Giải đáp thắc mắc sùi mào gà có tự khỏi được không?
Những bệnh nhân khi phát hiện mắc sùi mào gà thông thường đều có tâm lý e ngại, cảm thấy xấu hổ nên không chủ động thăm khám, điều trị kịp thời. Suy nghĩ này khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
1. Sùi mào gà là gì?
Một trong số các bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay là sùi mào gà. Mầm bệnh xuất hiện từ virus Human Papilloma hay còn có tên gọi là virus HPV. Chủng HPV có nhiều loại virus khác nhau, tuy nhiên phần lớn các chủng của HPV đều không thể hiện triệu chứng rõ rệt.
Do đó, bệnh nhân khó có thể phát hiện tình trạng bệnh và khả năng lây lan của bệnh. Vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi rằng bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không?
Hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà:
HPV là một loại virus gây ra tổn thương trên bề mặt da, niêm mạc với nhiều mụn cóc, các mụn thịt u nhú, sần sùi. Tuy nhiên, lưu ý rằng không phải chủng HPV nào cũng gây ra bệnh cho con người. Một số loại HPV nguy hiểm có thể nhắc đến như HPV-2, HPV-11, HPV-18,… Thống kê cho biết có tới 40 chủng virus HPV gây bệnh, tuy nhiên chủ yếu là các bệnh xã hội và xuất hiện ở cả nam và nữ.
Các tổn thương xảy ra khi người bệnh mắc sùi mào gà thường tập trung xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Có nhiều trường hợp bệnh sùi mào gà còn xuất hiện ở cả lưỡi, họng và miệng.
Trong đó các chủng HPV-8 và HPV-18 có thể gây tổn thương cho tử cung của người phụ nữ và khả năng dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung rất cao ở nữ giới lên tới 70%.
Sùi mào gà do virus nào gây nên?
Các bác sĩ cho biết rằng phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh sùi mào gà hơn so với nam giới do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới phục tạp hơn. Chưa kể nữ giới còn tiếp nhận tinh dịch từ nam giới và chịu khả năng lây nhiễm cao hơn.
Đây là căn bệnh gây nguy hiểm cho cả nam và nữ – Ảnh Internet
Tuy nhiên, đây là căn bệnh nguy hiểm cho cả nam và nữ. Đa số các bệnh nhân nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì bệnh sẽ chuyển biến nặng dẫn đến các căn bệnh khác nguy hiểm như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo. Đặc biệt nếu không tìm được cách chữa bệnh sùi mào gà ở nam giới thì khả năng nam giới bị vô sinh rất cao.
2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh sùi mào gà
Muốn giải đáp sùi mào gà có tự khỏi được không thì cần phải hiểu rõ triệu chứng của bệnh. Các căn bệnh đều có các dấu hiệu, triệu chứng và thời gian ủ bệnh khác nhau. Do đó, bệnh sùi mào gà khi khám các triệu chứng thường biểu hiện chậm, có thời gian ủ bệnh tương đối lâu, có người có thời gian ủ bệnh vài tháng, thậm chí lên đến vài năm.
Điều này khiến người bệnh không chủ động được, khi phát hiện bệnh thì bệnh thường đã chuyển qua giai đoạn nặng hơn và gây ra những ảnh hưởng đến người bệnh.
Đối với mỗi vị trí khác nhau thì các triệu chứng của bệnh sùi mào gà cũng khác nhau, tuy nhiên mọi người vẫn có thể quan sát được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như sau:
- Xuất hiện các nốt sần, mụn cóc, mụn thịt nhỏ, chạm vào có cảm giác hơi mềm và có thể có cuống hoặc không.
- Các mụn sần, mụn cóc của sùi mào gà thường không gây ra bất cứ cảm giác đau nhức nào nên mọi người thường ít quan tâm mà mặc kệ chúng.
- Thời gian bệnh phát triển lâu dài, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Các triệu chứng sùi mào gà phổ biến là mọc mụn cóc sần sùi.
Video đang HOT
Triệu chứng mọc sùi mào gà – Ảnh Internet
- Trình trạng bệnh nặng thì các mụn thịt này sẽ phát triển với kích thước lớn hơn, dễ bị ra máu.
- Các mụn thịt phát triển thành các gai hoặc lá có kích thước lớn và tạo thành từng chùm, từng mảng khiến người bệnh khó chịu, tị ti.
- Nữ giới các nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở xung quanh cổ tử cung, quanh niệu đạo, hậu môn.
- Nam giới thường xuất hiện sùi mào gà ở dương vật, rãnh bao quy đầu, hậu môn hoặc da bìu.
Đối với trường hợp mắc bệnh sùi mào gà kèm theo các bệnh xã hội như lậu, giang mai thì bệnh sẽ tiến triển nhanh và nặng hơn. Các nốt sùi mào gà có thể to hơn, phát triển một cách nhanh chóng với kích thước lớn.
