Giải đáp 6 điều khách du lịch thường thắc mắc
Nguy cơ thiệt mạng trên đường du lịch, lý do nhà nghỉ bình dân được chấm điểm cao hơn khách sạn 5 sao… là những điều nhiều người tò mò.
Dưới đây là những câu hỏi được nhiều khách du lịch thắc mắc nhất, theo thống kê từ SCMP .
Tại sao người Thái Lan ít nói tiếng Anh?
Nhiều người Thái nói tiếng Anh giỏi nhưng du khách khó có thể bắt gặp những người bán đồ lưu niệm trong chợ đêm hay lái xe có thể sử dụng ngôn ngữ này trôi chảy. “Bí ẩn” này khiến nhiều khách du lịch và các blogger du lịch quan tâm, vì đây là một trong những quốc gia đón nhiều khách quốc tế nhất thế giới, với trung bình hơn 40 triệu khách mỗi năm.
Chợ nổi Damnoen Saduak ở miền tây Thái Lan. Ảnh: Shutterstock
Một trong những giả thuyết được đưa ra là Thái Lan chưa bao giờ trở thành thuộc địa. Tiếp đó là theo hệ thống giáo dục, trẻ em được học tiếng Anh thiên về ngữ pháp. Rất nhiều người Thái giao tiếp thuần thục bằng tiếng Anh, nhưng khách du lịch sẽ không gặp họ tại những tiệm đồ lưu niệm trong chợ đêm hay, cửa hàng cho thuê xe máy.
Phần lớn người dân không có thời gian dành hàng giờ trong các lớp học thêm buổi tối để hoàn thiện khả năng phát âm của mình. Những người làm trong ngành dịch vụ du lịch có thể giao tiếp cơ bản để phục vụ công việc của mình. Tuy nhiên, họ cũng không gặp khó khăn vì không thông thạo tiếng Anh. Không vị khách nào từ chối một buổi massage kiểu Thái chỉ vì nhân viên không thể vừa xoa bóp, vừa thảo luận với họ về các vấn đề bằng tiếng Anh.
Tại sao một số khách sạn đặc biệt quan tâm đến việc khách viết đánh giá càng sớm càng tốt?
Trong nhiều chuyến du lịch, Tim Pile, cây bút của SCMP , thường được các quản lý khách sạn hỏi liệu anh có thể đánh giá tích cực cho khách sạn ngay lập tức được không, sau khi nhận được lời khen ngợi từ anh. Một số trường hợp, các yêu cầu này được đưa ra ở mức độ khẩn thiết xen lẫn tuyệt vọng.
Câu trả lời cho hành động đặc biệt quan tâm này chính là các cơ sở lưu trú tốt hay xấu trong mắt khách định thuê phòng, phụ thuộc vào các đánh giá mới nhất của người vừa ghé thăm. Pile cho rằng đây là giải thích hợp lý. Bởi, rất ít du khách chịu dành thời gian đọc hết hàng trăm đánh giá cũ mà chỉ đọc những bình luận mới nhất để quyết định đặt phòng hay bỏ qua một khách sạn. Nếu một số bình luận gần nhất đánh giá tiêu cực, khách sạn rất cần các lời khen ngợi bù đắp lại, và để đẩy các bình luận xấu xuống vị trí thấp hơn, ít người để ý.
Vì sao các khách sạn dành cho giới trẻ thường đạt điểm cao hơn khách sạn 5 sao trên một số trang web đặt phòng?
Khi đặt phòng trên các trang website, bạn sẽ tìm thấy điều bất thường. Các nhà nghỉ, khu lưu trú dành cho phượt thủ thường có điểm cao hơn một số nơi sang trọng, cao cấp. Một phòng trong ký túc xá với 8 giường ở Moskva, Nga lại được chấm 9,4 điểm. Trong khi một khách sạn 5 sao khác ở Hong Kong chỉ có 9,3 điểm.
