé tới Olympic nhưng không thể tham dự "Thế vận hội" vì mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên.
Scotland giành vé tới Olympic vào năm 1992 và 1996 nhưng không thể tham dự Thế vận hội khi sẽ phải tới với danh nghĩa Vương quốc Anh, điều Liên đoàn Bóng đá Scotland tin rằng sẽ gây nguy hiểm cho vị thế độc lập của đội tuyển quốc gia nước này cùng danh nghĩa "quê hương của bóng đá" (Home Nations) được công nhận bởi FIFA.
Anh giành vé tới Olympic Bắc Kinh 2008 khi về thứ tư tại giải U21 châu Âu 2007 nhưng cũng không thể tới Olympic với lý do tương tự Scotland năm 1992 và 1996.
Năm 2012, khi Olympic được tổ chức tại London (Anh), Vương quốc Anh nghiễm nhiên có vé và tính tới việc cử đội tuyển bóng đá nam dự Olympic lần đầu sau 52 năm. Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland ban đầu bày tỏ sự quan ngại khi vị thế độc lập của các đội tuyển này cùng danh nghĩa "Quê hương bóng đá" có thể bị ảnh hưởng nếu dự Olympic với tư cách Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, Chủ tịch FIFA khi đó, Sepp Blatter, nhấn mạnh điều này sẽ không xảy ra. Song Scotland và Bắc Ireland cũng không cử cầu thủ tham dự Olympic. Và tuyển Vương quốc Anh lần đầu có mặt tại sân chơi Olympic sau 52 năm với thành phần là các cầu thủ Anh và Xứ Wales.
Thủ quân của tuyển Vương quốc Anh là Ryan Giggs cùng các ngôi sao như Daniel Sturridge, Aaron Ramsey hay Micah Richards...
Bóng đá Anh hùng mạnh nhưng để lại rất ít dấu ấn ở sân chơi Olympic.
Trong thời gian diễn ra Olympic 2012, nhiều cầu thủ Vương quốc Anh bày tỏ nguyện vọng được dự Thế vận hội đều đặn trong tương lai. Tuy nhiên, lãnh đạo FA không mặn mà với điều này. Một kế hoạch thực tế cũng được đưa ra nhưng các liên đoàn của Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland lại từ chối.
Điều này kéo theo việc bóng đá Anh không có mặt tại Olympic Rio de Janiero 2016 và Tokyo 2020 bất chấp việc bóng đá trẻ Anh đã có những bước vũ bão trong các năm qua với đại diện là Phil Foden, Mason Mount, Mason Greenwood...
Tính đến lúc này, người Anh đã cử đội hình bóng đá nam tham dự 10 trong 27 kỳ Thế vận hội, số lượng khá khiêm tốn so với trình độ và danh tiếng của họ.
Trong quá khứ, sự bảo thủ trong việc o bế các cầu thủ nghiệp dư là điều khiến người Anh liên tục thất bại tại sân chơi Olympic. Ngày nay, mâu thuẫn giữa Anh, Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland khiến họ bỏ qua cơ hội thi đấu ở sân chơi thể thao danh giá.
Với riêng bóng đá Anh, việc chỉ là điểm mờ ở đấu trường Olympic là điều buồn cho nền túc cầu luôn tự nhận giàu truyền thống này. Tại Olympic 2020, Vương quốc Anh gạt bỏ mâu thuẫn để cử đội bóng đá nữ tham dự.
Song rõ ràng, nếu Harry Kane, Phil Foden, Mason Mount hoặc ít nhất James Maddison, Mason Greenwood của ngày nay, hay David Beckham, Steven Gerrard, Wayne Rooney, Frank Lampard của quá khứ có mặt ở sân chơi Olympic, màu sắc của bóng đá Anh sẽ nổi trội hơn nhiều.
Olympic Tokyo 2020: Những ngôi sao đáng chờ đợi nhất của môn bóng đá nam Môn bóng đá nam ở Olympic Tokyo 2020 hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn với sự xuất hiện của những ngôi sao dưới đây: 1. Pedri (Tây Ban Nha) Cầu thủ Pedri. Ảnh Getty Images Pedri là một trong số những cầu thủ thi đấu nổi bật nhất tại Vòng chung kết (VCK) EURO 2020. Anh đã thi đấu liên tục trong hành...