Giải cứu doanh nghiệp: Thực thi nhanh, dồn lực đúng chỗ
Các DN cần thêm những chính sách hỗ trợ hơn để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid – 19. Trong đó, cần quan tâm đến các DN trụ cột, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế để bốc đúng thuốc, có chính sách hỗ trợ đúng mức.
Chọn đúng đối tượng để có hiệu quả cao
GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển: Trước ảnh hưởng của đại dịch covid – 19, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp như giải pháp liên quan giãn thuế, giãn nợ, đáo hạn nợ, giảm lãi suất…
Vì thế, thời gian tới cần ban hành các chính sách hỗ trợ đúng đối tượng hơn, nếu “đánh đồng” việc hỗ trợ thì không ngân sách nào chịu nổi. Thời gian qua, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng cần hỗ trợ các doanh nghiệp lớn kéo dài thời gian gia hạn thuế. Đây là yêu cầu chính đáng của các doanh nghiệp. Chủ trương này là cần thiết, nhưng phải làm thận trọng, tránh lặp lại việc hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19 nhưng lại rơi vào tay người giàu.
Điểm yếu của nước ta hiện nay là việc liên thông dữ liệu giữa các cơ quan còn hạn chế cho nên khó nắm được tình hình của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Đã đến lúc phải tính toán đến xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu doanh nghiệp, để từ đó phân loại, đưa ra các chính sách đúng đối tượng hơn. Những doanh nghiệp khó khăn phải hỗ trợ họ là rất đúng vì có doanh nghiệp họ khó khăn thật sự. Ví dụ kéo dài thời gian giãn thuế cho doanh nghiệp là một giải pháp có tác dụng để doanh nghiệp có dòng tiền vượt qua khó khăn.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải chủ động vượt khó. Giờ đây sức bật của chính doanh nghiệp cũng cần phải mạnh hơn vì trong kinh doanh thường có rủi ro.
TS. Nguyễn Đình Cung, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Chính phủ đã ban hành một loạt các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thể hiện tại Chỉ thị 11, Nghị định 41, Nghị định 42, Nghị quyết 84… Các giải pháp này về định hướng chính sách là phù hợp: giảm lãi vay và thuế phí, tăng thêm nguồn lực cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh, tăng cầu nội địa…
Trên thực tế, chẳng hạn với giảm thuế, chỉ doanh nghiệp vẫn còn doanh thu để nộp thuế mới được hưởng lợi chính sách gia hạn nộp thuế, còn những doanh nghiệp khó khăn đến mức không có doanh thu thì chính sách gia hạn thuế hay miễn thuế cũng không có ý nghĩa.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có những chính sách xét về ý nghĩa là rất tốt, xét về nguyên tắc là chặt chẽ để tránh trục lợi, nhưng những điều kiện để hưởng chính sách được đưa ra có thể tác dụng ngược. Đơn cử như điều kiện hỗ trợ cho những doanh nghiệp có 50% số lao động nghỉ việc, doanh nghiệp bị tổn hại 50% tài sản… thì khi doanh nghiệp ở tình trạng này coi như đã phá sản. Mục đích của chúng ta là hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động, không để lao động mất việc, nhưng với điều kiện này, doanh nghiệp có thể cho lao động nghỉ nhiều hơn để hưởng lợi chính sách.
Hơn nữa, việc xác định thiệt hại cũng mất nhiều thời gian và thủ tục, trong khi doanh nghiệp cần hỗ trợ ngay để sớm phục hồi. Ngay như việc gia hạn thuế cũng chỉ trong 5 tháng, đến cuối năm doanh nghiệp vẫn phải nộp những khoản nợ này trong khi tình hình đang rất khó khăn và dự báo tới đây chuyện sản xuất, kinh doanh còn khó khăn hơn nữa. Đã vậy, nhiều giải pháp về tính pháp lý và tính hiệu lực chưa cao vì mới chỉ dừng ở công văn hướng dẫn, như việc tạm dừng quỹ hưu trí và tử tuất, lùi đóng phí công đoàn… Chính vì vậy, cần có thêm các giải pháp tăng nguồn lực cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh, tăng cầu nội địa.
