Giải cứu phi công của chiến đấu cơ bị tai nạn nổ tung
Một phi công của quân đội Mỹ đã được cứu thoát sau khi máy bay của anh này va chạm với 1 chiếc máy bay nhỏ ở trên không tại Nam Carolina.
Vụ tai nạn xảy ra giữa chiến đấu cơ F-16 và một chiếc máy bay nhỏ hơn hôm 7/7 tại Nam Carolina khiến 2 người thiệt mạng. Cả 2 máy bay đều nổ tung trên bầu trời, các mảnh vỡ trút xuống một vùng đầm lầy và đồng lúa rộng bên dưới.
2 người trên chiếc Cessna nhỏ hơn đều thiệt mạng, Phát ngôn viên của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, Peter Knudson cho biết.
Phi công của chiếc F-16 vọt ra ngoài và “rõ ràng là không bị thương”, ông Jenny Hyden, phát ngôn viên của că cứ không quân Shaw ở Sumter, Nam Carolina nói.
Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn hay chiếc máy bay dân sự đang đi đâu. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã bắt tay vào điều tra.
Xác của 2 chiếc máy bay rơi rải rác trên diện rộng, không có báo cáo về người hay vật trên mặt đất nào gặp nguy hiểm.
Theo BẢO LINH (Theo Telegraph)
Video đang HOT
Nước Mỹ và chuyện về lá cờ đang làm nóng dư luận
Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại bang Nam Carolina và những nơi khác ở Mỹ, kêu gọi tháo lá cờ của Liên minh miền nam khỏi trụ sở cơ quan lập pháp ở Mỹ, theo Reuters.
Người dân xuống đường kêu gọi tháo lá cờ Liên minh tại các cơ quan chính phủ Mỹ - Ảnh: Reuters
Các nghị sĩ Mỹ đã cân nhắc việc tháo những lá cờ này khỏi cơ quan nhà nước sau khi chứng kiến căng thẳng từ các cuộc biểu tình ngày càng leo thang từ Nam Carolina lan sang các bang khác, Los Angeles Times cho biết ngày 23.6.
Họ cho rằng lá cờ này, vốn là biểu tượng của Liên minh miền Nam từ thời nội chiến cách nay 150 năm, là một cách gây ra xung đột sắc tộc trong xã hội Mỹ, góp phần dẫn tới các vụ xả súng trong thời gian qua.
Bùng phát vấn đề phân biệt chủng tộc
Tại Columbia, bang Nam Carolina, hàng trăm người đã kêu gọi tháo lá cờ Liên minh xuống vào hôm 22.6, sau đó các nghị sĩ ở một số bang miền nam của Mỹ mở cuộc trưng cầu ngày hôm sau về việc giữ hay bỏ biểu tượng này khỏi các cơ quan chính phủ, Reuters cho biết.
Ngay sau đó, một số cửa hàng bán lẻ, trong đó có những thương hiệu kinh doanh trực tuyến như Amazone, Wal-Mart, eBay... đã tuyên bố ngừng bán cờ và các vật phẩm có in hình lá cờ này.
"Chúng tôi hy vọng rằng quyết định này sẽ cho thấy sự hỗ trợ của chúng tôi đối với những người chịu ảnh hưởng từ các sự kiện gần đây tại Charleston và, trong một góc độ nào đó, giúp đỡ để thúc đẩy sự thống nhất về chủng tộc và sự khoan dung trong đất nước của chúng ta", Reuters trích lời công ty Valley Forge Flag, trụ sở tại Pennsylvania cho biết trong một tuyên bố.
Câu chuyện về là cờ được xới lên sau vụ nghi phạm 21 tuổi Dylaan Roof bị cho đã bắn chết 9 người gốc Phi tại một nhà thờ thuộc Charleston, Nam Carolina tuần trước.
Roof được mô tả là người "tự hào về phân biệt chủng tộc" và đã chụp ảnh cùng lá cờ Liên minh kể trên. Thanh niên này đang đối mặt 9 tội danh giết người, Los Angeles Times cho biết.
"Đừng bao giờ để một người nào đó sử dụng 'tấm giẻ màu đỏ' ấy để cướp đi sinh mạng người dân. Hãy để hôm nay, ngay ngày hôm nay, là ngày hạ lá cờ ấy xuống", Los Angeles Times dẫn lời Mục sư Nelson B. Rivers III, đồng thời là quan chức Mạng lưới hành động quốc gia, nói.
Văn hóa hay biểu tượng chia rẽ?
Lá cờ Liên minh đã tồn tại và hiện diện ở nhiều bang tại Mỹ trong nhiều năm qua. Nó bắt đầu từ thời nội chiến, nên đang gây tranh cãi lớn tại Mỹ bất chấp lý lẽ của những người phản đối.
Lá cờ Liên minh ghi dấu lịch sử giải phóng nô lệ, nhưng cũng vô tình là biểu tượng "nhắc nhở" khiến người Mỹ chia rẽ - Ảnh: Reuters
Nhóm kêu gọi tháo cờ cho rằng đây chính là hiện thân, biểu tượng của chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc và bài ngoại của Mỹ.
Trong khi đó, nhóm ủng hộ nói rằng nó đại diện cho di sản của miền nam nước Mỹ như một nét văn hóa, cũng như một sự tưởng niệm dành cho nạn nhân trong cuộc nội chiến hai miền Nam - Bắc của nước Mỹ từ 1861 đến 1865, theo Reuters.
Hôm 23.6, The New York Times dẫn lời bà Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng và là người đang tranh cử Tổng thống Mỹ lên tiếng ủng hộ việc tháo bỏ các lá cờ Liên minh nói trên, cho rằng đó là một "biểu tượng quá khứ về phân biệt chủng tộc".
"Nó không nên bay phấp phới ở đó. Nó không nên được đặt ở bất cứ nơi nào", bà Hillary Clinton nói về lá cờ tại Nam Carolina.
Trên thực tế, sự tồn tại của lá cờ Liên minh đã nhận sự phản đối từ lâu nay. Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của mục sư Martin Luther King Jr., hơn 45.000 người đã tuần hành ở Columbia, kêu gọi việc tháo bỏ lá cờ, theo Los Angeles Times.
Sự việc lần này "nóng" hơn vì vụ thảm sát 9 người vừa qua. Đó có thể là đỉnh điểm sôi sục của hàng loạt vụ bắn giết tại Mỹ trong thời gian vài năm gần đây, tạo làn sóng phản đối và cáo buộc phân biệt chủng tộc như tại Ferguson, Missouri, New York, Baltimore...
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Phiến quân IS đã cho nổ tung hai lăng mộ ở Palmyra Các quan chức phụ trách công tác quản lý các khu di tích cổ của Syria cho biết, phiến quân IS đã cho nổ tung hai lăng mộ ở Palmyra. Các quan chức phụ trách quản lý những khu di tích cổ của Syria hôm 23/6 xác nhận, phiến quân IS đã cho nổ tung hai lăng mộ ở Palmyra. Trong ảnh, IS...