Giải cứu chứng khoán Trung Quốc: Dòng tiền ‘nóng’ chảy vào cổ phiếu ‘rác’
Các chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán đang lâm nguy của chính phủ Trung Quốc đã mở đường cho hoạt động đầu cơ vào các cổ phiếu với rủi ro cao.
Những cổ phiếu được các sở giao dịch chứng khoán cảnh báo là có tính rủi ro cao, chẳng hạn như những công ty có vốn chủ sở hữu âm hoặc thua lỗ hai năm liên tiếp, đã tăng giá trung bình 31% trong tháng qua. Tỉ lệ tăng này cao gấp đôi nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ nói chung, trong khi đó chỉ số Shanghai Composite chỉ tăng 7,8%.
Theo một số nhà phân tích, các biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán Trung Quốc được công bố hồi cuối tháng 10, bao gồm nới lỏng giới hạn giao dịch, hỗ trợ thanh khoản và giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đợt tăng nóng này.
Các chính sách khuyến khích mua bán và sáp nhập (M&A) đã “lùa” nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đánh cược vào các doanh nghiệp đang lâm nguy với hi vọng các doanh nghiệp này có thể trở thành mục tiêu thâu tóm của các công ty muốn lách quy định để niêm yết cổ phiếu trên thị trường loại A.
Ông Yang Ziyi, một nhà quản lí quỹ tại Shenzhen Sinowise Investment Co. nhận định: “Sự thay đổi trong thái độ của các cơ quan quản lý đã khuyến khích nhà đầu tư đổ tiền vào những công ty vỏ bọc quy mô nhỏ và làm ăn kém hiệu quả kiểu này”.
Giá cổ phiếu DEA (đường màu xanh) và cổ phiếu Harbin Gong Da (màu trắng) tăng vượt trội so với chỉ số Shanghai Composite (màu tím) dù hai công ty này làm ăn thua lỗ. Nguồn: Bloomberg
Cổ phiếu của hai doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là công ty Hàng không Tổng hợp DEA và công ty Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ cao Harbin Gong Da đã tăng lần lượt 71% và 70% kể từ khi chỉ số Shanghai Composite rơi xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm vào ngày 18/10.
Ông Sun Jianbo, giám đốc công ty quản lý tài sàn China Vision tại Bắc Kinh nói “Đây là một chiến lược đầu tư tốt trong thị trường giá xuống. Chỉ cần một công ty có giá trị như là một vỏ bọc tiềm năng, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của công ty đó”. Ông Sun Jianbo cũng nói thêm là ông đang xem xét đầu tư vào những cổ phiếu loại này.
Tăng trưởng bất thường
Khối lượng cổ phiếu giao dịch của chỉ số ChiNext Composite đạt mức kỉ lục 8,7 tỉ cp vào phiên giao dịch thứ Ba tuần trước, giá trị giao dịch đạt ngưỡng cao nhất kể từ tháng 7 năm nay. Tuy những con số này còn khá khiêm tốn so với các chỉ số chính, chúng phản ánh sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ.
Video đang HOT
Ông Xiong Qi, phó giám đốc phân tích của công ty quản lý tài sản Windsor nhận xét: “Để giải cứu thị trường chứng khoán, các nhà quản lý đang phải nới lỏng kiểm soát dòng tiền nóng. Các quỹ nhỏ và nhà đầu tư cá nhân đang đi theo chiều hướng này”.
Sự hồi phục gần đây của thị trường chung đã cho thấy thế khó của các nhà quản lý Trung Quốc, một mặt phải hỗ trợ thị trường cổ phiếu, mặt khác phải hạn chế đầu cơ quá mức. Hôm thứ Ba tuần qua, Sở giao dịch Chứng khoán Shenzhen (Thẩm Quyến) cho biết cơ quan này sẽ tăng cường giám sát sự tăng trưởng bất thường của giá cổ phiếu Tập đoàn phát triển công nghiệp Hengli. Cổ phiếu này tiếp tục tăng mạnh ngày hôm sau và trở thành cổ phiếu loại A tăng trưởng mạnh nhất tháng qua với tỉ lệ lên tới 319%.
Hôm 2/11, Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải tuyên bố sẽ cải thiện cách tiếp cận để hạn chế những rào cản “không cần thiết” trong giao dịch cổ phiếu. Trước đó, hàng loạt biện pháp đã được đưa ra để hỗ trợ thanh khoản nhằm giảm rủi ro liên quan đến cổ phiếu đang bị dùng làm tài sản thế chấp.
Ông Zhang Gang, một nhà chiến lược thị trường tại công ty chứng khoán Central China Securities nói: “Sau những thay đổi gần đây, các giao dịch chỉ cần không phải là giao dịch nội bộ có thể được xử lý rất nhanh”.