Video đang HOT
Vì sao một chiếc đệm mỏng với giường tầng trong một căn phòng sơ sài, đông người lại có thể được nhiều du khách yêu thích hơn căn phòng sang trọng trong khách sạn cao cấp? Theo Pile, giới trẻ hiện nay chấm điểm cao, phản hồi tích cực cho một cơ sở lưu trú phụ thuộc vào những niềm vui tại đó như tiệc tùng thoải mái, không khí dễ chịu… Sạch sẽ, sang trọng hay tiện nghi không phải là điều các phượt thủ, hay giới trẻ du lịch với ngân sách tiết kiệm quá quan tâm. Hơn nữa, những đối tượng này lại rất tích cực chấm điểm khách sạn, nhà nghỉ bình dân trên các nền tảng đặt phòng.
Tại sao ảnh của các nhà trọ đăng trên mạng thường xấu?
Nhiều chủ khách sạn tầm trung và bình dân vẫn kiên quyết ưu tiên mô tả vị trí, cảnh đẹp của khách sạn nơi mình cho thuê hơn đầu tư vào hình ảnh. Họ lý giải rằng không đủ khả năng chi trả cho một thợ ảnh chuyên nghiệp như các khách sạn cao cấp. Pile cho rằng đây là một suy nghĩ sai lầm: “Chẳng du khách nào bận tâm đến việc bạn miêu tả khách sạn của mình đẹp hay tiện lợi ra sao. Cái họ cần là một bức ảnh để lột tả hết mọi thứ”.
Và phần lớn các chủ khách sạn vẫn tiếp tục cho đăng các bức ảnh mờ nét, hay khung cảnh chụp bãi để xe của khách vào một ngày mưa thay vì khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, phòng ốc sạch đẹp hay các bãi biển cát trắng.
Có dễ chết khi đi du lịch không?
Năm 2019, có khoảng 1,5 tỷ lượt khách đi du lịch quốc tế, nhưng nguy cơ tử vong rất thấp. Số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy ít nhất 59.000 người chết vì bệnh dại mỗi năm. Nhưng mọi người mới biết đến một trường hợp du khách chết vì chó dại cắn khi đi du lịch. Nạn nhân là Birgitte Kallestad, người Na Uy. Cô bị một con chó đi lạc cắn tại một con phố ở Philippines. Năm 2018, có khoảng 430 người dân Myanmar thiệt mạng do chất nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra. Nhưng mới chỉ có một trường hợp liên quan đến du khách vào năm 2019 được báo chí đưa tin. Nạn nhân là một du khách Đức, vô tình dẫm phải một quả mìn khi đang đi bộ đường dài.
Du khách đến Philippines thường bắt gặp nhiều chó lang thang trên đường phố. Ảnh: Shutterstock
Tại sao hành khách bị rơi khỏi du thuyền giữa đại dương?
Theo Cruise Critic , có 4 lý do chính khiến hành khách bị rơi xuống nước: tai nạn, tự tử, hành vi dại dột (chụp ảnh selfie ở nơi nguy hiểm, nghịch dại) và say xỉn. Khi sự cố xảy ra, tàu phải quay đầu, tắt máy và thả xuồng cứu hộ để triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn. Các thiết bị cứu hộ được ném xuống, các tàu khác trong vùng lân cận được cảnh báo và yêu cầu hỗ trợ tìm kiếm.
"Sugar baby" trải lòng: Tôi cảm thấy hối hận vì khoảng thời gian "sai lầm"
Trả lời phỏng vấn với tờ Insider, một 'sugar baby' người Mỹ đã miêu tả lại 'công việc' của mình trong 3 năm và khẳng định cảm thấy hối hận vì khoảng thời gian 'sai lầm'.
Góc khuất trang web mại dâm "núp bóng" hẹn hò dưới hình thức "sugar daddy-sugar baby" là một vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận. Tìm hiểu về vấn đề này, tờ Insider trước đây từng liên hệ mới một "cựu sugar baby" tên Lily, dưới 30 tuổi. Lily cho biết, cô đã coi các cuộc hẹn với "sugar daddy" giống một công việc kiếm ra tiền trong vòng 3 năm kể từ khi cô tốt nghiệp đại học vào năm 2014.