Tình trạng bệnh nặng các nốt sần rất to, ửng đỏ, có thể có dịch bên trong và chảy ra bốc mùi khó chịu.
- Các nốt mụn cóc có thể phát triển với kích thước lớn.
Tổng quan, các triệu chứng của bệnh sùi mào gà không gây ra bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng thì người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu trong việc đi lại do vận động hoặc cọ xát với các mụn cóc, mụn thịt lớn.
3. Sùi mào gà có tự khỏi được không?
Nhiều người thắc mắc rằng sùi mào gà có tự khỏi được không? Thực tế, hiện nay mới chỉ có vaccine để phòng ngừa bệnh và chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà.
Do đó, thực tế cho thấy bệnh sùi mào gà không thể tự khỏi được. Một số bác sĩ cũng cho biết rằng các bệnh nhân mắc sùi mào gà nhưng không gây ra khó khăn hay triệu chứng nào và chủng HPV cũng không nguy hiểm cho cơ thể thì có thể không điều trị.
Sùi mào gà có tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều người mắc bệnh – Ảnh Internet
Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bị ngứa ngáy, bỏng rát thì cần đến viện để khám và điều trị kịp thời.
Đối với những trường hợp mắc bệnh sùi mào gà nặng thì cần được bác sĩ theo dõi và nhận điều trị. Biện pháp điều trị sùi mào gà được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng tia laser, đốt điện để đốt cháy phần da sần sùi. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp khắc phục khả năng lây lan chứ không thể tiêu diệt virus trong cơ thể.
Giải đáp bệnh sùi mào gà có chữa được không như sau:
Cách chữa bệnh sùi mào gà đối với những bệnh nhân chỉ mới có biểu hiện nhẹ, xuất hiện một vài chấm nhỏ màu hồng nhạt nổi li ti trên da thì sẽ được bác sĩ kê toa thuốc. Các loại thuốc được sử dụng trong thời gian điều trị sùi mào gà là thuốc bôi, được trực tiếp bôi lên các nốt sần nhằm tiêu diệt các mô tế bào gây ra bệnh.
Ngoài ra nếu bệnh sùi mào gà xuất hiện ở quanh âm hộ, âm đạo thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dung dịch Podophyllotoxine 20 – 25% hoặc Trichloactic acid để chấm trực tiếp lên vết thương. Lưu ý rằng biện pháp này hoàn toàn không được áp dụng đối với các nốt sần sùi ở khu vực cổ tử cung.
Hiện nay các cơ sở, phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh cho bệnh nhân mắc sùi mào gà khá nhiều. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ sở mà chất lượng khám, chuẩn đoán sẽ khác nhau. Vì vậy khi nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi có thể lây lan ra những bộ phận khác trên cơ thể. Tình trạng này xuất hiện do một số chủng virus HPV.
Tổng quát về sùi mào gà
Sùi mào gà là những vết mụn cóc có màu giống da, xuất hiện do virus HPV. Chúng có thể xuất hiện ở những bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như sùi mào gà ở lưỡi, môi, bàn tay hoặc vùng sinh dục. Đây là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người.
Sùi mào gà ở lưỡi có lây không? Có, vậy Vì sùi mào gà có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể, nên bạn có thể bị sùi mào gà ở lưỡi. HPV ở miệng nói chung và lưỡi nói riêng cũng là một tình trạng phổ biến. Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 7% dân số Hoa Kỳ bị nhiễm HPV ở miệng.
Sùi mào gà có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc da kề da.
Các loại sùi mào gà ở lưỡi
Các chủng HPV khác nhau có thể gây ra sùi mào gà ở lưỡi. Các loại sùi mào gà phổ biến có thể được tìm thấy trên lưỡi bao gồm:
- Squamous papilloma: Những mụn cóc giống như bông súp lơ có màu trắng, là kết quả của virus HPV chủng 6 và 11.
- Verruca vulgaris (mụn cơm thông thường): Loại sùi mào gà này có thể phát triển trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả lưỡi, và thường bắt gặp ở bàn tay nhất. Những mụn cóc này do virus HPV 2 và 4 gây ra.
- Focal epithelial hyperplasia: Còn được gọi là bệnh Heck, những tổn thương này có liên quan đến virus HPV 13 và 32.
- Condyloma acuminata: Những tổn thương này có ở bộ phận sinh dục, nhưng có thể lây lan sang lưỡi khi quan hệ tình dục bằng miệng. Nó có liên quan đến HPV 2, 6 và 11.
Nguyên nhân của sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi có thể xuất hiện sau khi quan hệ tình dục bằng miệng, nếu bạn tình của bạn bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn tình của bạn bị nhiễm virus HPV ở miệng, thì bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi hôn.
Nếu bạn dùng tay chạm vào sùi mào gà rồi đưa phần tay đó vào miệng, bạn cũng có thể phát triển mụn cóc trên lưỡi. Ví dụ, nếu bạn cắn móng tay, bạn có thể đưa virus gây ra sùi mào gà từ ngón tay vào miệng.
