Giải đáp những thắc mắc dễ gây hiểu sai khiến phụ nữ sau sinh tránh thai không hiệu quả
Rất nhiều phụ nữ sau sinh khi gần gũi với chồng lo lắng rằng mình chưa có kinh có thai không? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp những thắc mắc này cho mẹ sau sinh.
Vấn đề tránh thai sau sinh của phụ nữ luôn là vấn đề cần được quan tâm. Đặc biệt, rất nhiều mẹ sau sinh không dám gần gũi chồng vì sợ dính bầu. Cũng không ít người cho rằng, sau sinh chưa có kinh thì không có thai nên thoải mái thả. Vậy thực chất sau sinh chưa có kinh có thai không thì không phải phụ nữ nào cũng biết.
1. Sau sinh bao lâu phụ nữ có kinh nguyệt trở lại?
Như đã biết, mang thai là quãng thời gian người phụ nữ cảm thấy thoải mái vì không gặp phải phiền phức do quá trình hành kinh gây ra. Vậy sau bao lâu thì phụ nữ sau sinh sẽ có kinh trở lại?
Thực chất, không thể giải đáp chính xác tình trạng này. Do kinh nguyệt không trở lại một cách chính xác ở phụ nữ sau sinh. Đối với mỗi phụ nữ sau sinh, kỳ kinh nguyệt quay trở lại khác nhau. Tuy nhiên, cũng có một vài vấn đề cụ thể của quá trình có kinh nguyệt trở lại của phụ nữ sau sinh như sau:
- Phụ nữ cho con bú sau sinh, khó có thể xác định được chu kì kinh nguyệt quay trở lại bởi vì khi trẻ bú sữa mẹ sẽ khiến cơ thể mẹ tiết ra chất prolactin và chất này làm giảm khả năng rụng trứng xuống tới 1/3, đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ cho bé bú sữa mẹ làm kéo dài thời kỳ chu kì kinh nguyệt trở lại hơn.
Sau sinh chưa có kinh có thai không thì câu trả lời là có nếu bạn không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục – Ảnh Internet
- Phụ nữ không cho con bú sau sinh, kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại sớm nhất là 12 tuần sau khi sinh.
Tuỳ thuộc vào cơ địa của người phụ nữ, khả năng có kinh nguyệt trở lại cũng khác nhau.
Video đang HOT
- Khi cho con bú, kì kinh nguyệt có thể trở lại sau khi mẹ bầu hết sản dịch hoặc từ 2 đến 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có những mẹ sau 7 đến 8 tháng sau sinh mới có kinh nguyệt, thậm chí có mẹ có tới 10 tháng sau sinh mới có kinh trở lại. Điều này không quá đáng lo ngại, nên mẹ sau sinh có thể an tâm về tình trạng này.
Ngoài ra, cũng có nhiều phụ nữ hoàn toàn không có kinh trong thời gian cho con bú.
Cũng có trường hợp mẹ có thể có kinh trở lại sau đó lại ngưng. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh này cũng không quá đáng lo ngại.
2. Sau sinh chưa có kinh có thai không nếu quan hệ vợ chồng?
Thực hiện quan hệ vợ chồng trở lại sau khi sinh có thể khiến phụ nữ lo lắng một vài vấn đề. Câu hỏi được đặt ra rằng sau sinh chưa có kinh có thai không khi thực hiện quan hệ vợ chồng.
Nhiều mẹ quan niệm rằng sau khi sinh mà chưa có kinh nguyệt thì sẽ không có thai trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì sau sinh quan hệ tình dục không bảo vệ vẫn có thể khiến mẹ có thai.
Do đó, để tránh có thai ngoài ý muốn, mẹ cần sử dụng các biện pháp tránh thai dù sau sinh chưa có kinh trở lại.