Lily chia sẻ, sau khi tốt nghiệp đại học, cô quay trở về quê và làm việc cho một cửa hàng thiết kế giày. Trái ngược với mong đợi ban đầu, Lily chỉ kiếm được khoảng 12 USD 1 giờ làm việc (đã bao gồm cả tiền "hoa hồng", tính ra, tiền công 1 tuần của cô chỉ được khoảng 400 USD.
Lily nói: "Khi ấy, tôi rất nóng lòng được dọn ra ở riêng. Và rồi tôi gặp một người phụ nữ, cô ấy đã chỉ cho tôi trang web SeekingArrangement và về số tiền cô ấy kiếm được nhờ các cuộc hẹn. Sau đó, tôi đã quyết định dọn ra ngoài và tham gia trang web".
Những kiểu người trên trang web
"Sugar baby" tiết lộ, sau khi gia nhập trang web hẹn hò, cô nhận được tin nhắn đến từ nhiều kiểu người khác nhau.
Lily kể lại: "Tôi đã gặp đủ mọi loại người. Có một người kỳ quặc đã gửi tin nhắn yêu cầu tôi chụp đôi tất cũ của mình cho anh ta. Sau đó, anh ta ngỏ ý muốn mua lại đôi tất đó với giá 10 USD và đề nghị mua tặng tôi một đôi tất khác. Tôi đã không trả lời, bởi đây không phải loại bưu kiện tôi muốn gửi đi. Nhưng đó chỉ là một trong số những tình huống éo le tôi gặp trên SeekingArrangement".
Người phụ nữ trẻ cho biết thêm, có một vài người đàn ông khác cũng chủ động nhắn tin cho cô. Họ đã tự giới thiệu về bản thân với "sugar baby" từ hoàn cảnh gia đình, đối với những người đã kết hôn họ cũng giải thích lý do gia nhập trang web hẹn hò này. Bên cạnh đó, những người đàn ông này còn "ra giá" và nêu rõ những yêu cầu về mối quan hệ họ mong muốn.
Lily chia sẻ: "Theo những gì tôi thấy, mức giá họ đưa ra dao động trong khoảng 300-2.000 USD và hầu như tất cả bọn họ đều muốn quan hệ tình dục. Rất nhiều người đã kết hôn nhắn tin cho tôi, nhưng đó không phải kiểu người tôi sẽ tiếp chuyện. Tôi không mong trở thành một phần bí mật mà người đàn ông giấu vợ họ".
Các cuộc hẹn
Lily cho biết, cuộc hẹn đầu tiên của cô diễn ra tương đối bình thường, bởi cô không muốn thảo luận trực tiếp về "giá cả" nên họ chỉ gặp gỡ và chuyện trò ở quầy bar tại thành phố New York (Mỹ). Sau đó, người đàn ông này đưa cho cô 50 USD để bắt xe đi về.
Sau khi về nhà, "sugar daddy" và "sugar baby" đã nhắn tin trao đổi về "giá cả". Trong đó, Lily đề ra mức giá 1.000 USD dựa theo những gì cô đã tìm hiểu từ những "đồng nghiệp" khác. Và cả hai bắt đầu qua lại cách tuần một lần trong khách sạn và Lily nhận lại 1.000 USD mỗi cuộc hẹn.
Lily cho biết, cô kiếm được hơn 100.000 USD sau 3 năm làm "sugar baby". Ảnh: Getty
Cô nhận xét "sugar daddy" là một người khôn ngoan và không đáng sợ. Tuy nhiên, sau đó họ đã chấm dứt mối tình sai trái của mình khi người đàn ông này thông báo đã kết hôn.
Lily chia sẻ: "Tôi đã quyết định ngừng việc gặp gỡ vì anh ta đã kết hôn. Mặc dù ban đầu khi mới tiếp xúc anh ta nói rằng còn độc thân, nhưng phải thừa nhận đây là một người tương đối kín đáo. Dù tôi cũng không muốn bị trông thấy đi hẹn hò cùng một người qua trang SeekingArrangement, nhưng anh ta thậm chí còn kín kẽ hơn tôi nữa. Và sau đó anh ta đã quyết định nói với tôi toàn bộ sự thật. Và đó là lý do tại sao tôi cảm thấy anh ta hoàn toàn bình thường. Tôi nhận ra những người bình thường thường đã kết hôn".