Rủi ro trỗi dậy
Các nhà phân tích cảnh báo, mua các cổ phiếu ‘rác’ chỉ vì giá trị vỏ bọc cho các công ty khác lên sàn là hoạt động đầy rẫy những rủi ro. Trung Quốc gần đây đã đơn giản hóa thủ tục niêm yết cho doanh nghiệp. Ngoài ra, một thị trường giao dịch cổ phiếu mới đang được lên kế hoạch có thể sẽ kéo tụt nhu cầu thâu tóm để đưa cổ phiếu lên sàn qua “cửa sau”.
Các sàn chứng khoán của Trung Quốc đã phát đi ít nhất 10 thông báo cảnh cáo nguy cơ hủy niêm yết tới các doanh nghiệp vi phạm quy định kế toán trong năm nay, đây là con số lớn nhất trong 9 năm qua. Ông Shen Zhengyang, một nhà chiến lược thị trường tại công ty chứng khoán Northeast Securities cho biết: Một khi bị hủy niêm yết, các cổ phiếu này sẽ mất giá trị và chỉ được giao dịch trên thị trường OTC với thanh khoản teo tóp”.
Ông Shen nói thêm: “Kiểu đầu tư mạo hiểm này chỉ mang lại lợi ích thực sự nếu giả định các cổ phiếu không bao giờ bị hủy niêm yết. Tuy nhiên giả định này là không thực tế”.
Theo Song Ngọc/Vietnambiz
Điều hành tỷ giá: nên linh hoạt hơn
LTS: Trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế nước ta đã rất lớn, chính sách tỷ giá luôn là một biến số rất quan trọng tác động đến cán cân thương mại nói riêng và các cân đối vĩ mô khác nói chung. Liệu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang xảy ra có là thời điểm hợp lý để tạo ra sự linh hoạt của biên độ tỷ giá theo sự biến động trên thế giới nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu? Điều này cần được cân nhắc trong mối tương quan với các yếu tố nội tại khác của nền kinh tế như thế nào? Để rộng đường dư luận, TBKTSG xin giới thiệu quan điểm của chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du và chuyên gia kinh tế Hồ Quốc Tuấn về việc điều hành tỷ giá hiện nay.
Điểm được trong chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong nhiều năm qua là tránh sốc, tạo sự yên tâm nơi dân chúng về đồng tiền quốc gia, đảm bảo ổn định tiền tệ - một nhân tố trụ cột của ổn định vĩ mô. Đây là thành tích đáng ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Tuy nhiên, việc định giá đồng tiền trong nước thường xuyên cao hơn đồng tiền của các đối tác thương mại trong một thời gian dài đã và đang gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế. Hơn thế, việc NHNN không phải là đầu mối duy nhất đưa ra các thông điệp chính sách tiền tệ đang là cái cớ để một số nước cho rằng NHNN trong vai trò là ngân hàng trung ương không độc lập và chính sách tiền tệ bị chi phối. Hậu quả là Việt Nam phải gánh chịu những chính sách không có lợi.
Do vậy, có hai vấn đề cần được xem xét. Thứ nhất, NHNN nên tận dụng các cơ hội để điều hành tỷ giá một cách linh hoạt, giảm bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, NHNN nên là đầu mối duy nhất đưa ra các thông điệp về chính sách tiền tệ.
Bất lợi nhãn tiền
Tính bình quân đơn giản, tiền đồng vào ngày 1-11-2018 đã tăng giá 4% so với các loại ngoại tệ được các ngân hàng thương mại niêm yết giá (không bao gồm đô la Mỹ) kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu leo thang (đầu quí 2-2018). So với đô la Mỹ, tiền đồng đã giảm giá 2,4%; nhưng so với nhân dân tệ của Trung Quốc, tiền đồng đã tăng giá đến 7,6%.
Con số thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào trọng số thương mại với mỗi quốc gia và mỗi loại tiền tệ, nhưng tính một cách đơn giản với giả định các yếu tố khác không đổi, hàng hóa của Việt Nam đắt hơn một cách tương đối khoảng 4% so với hàng hóa của các đối tác thương mại chính (tính bình quân). Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 ước tính hơn 400 tỉ đô la Mỹ (không bao gồm phần với Mỹ), thì mức độ đắt hơn của hàng Việt Nam so với hàng hóa của các nước khác có thể lên đến 16 tỉ đô la Mỹ (gấp hơn năm lần thặng dư thương mại năm 2017).
Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch hai chiều ước tính vào năm 2018 là trên 100 tỉ đô la Mỹ. Giả sử trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tính bằng đồng tiền hai nước, thì với tỷ giá vào đầu tháng 11-2018, xuất khẩu của Việt Nam đổi ra tiền đồng sẽ thấp hơn 7,6% so với thời điểm đầu quí 2-2018 và hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam khi quy về nhân dân tệ thì doanh thu của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng thêm 7,6%.
