Giải cứu gấu ngựa 140 kg nuôi nhốt 16 năm
Sau khi người phụ nữ ở Bến Tre giao nộp cho trung tâm bảo tồn động vật, con gấu được đưa về Ninh Bình chăm sóc.
Ngày 15.11, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt đã tiếp nhận con gấu ngựa nuôi nhốt tại gia đình bà Võ Thị Kim Tuyên (Phú Hưng, TP.Bến Tre).
Con gấu cái tên Trăng, gần 140 kg, được bà Tuyên tự nguyện giao nộp sau 16 năm nuôi nhốt. Hiện con gấu đưa về cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình.
Theo bà Ngô Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt, cả nước còn gần 800 cá thể gấu đang được nuôi rải rác tại các hộ gia đình. Tỉnh Bến Tre là địa phương thứ 23 trên cả nước không còn gấu nuôi nhốt.
“Trung tâm cứu hộ sẵn sàng đón nhận các cá thể gấu để chăm sóc và tạo cho gấu có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên”, bà Hương nói.
Hồi cuối tháng 8, Tổ chức Động vật châu Á đã cũng từng cứu hộ 5 cá thể gấu ngựa tại một trang trại tư nhân ở thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) được nuôi nhốt trên 20 năm.
Theo An Nam (VnExpress)
Video đang HOT
Giải cứu từ lòng đất: những câu chuyện diệu kỳ ở Việt Nam
Rạng sáng ngày 4-11, hai công nhân đào vàng bất ngờ bị mắc kẹt trong hang Cột Cờ vì đất đá lấp kín cửa hàng do vỡ đập nước bên ngoài. Chiến dịch cứu hộ vẫn đang tiếp tục.
Đây không phải lần đầu tiên các lực lượng cứu hộ Việt Nam phải giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt trong lòng đất đá.
Tính đến sáng 7-11, 3 ngày sau khi bị mắc kẹt trong hang Cột Cờ, các lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận được các nạn nhân. Người thân của họ và những người quan tâm vẫn chờ ngoài cửa hàng mong ngóng một tin mừng khi các công nhân được giải cứu an toàn.
Trước khi sự cố này xảy ra, lưc lượng cứu hộ Việt Nam đã làm nên những câu chuyện kì diệu khi giải cứu thành công các nạn nhân từ lòng đất.
10 giờ giải cứu bé 7 tuổi tại Bình Dương
Khoảng 17h chiều ngày 4-8-2015, bé Nguyễn Trần Tú Anh, 7 tuổi, đang chơi cùng nhóm bạn ở bãi đất trống tại xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương thì bất ngờ bị lọt vào lỗ sâu cạnh đường ống giếng khoan bằng nhựa có đường kính khoảng 40cm. Cô bé 7 tuổi bị kẹt ở độ sâu 13 m, có thể tiếp tục rơi xuống cuối khe hở sâu 80 m.
Gần 200 cảnh sát và người cứu hộ tại Bình Dương được huy động cùng nhiều phương tiện xẻng, cuốc nhanh chóng triển khai đào đất, giải cứu cháu bé.
Một dây thòng lọng được thả xuống để cháu bé luồn tay vào để em bị tuột sâu xuống. Cô bé kêu đau, lạnh và đói nhưng giọng nói khá rành rọt. Sữa được truyền theo một đường ống khác xuống cho Tú Anh. Một chiến sĩ được phân công túc trực nói chuyện với Tú Anh để cô bé không bị hôn mê. Anh phải luôn nghĩ ra các câu chuyện, những tình huống trao đổi với bé. Nhưng có lúc cô bé im bặt khiến anh cảnh sát thót tim.
Sau nhiều giờ lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận được bé Tú Anh. Phía dưới lòng đất, bé 7 tuổi luôn miệng khóc cầu cứu. Trên bờ, người thân cùng hàng trăm người theo dõi như ngồi trên "đống lửa". Nhiều người chắp tay cầu nguyện mọi chuyện bình an đến với bé. Giữa lúc này, một nhóm thợ đào giếng chuyên nghiệp xuất hiện đã mang lại "phép mầu".