Chính phủ nên hỗ trợ vào những ngành có tác động lớn đến kinh tế – xã hội và chịu thiệt hại nặng nhất từ dịch COVID-19 như: Hàng không, du lịch hoặc những ngành phải đóng cửa trong nhiều tháng, còn những ngành khác đã không đủ nguồn lực thì thôi. Như vậy, cần hỗ trợ cho các ngành này “ra tấm ra món” để doanh nghiệp có thể phục hồi nhanh chóng, còn như hiện nay, 98% doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ nhưng vẫn không hiệu quả.
Tính toán giãn thuế dài hơi hơn
TS Phạm Hùng Tiến, Viện Friedrich Naumann Foundation: Việt Nam có gói hỗ trợ của Chính phủ cho DN thông qua giãn, hoãn nợ, miễn thuế ngắn hạn. Việc giãn thuế bao lâu nên dựa vào chu trình sản phẩm, dịch vụ, vòng đời sản phẩm. Ngành nào đầu tư dài hạn, thì phải nới thêm thời gian giãn thuế cho họ. Có doanh nghiệp phải bỏ ra lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, mức thuế phải đóng là rất cao. Họ đầu tư như vậy thì phải có tầm nhìn vài năm, hỗ trợ họ bằng cách kéo dài thời gian giãn thuế cũng là hợp lý.
Nếu quyết liệt hơn có thể cân nhắc lập một quỹ để Chính phủ mua trái phiếu DN tư nhân một cách chọn lọc những lĩnh vực mà các nhà đầu tư tư nhân không giúp được, và cũng ít rủi ro dòng tiền. Ví dụ: mua cổ phiếu, trái phiếu một số doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng, logistics, xử lý rác thải môi trường… Việc đang diễn ra tại T3 Tân Sơn Nhất hay ngân sách bỏ tiền làm một số tuyến cao tốc Bắc Nam thay vì làm bằng hình thức BOT là đã và đang thực hiện giải pháp như vậy.
Ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế): Luật quản lý thuế quy định trường hợp ảnh hưởng đặc biệt Chính phủ được gia hạn nộp thuế nhưng không làm ảnh hưởng cân đối ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt. Do đó, tùy từng khoản thuế, khoản thu, Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ gia han để kết thúc năm 2020 không ảnh hưởng dự toán ngân sách.
Nếu kéo dài hơn việc giãn thuế như nhiều đề nghị hiện nay là phương án cần báo cáo Quốc hội. Có Đại biểu Quốc hội đã nói nếu kéo dài hơn việc giãn thuế làm ảnh hưởng dự toán ngân sách thì phải báo cáo Quốc hội. Hoặc đợi năm tiếp theo Chính phủ gia hạn thêm đợt nữa, vừa đảm bảo hỗ trợ người nộp thuế, vừa đảm bảo quy định của pháp luật.
Mới chỉ gia hạn thuế hơn 37 nghìn tỷ đồng
Dù Bộ Tài chính tính toán gói hỗ trợ gia hạn thuế, tiền thuê đất là 180 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết: Tính đến ngày 11/6, cơ quan thuế đã tiếp nhận 138.842 giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất của người nộp thuế (chỉ đạt khoảng 20%).
Trong số giấy đề nghị gia hạn trên có 104.634 người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp, còn lại là hộ kinh doanh, cá nhân. Tổng tiền đề nghị gia hạn là 37.226 tỷ đồng.
Như vậy, sau hơn 2 tháng thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41 NĐ/2020/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay mới chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp tham gia.
Cứu doanh nghiệp hậu Covid-19: Quyết sách phải căn cơ, đúng thời điểm
Chia sẻ tại Tọa đàm "Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau Covid-19?" tổ chức ngày 9/6, tại Hà Nội, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhìn nhận, đại dịch Covid -19 tác động mạnh tới khu vực doanh nghiệp (DN) Việt Nam khiến số lượng, quy mô DN suy giảm, số lao động mất việc làm và thất nghiệp gia tăng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Tính đến ngày 20/3/2020, cả nước có trên 15% số DN phải cắt giảm quy mô sản xuất; ước tính có khoảng hơn 1 triệu người bị giảm giờ làm hoặc mất việc. Ngay cả trong tháng 5 khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì số DN phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh vẫn cao. Ứng phó với khó khăn này, nhiều DN cắt giảm lao động, giảm lương công nhân, cắt giảm chi phí hoạt động chung...