Những tính toán nêu trên cho thấy hàng Việt Nam đang ở vị trí bất lợi so với hàng hóa của các đối tác thương mại chính hay nói chính xác hơn là các đối thủ cạnh tranh của mình trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Lý do đơn giản là tỷ giá hay tiền đồng bị định giá cao.
Với tỷ giá nêu trên, hiểu một cách đơn giản thì phần lợi nhuận hay thu nhập của Việt Nam bị giảm hàng chục tỉ đô la Mỹ.
Bất lợi thường trực
Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 1998-2017 được thể hiện trong hình 1. Thâm hụt là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Nếu chỉ riêng xuất nhập khẩu hàng hóa thì Việt Nam có một vài năm xuất siêu, nhưng nếu bao gồm cả xuất nhập khẩu dịch vụ thì Việt Nam luôn luôn thâm hụt. Mức độ thâm hụt được cải thiện trong những năm gần đây, nhưng mọi thứ vẫn rất bấp bênh.
Hình 2 thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực của một số nước. Việt Nam thường xuyên có mức thâm hụt cao nhất trong nhóm này, trong khi nhiều nước có cán cân thương mại luôn dương. Đặc biệt, Trung Quốc đã có thặng dư từ năm 1990 và số thặng dư ngày càng tăng. Việt Nam đã và đang phải nhập rất nhiều thứ từ Trung Quốc, đối nghịch với các nước khác trong khu vực.
Có nhiều nguyên nhân làm Việt Nam thường xuyên bị thâm hụt thương mại, nhưng đồng tiền bị định giá cao là một trong những nguyên nhân quan trọng. Việc định giá đồng tiền thấp từ đầu thập niên 1990 đã đem lại một lợi thế vô cùng lớn cho Trung Quốc trong làm ăn buôn bán với các nước khác. Điều tương tự cũng đã xảy ra đối với Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đáng tiếc, Việt Nam đã theo chính sách ngược lại.
Không chỉ không dứt khoát ngay từ ban đầu mà trong hai thập niên qua, Việt Nam thường xuyên trong tình trạng lạm phát cao và điều chỉnh tỷ giá nhỏ giọt làm cho sự bất lợi này luôn dai dẳng và ngày càng gia tăng.
Hướng tiếp cận chính sách
Đồng ý rằng việc điều hành tỷ giá liên quan đến nhiều vấn đề và chịu nhiều ràng buộc. Trong đó, làm sao để tránh bị các nước khác (nhất là Mỹ) liệt vào quốc gia bóp méo đồng tiền là một ưu tiên quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần nhận thức một cách rõ ràng rằng nếu đồng tiền mạnh hay được định giá cao thì sẽ rất bất lợi cho các hoạt động kinh tế. Do vậy, hai vấn đề sau đây cần được xem xét một cách thấu đáo:
Thứ nhất, cần linh hoạt hơn trong việc điều hành tỷ giá để giảm thiểu bất lợi cho các hoạt động kinh tế trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam không thể đột ngột điều chỉnh tỷ giá vì như vậy sẽ là cái cớ cho các nước khác cáo buộc Việt Nam không tuân theo các nguyên lý thị trường. Do vậy, cách tốt nhất là tạo ra sự linh hoạt của biên độ tỷ giá theo sự biến động trên thế giới.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang xảy ra là một thời điểm hợp lý. Mức điều chỉnh hợp lý có lẽ tương đương với bình quân của các đối tác thương mại chính. Cụ thể, ở mức hiện tại thì biên độ hợp lý có lẽ là trên dưới 5% thay vì 3%. Nếu nước lên thì thuyền lên và ngược lại.
Thứ hai, NHNN nên là cơ quan duy nhất đưa ra các thông điệp về chính sách tiền tệ. Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc danh sách theo dõi của một số nước về việc nhà nước bóp méo thị trường (trong đó các chính sách liên quan đến tài chính và tiền tệ thường nhạy cảm nhất) và từ đó họ sẽ đưa ra các chính sách bất lợi cho Việt Nam. Trong đó, ngân hàng trung ương không độc lập là một cái cớ rõ ràng. Do vậy, để tránh bất lợi này, tốt nhất thì NHNN nên là nơi duy nhất đưa ra các thông điệp về chính sách tiền tệ.
Theo thesaigontimes.vn
Xu thế dòng tiền: Chờ kết quả kiểm tra đáy Mặc dù VN-Index có phiên cuối tuần chững đà giảm nhưng các chuyên gia vẫn chưa tỏ ra lạc quan hơn, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tiếp tục đứng ngoài, giải ngân thăm dò với danh mục đầu tư dài hạn hoặc cơ cấu lại danh mục với tỷ trọng thấp là những chiến lược được thực hiện trong tuần qua. Các...