Những người thợ đào giếng này là những người làm nên điều kỳ diệu khi giải cứu thành công bé Tú Anh khỏi lòng đất. (Ảnh: Vnexpress)
Nhóm thợ đào giếng mà anh Trần Nguyên Phương (33 tuổi) dẫn đầu đã đào một cái giếng song song với giếng khoan để tiếp cận bé . Họ vừa đào vừa thay phiên nhau trò chuyện với bé để bé đỡ hoảng sợ.
Cuối cùng, sau gần 10 giờ bị mắc kẹt dưới lòng đất, Tú Anh được đưa ra ngoài trong tiếng vỗ tay của hàng trăm người chứng kiến.
80 giờ căng thẳng cứu 12 công nhân ở thủy điện Đạ Dâng
Sự cố bất ngờ xảy ra lúc 7h sáng ngày 16-12-2014 tại công trường thủy điện Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) khiến 12 người bị mắc kẹt, trong đó có một phụ nữ. Phần lớn họ đến từ Nghệ An, Nam Định và Hà Nam.
Tổng chiều dài hầm Đạ Dâng là 712 m. Các công nhân đang đào đường hầm để đưa ống dẫn nước vào khu vực thủy điện thì xảy ra tai nạn. Họ bị mắc kẹt tại vị trí 560 m.
Mặc dù công tác cứu nạn thực hiện khẩn trương nhưng việc sử dụng máy móc không thuận lợi do địa chất trong khu vực không ổn định. Lực lượng chức năng cũng tính đến phương án bắn mìn trong phạm vi hẹp để phá những tảng đá cản trở. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại nguy hiểm bởi nếu làm không cẩn thận thì hàng chục nghìn tấn đất đá sẽ đổ xuống chôn vùi các nạn nhân.
Có mặt tại hiện trường, ngoài lưc lượng tham gia cứu hộ còn có các chiến sĩ của Lữ đoàn công binh 293 thuộc Bộ Tư lệnh Công binh, đóng quân tại Cam Ranh.
Theo Dân trí, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh, người được giao chỉ huy toàn bộ lực lượng cứu hộ trong hầm cho biết: Khó khăn lớn nhất khi đào ngách hầm là việc chống đỡ sạt trượt từ đỉnh đồi, cùng với đó là điều kiện địa chất không thuận lợi nên không thể đưa phương tiện cơ giới vào khoan hầm, chỉ có thể đào thủ công bằng sức người nên tốc độ khá chậm.
Nụ cười chiến thắng của công binh Việt Nam giây phút giải cứu thành công toàn bộ 12 nạn nhân! (Ảnh: Dân trí)
Từ thông tin Đại tá Hùng, ít ai nghĩ đến việc các công nhân sẽ được đưa ra ngoài sớm. Tuy nhiên, đến khoảng 16h30 ngày 19-12, lực lượng bộ đội công binh đã bất ngờ đưa toàn bộ 12 công nhân chạy thoát ra cửa hầm chính trong sự vỡ hòa của hàng trăm người bên ngoài.
Sau hơn 80 giờ căng thẳng chạy đua với thời gian và mực nước đang dâng càng lúc càng cao trong hầm Đạ Dâng, cuối cùng, 12 nạn nhân cũng đã được đưa ra ngoài an toàn. Để tiếp cận và giải cứu các công nhân mắc kẹt này, lực lượng công binh đã sử dụng nhiều phương pháp thi công, trong đó có "hầm trong cát", phương pháp truyền thống của lực lượng công binh khi làm việc với các nền đất đá yếu và rất yếu.
Theo anninhthudo
Giải cứu kịp thời 2 cụ già trong đám cháy ở phố Bùi Viện Lực lượng PCCC TP Hồ Chí Minh vừa kịp thời dập tắt đám cháy ở phố Bùi Viện (quận 1) và giải cứu 2 cụ già mắc kẹt xuống đất an toàn. Vào khoảng 14 giờ chiều 14/9, khói lửa bất ngờ bùng phát, tỏa ra mù mịt tại tiệm bánh Burger King nằm trên phố Tây, địa chỉ số 141 đường Bùi...