Về phía Chính phủ, thời gian qua, nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã được ban hành như: giảm lãi suất cho vay; gia hạn 4-5 tháng nộp thuế, miễn tiền chậm nộp; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm phí... Tuy nhiên, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, lãi suất vay giảm nhưng ai được giảm và giảm bao nhiêu tùy thuộc vào thỏa thuận với các tổ chức tín dụng. Đối với các loại thuế thì DN nào có kinh doanh, có doanh thu thì mới phát sinh, song tiền thuế đất thì không kinh doanh vẫn phải nộp... Vì thế, trên thực tế các DN vẫn đang gặp nhiều khó khăn, rào cản trong việc tiếp nhận hỗ trợ và tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
"Định hướng chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là phù hợp. Tuy vậy, hàng loạt giải pháp được đưa ra, nhưng văn bản pháp lý hỗ trợ DN thì mới có 1 nghị định, 2 thông tư, còn lại là dạng đốc thúc", ông Cung cho biết.
Mức hỗ trợ được đánh giá là quá nhỏ so với mức độ thiệt hại của DN cũng như so với mức hỗ trợ của Chính phủ các nước khác cho DN của họ. Thêm vào đó, miễn và giảm nghĩa vụ thuế, phí còn ít, thậm chí hầu như chưa có, hoặc có nhưng không kịp thời. Một số điều kiện hỗ trợ không hợp lý, không thực tế...
Mới đây, Hiệp hội DN điện tử Việt Nam cho biết, một số DN đã nộp hồ sơ đăng ký gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, tuy nhiên, các DN này thấy rằng có nhiều thủ tục rườm rà, không phù hợp với DN của mình nên không tìm hiểu để tiếp cận những gói hỗ trợ này.
Thông tin với báo chí, đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, đến thời điểm này mới chỉ có 2 DN liên hệ làm thủ tục xin vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Kết quả khảo sát do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tháng 4 vừa qua cũng cho thấy, điều DN mong mỏi nhất hiện nay là tháo bỏ rào cản kinh doanh và minh bạch thủ tục, chính sách hơn là những hỗ trợ bằng tiền.
Nhìn từ yêu cầu này của DN, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, hiện chỉ có đầu tư tạo tài sản là điểm quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh thì lại đang là điểm nghẽn do còn tình trạng xin - cho. Vì thế, DN trong nước chỉ dám đầu tư nhỏ trong ngắn hạn; đầu tư dịch vụ chứ không đầu tư tạo tài sản. "Cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh cần thực chất, hô khẩu hiệu sẽ không đạt được", ông Cung khuyến nghị.
Cũng theo ông Cung, sở dĩ các DN gặp khó khăn khi tiếp cận sự hỗ trợ của Chính phủ hiện nay là do quy trình ra quyết định trên lĩnh vực kinh tế của ta còn chậm trong khi nhiều nước làm rất nhanh. Cùng với đó, các bộ, cơ quan quản lý nhà nước phản ứng rất chậm trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN.
Để giúp DN vượt qua khó khăn hiện nay, một số chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên hỗ trợ tập trung vào các ngành chịu tác động và thiệt hại nhiều nhất do dịch Covid-19 như: hàng không, du lịch... Việc hỗ trợ cũng nên "ra tấm ra món", có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, để tạo tăng trưởng dài hạn và kích thích sự phát triển của cộng đồng DN, Chính phủ cần quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Tại kỳ họp Quốc hội này, cơ quan lập pháp có thể xem xét, quyết định một số giải pháp thiết thực hỗ trợ DN như: giảm 30% thuế thu nhập DN phải nộp năm 2019 đối với DN nhỏ và siêu nhỏ; miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên đối với DN khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020...
Nhìn về cơ hội mở ra từ Hiệp định EVFTA vừa được Quốc hội phê chuẩn, ông Cung cho rằng, chúng ta phải nhìn vào khó khăn, điểm nghẽn trong phát triển hiện nay của mình để tập trung cải cách mới có thể nắm được cơ hội.
Về việc thu hút FDI trong bối cảnh mới, TS. Nguyễn Ngọc Chu, chuyên gia kinh tế nhìn nhận, chúng ta không phải nằm chờ "đại bàng" tới làm tổ, mà phải xác định DN trong nước sẽ chính là đại bàng để có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy nội lực.
Gelex đã chi gần 300 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ Gelex đã mua 18,3 triệu cổ phiếu quỹ với giá 16.414 đồng/cp. Chủ tịch HĐQT cũng đang đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu từ 26/5. Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX) thông báo đã mua gần 18,3 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ trong tổng số đăng ký 29 triệu đơn vị, đạt...