Sau sinh quan hệ tình dục không bảo vệ vẫn có thể khiến mẹ có thai – Ảnh Internet
2.1. Cho con bú hoàn toàn sẽ không có thai đúng hay sai?
Không ít mẹ cho rằng cho con bú hoàn toàn sau khi quan hệ tình dục sẽ không có thai. Vì theo bác sĩ cho biết, việc nuôi con bằng sữa mẹ cho thấy tỉ lệ tránh thai cao lên tới 98%.
Điều này xảy ra do khi cho con bú, cơ thể mẹ có thể tiết ra hormone nội tiết tố prolactin, đây là loại hormone làm ức chế hoạt động của buồng trứng và làm trì hoãn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh.
Biện pháp cho con bú vô kinh còn được biết là cách tránh thai sau sinh hiệu quả dành cho mẹ mới sinh, an toàn và hiệu quả nếu được áp dụng đúng cách.
Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp có thời hạn và chỉ phát huy được tác dụng ở một thời gian nhất định. Đối với mỗi phụ nữ khác nhau sẽ xảy ra các hiện tượng khác nhau và quá trình này không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả.
Thời điểm 6 tháng sau sinh, khi trẻ ăn dặm thì cho con bú là biện pháp ít đem lại hiệu quả ngừa thai rõ rệt nhất. Ngoài ra, các vấn đề tác động khác như chế độ dinh dưỡng, tâm lý sau sinh hoặc chế độ nghỉ ngơi cũng sẽ có ảnh hưởng tới quá trình này. Vì vậy, cho con bú không phải là biện pháp đem lại hoàn toàn hiệu quả giúp mẹ cản trở khả năng thụ thai.
Bổ sung kiến thức cho mẹ sau sinh qua bài viết: Kinh nguyệt sau khi sinh? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh?
Cho con bú không phải là biện pháp đem lại hoàn toàn hiệu quả giúp mẹ cản trở khả năng thụ thai – Ảnh Internet
2.2. Không thấy kinh nguyệt thì không thụ thai?
Rất nhiều mẹ sau sinh lầm tưởng rằng không thấy kinh nguyệt thì không thụ thai. Các chuyên gia y tế cho biết rằng, dù cơ thể có thể chưa có kinh nguyệt trở lại sau sinh, tuy nhiên trứng vẫn rụng bình thường vì vậy, khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra dù không thấy kinh nguyệt.
Hiện tượng máu kinh cho biết rằng phụ nữ đang rụng trứng, tuy nhiên lần rụng trứng đầu tiên sau khi sinh có thể diễn ra trước khi kì kinh nguyệt của bạn xuất hiện và điều này đồng nghĩa với việc không nhất định phải xuất hiện hiện tượng hành kinh thì trứng mới rụng. Do đó, quan hệ tình dục không an toàn lúc này vẫn khiến phụ nữ có thể mang thai ngoài ý muốn.
- Mẹ có thể áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác sau sinh, không nên chủ quan vì có thể mang thai ngoài ý muốn. Một số biện pháp có thể áp dụng như: sử dụng bao cao su, để chồng xuất tinh ngoài,…
Phụ nữ đã từng sinh nở bị bệnh này hãy "bơi" vào đây để biết
Són tiểu là căn bệnh khó nói và thường gây xấu hổ cho chị em phụ nữ. Hầu hết mọi người đều âm thầm chịu đựng mà ít chia sẻ để tìm cách khắc phục.
Chị L.T.M ở Thuận Thành, Bắc Ninh, 46 tuổi đã sinh 2 con nhưng cả ngày chị phải đóng bỉm vì "nước tiểu cứ tự nhiên rỉ ra" không kìm được. Chị đã phải sống với căn bệnh này đến nay đã 10 năm. Chị M cho biết, lúc trước chị bị nhẹ nước tiểu chỉ bị rỉ ra sau khi ho, hoặc nhảy mạnh, sau này bệnh nặng hơn nước tiểu cứ chảy ào ào mất kiểm soát. Bản thân luôn cảm thấy mất tự tin, rất xấu hổ nhưng chị cũng không đi khám ở bệnh viện mà âm thầm chịu đựng.