Sau đó, Lily thừa nhận cô từng gặp một "sugar daddy" khác và nảy sinh tình cảm với người này. Theo những gì "sugar baby" tiết lộ, người đàn ông này là một nhà làm phim, khoảng 40 tuổi.
Lily kể lại: "Tôi và anh ấy đến với nhau một cách tự nhiên. Và sau một thời gian qua lại, tôi đã yêu cầu anh ấy ngừng cho tôi tiền bởi tôi cảm thấy anh ấy như một người bạn thật sự của mình. Chúng tôi thậm chí còn đi du lịch với nhau vài lần. Nhưng sau đó, anh ấy đã cắt đứt liên lạc với tôi. Tôi không còn nghe thông tin gì từ anh trong thời gian qua".
Bên cạnh đó, "sugar baby" cho biết, có rất nhiều người đàn ông không cung cấp tên thật và bạn sẽ không thể tìm ra họ. Và điều đó có thể gây ra nhiều trải nghiệm "cay đắng". Lily cũng từng trải qua một sự việc như vậy.
Cô cho biết, cô từng gặp một người đàn ông tại quán cà phê. Người này sau đó đã hẹn cô tới căn hộ riêng và hứa sẽ trả 2.000 USD cho cuộc hẹn này qua ví điện tử Paypal. Tuy nhiên, sau khi trở về Lily không nhận được tiền cũng như hồi âm của người đàn ông trên.
Cô chia sẻ: "Tôi cảm thấy bị lợi dụng và hạ nhục. Và tôi cảm thấy mình thật sự ngu ngốc. Bởi vậy tôi đã quyết định sẽ chỉ nhận tiền mặt thay vì nhận qua Paypal".
Hối hận vì "công việc"
Trong khi có nhiều "sugar baby" khác coi các cuộc hẹn hò chỉ là một mối quan hệ "đôi bên cùng có lợi", thì Lily thừa nhận công việc này giống như một hình thức bán dâm.
Cô nhận xét: "Đúng tôi thấy công việc này giống như mại dâm. Thật ra, tôi không lên án vấn đề này và tôi cho rằng mại dâm cũng nên được hợp pháp hóa. Các trang web như SeekingArrangement có thể trở thành một nơi môi giới mại dâm bởi họ cho phép những người tham gia tìm kiếm đối tượng và bày tỏ mong muốn của mình. Nhưng mọi thứ sẽ an toàn hơn nếu những người đàn ông mua dâm không ẩn danh".
Thông qua nền tàng SeekingArrangement, Lily cho biết, cô đã kiếm được hơn 100.000 USD trong 3 năm. Trong thời gian đó, cô đã bỏ hẳn công việc chính để kiếm tiền qua các buổi hẹn. Thu nhập cao nhất trong 1 tháng của cô lên tới 12.000 USD.
Tuy nhiên, "sugar baby" cho biết, cô cảm thấy hối hận về quãng thời gian sai lầm này.
Lily chia sẻ: "Tôi thật sự thấy hối tiếc. Đáng lẽ tôi phải theo đuổi đam mê của mình và kiếm tiền một cách độc lập. Nhưng dường như mọi thứ đã che mờ mắt tôi. Tôi cảm thấy mình đánh mất bản thân trong những năm qua và càng ngày tôi càng xa mục tiêu mình hướng tới ban đầu. Đôi khi bạn thấy những 'sugar daddy' này như một người hướng dẫn và giúp đỡ bạn. Nhưng thực tế, những gì họ làm đang chống lại bạn, không ai thật sự ở bên bạn".
Thị trấn chỉ có hai người nhưng không ai chịu tháo khẩu trang Giovanni Carilli và Giampiero Nobili đều đeo khẩu trang mỗi khi gặp nhau, kiên quyết giữ khoảng cách một mét dù thị trấn chỉ có họ sinh sống. Nằm ở vùng Umbria, nơi từng thu hút rất đông khách du lịch trước Covid-19, Nortosce là một thị trấn nhỏ nằm trên hém núi đá ở thung lũng Nerina, trên độ cao 900 m...