Có một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị sùi mào gà ở lưỡi, bao gồm:
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu, khiến cơ thể khó chống lại virus hơn
- Đứt tay hoặc trầy xước, virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết nứt trên da
Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi
1. Sùi mào gà tự biến mất
Một số loại sùi mào gà sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này có thể mất hàng tháng và hàng năm.
Mặc dù sùi mào gà ở lưỡi thường vô hại, nhưng chúng có thể gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Điều này phụ thuộc vào kích thước của mụn cóc, và liệu chúng có gây đau đớn hoặc khó khăn khi ăn hay nói chuyện hay không.
Trong khi đợi mụn cóc do sùi mào gà biến mất, hãy thử ăn ở bên miệng đối diện với vùng bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm giảm kích ứng, và cũng làm giảm khả năng cắn vào mụn.
2. Áp dụng y tế
Bạn cũng có thể nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ da liễu khi sùi mào gà ở lưỡi không biến mất hoặc phát triển lớn hơn. Bạn cũng cần biết các bước xét nghiệm sùi mào gà ở lưỡi như thế nào, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Một trong những cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi đối với tình trạng mụn cóc không chịu biến mất, là phương pháp áp lạnh. Quy trình này sử dụng nitơ lỏng lạnh để làm đông cứng các mô bất thường.
Một lựa chọn khác là đốt điện. Đốt điện sử dụng một dòng điện mạnh để cắt qua mụn cóc do sùi mào gà gây ra, và loại bỏ các tế bào hoặc mô bất thường.
Cả hai phương pháp điều trị đều có tác dụng đối với các loại sùi mào gà khác nhau phát triển trên lưỡi.
Những điều cần lưu ý khi mắc sùi mào gà trên lưỡi
Vì virus HPV - dù có gây ra sùi mào gà hay không - có thể lây truyền khi tiếp xúc da kề da, nên cách chắc chắn duy nhất để ngăn ngừa lây nhiễm sùi mào gà và các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khác là kiêng mọi tiếp xúc thân mật và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, điều này không hề thực tế, bởi quan hệ tình dục là nhu cầu sinh lý cơ bản của người trưởng thành. Bởi sùi mào gà ở lưỡi rất dễ lây lan, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn biết cách bảo vệ bản thân, bằng những cách sau:
- Chích ngừa HPV: Vắc xin ngừa HPV giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây qua đường tình dục nói chung và sùi mào gà nói riêng. Những đối tượng nên chích vắc xin này bao gồm thanh thiếu niên từ 11 đến 26 tuổi, người lớn từ 45 tuổi trở xuống.
- Không quan hệ tình dục hoặc hôn sâu: Đặc biệt khi biểu hiện của sùi màu gà ở lưỡi đã xuất hiện rõ ràng.
- Chia sẻ tình trạng sức khoẻ: Bạn và bạn tình nên thường xuyên trao đổi tình trạng sức khoẻ sinh sản với nhau, để cùng phòng người và điều trị các bệnh có thể lây qua đường tình dục.
- Không chạm vào sùi mào gà trên lưỡi: Điều này sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn
- Bỏ hút thuốc: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ nhiễm HPV 16 trên miệng cao hơn ở những người hút thuốc lá.
Một số người tin rằng họ sẽ chỉ nhiễm HPV khi bạn tình xuất hiện sùi mào gà. Hãy nhớ rằng một số chủng HPV tạo ra sùi mào gà, và một số chủng HPV có rất ít hoặc không có dấu hiệu nào bên ngoài. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể nhiễm HPV mà không xuất hiện sùi mào gà.
Không chạm vào sùi mào gà ở lưỡi!
Đừng nhầm sùi mào gà ở lưỡi với các tình trạng sau
Tất nhiên, không phải mọi vết sưng trên lưỡi đều là sùi mào gà. Các khả năng khác bao gồm lở miệng, nhiệt miệng, hoặc một vết loét vô hại hình thành trên lưỡi hoặc nướu.
Tổn thương trên lưỡi cũng có thể là:
- Chấn thương (u xơ do chấn thương)
- U nang
- Biểu hiện của bệnh giang mai
Gặp nha sĩ hoặc bác sĩ da liễu để chẩn đoán bất kỳ tổn thương bất thường nào xuất hiện trong miệng của bạn.
Tin tưởng người yêu đồng giới, hotboy mắc bệnh xã hội Đó là câu chuyện buồn của một chàng trai có ngoại hình điển trai, cao ráo đúng chuẩn hotboy của giới trẻ khi tới khám tại bệnh viện. Sau phút ngập ngùng, chàng trai trẻ cuối cùng cũng chia sẻ tình trạng của mình. T - tên của chàng trai, là nhân viên văn phòng tại Hà Nội quen và yêu đương một...