Theo TS. BS. Lê Thị Anh Đào, Trưởng khoa A5 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trường hợp của chị M là són tiểu. Đây không phải là bệnh do lớn tuổi gây ra, cũng không phải là bệnh tất yếu xảy ra sau sinh đẻ nhưng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Theo thống kê cứ 10 phụ nữ 20-55 tuổi có 1-3 người bị són tiểu. Khoảng 20%-50% người bị són tiểu mức độ nặng. Són tiểu gây xấu hổ, thiếu tự tin do mất vệ sinh, gây mùi khó chịu.
TS. Đào cũng cho biết thêm, chị em dễ mắc căn bệnh này do sinh con nhiều lần, sinh con to. Trong quá trình sinh đẻ có rách cửa mình nhiều,có mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước. Bệnh còn gặp ở phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.
Cũng theo TS. Đào, có 3 loại són tiểu thường gặp một là tiểu không kiểm soát được do gắng sức, thường xảy ra ở phụ nữ do sự suy yếu của các cơ vùng tầng sinh môn và cơ thắt cổ bàng quang kiểm soát sự đi tiểu. Dưới ảnh hưởng gia tăng áp lực ổ bụng, nước tiểu sẽ tự động thoát ra ngoài.
Thứ hai, là tiểu không kiểm soát do nguyên nhân thần kinh.
Thứ ba là són tiểu hỗn hợp nhiều nguyên nhân.
Són tiểu là căn bệnh khó nói và gây xấu hổ cho hầu hết chị em phụ nữ, tuy nhiên bệnh có thể cải thiện được (ảnh minh hoạ)
Khi bị bệnh són tiểu thường xuất hiện trong lúc cười, ho, rặn, hắt hơi, chạy, nhảy, mang vật nặng,lúc giao hợp, hoặc khi mắc tiểu là phải đi tiểu ngay mà cũng không kịp. Hoặc chị em sẽ bị đi tiểu bất thường: tiểu lắt nhắt nhiều lần, đi tiểu đêm, đái dầm, nước tiểu tự trào ra, phải rặn tiểu, đi tiểu xong còn muốn tiểu nữa nhưng không ra giọt nào...
Bên cạnh đó, són tiểu còn có thể do các yếu tố nguy cơ khác gây ra như: Béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, ho kéo dài, uống nhiều nước, cà phê, bia, rượu, hút thuốc lá. Hoặc do một số loại thuốc uống điều trị bệnh khác đang điều trị xạ trị vùng chậu, chấn thương cột sống...
Với những người bị són tiểu ở múc nhẹ có thể tự tập Kegel. Đây là bài tập dành riêng cho vùng cơ sàn chậu, giúp tăng cường và hỗ trợ cơ quan sinh dục. Vùng cơ này nằm ở dưới vùng chậu, giữa 2 chân ở vùng thắt lưng. Bài tập này là phương pháp an toàn để cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp phụ nữ lấy lại sự săn chắc và khỏe mạnh cho âm đạo. Từ đó, giúp giảm nguy cơ mất kiểm soát tiết niệu và đường ruột. Giảm nguy cơ rò rỉ đường tiết niệu. Giảm nguy cơ sa dạ con với phụ nữ sinh thường.
Đối với những chị em bị bệnh lâu và nặng cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ tiên lượng có cần can thiệp phẫu thuật hay không.
Bún dù ngon tới mấy nhưng 4 nhóm người sau không nên động đũa, kẻo có ngày nhập viện Bún không phải là thực phẩm độc hại. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người làm bún có thể cho thêm hàn the, chất tẩy trắng. Các chất này gây hại đến sức khỏe người ăn. Người bị đau dạ dày, đại tràng không nên ăn bún Những người bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn bún. Nguyên nhân là do...