Giải cứu cháu bé bị bạo hành nghiêm trọng
Chiều tối 25.6, ông Nguyễn Tuấn Sinh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau thông tin: “Chúng tôi phối hợp cùng Phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội Công an tỉnh Cà Mau, Công an TP.Cà Mau giải cứu, cách ly khẩn cấp cháu Nguyễn Thúy Vy (3 tuổi) tuổi bị bạo hành trong thời gian dài, đến nơi an toàn”.
Cháu Vy và mẹ được đưa về Bệnh xá Công an tỉnh Cà Mau
Theo thông tin ban đầu, cháu Nguyễn Thúy Vy là con thứ 2 của chị Nguyễn Thị Đẹp và anh Nguyễn Dương Hoàng Anh (ngụ khóm 6, phường 6, TP.Cà Mau). Nhưng khoảng 4 tháng nay, do không chịu đựng nổi sự đánh đập, hành hạ của chồng, chị Đẹp bỏ trốn.
Sau khi chị Đẹp trốn, hai đứa con nhỏ của chị thường xuyên bị bà nội, cha, cô ruột… đánh đập.
Tiếp xúc với PV, nhiều người dân sống xung quanh nhà anh Hoàng Anh kể: “Chị Đẹp đi để lại ba đứa con, nhưng đứa đầu 7 tuổi, biết nghe lời và tự sinh hoạt cá nhân được. Còn cháu Vy và cháu Nguyễn Trọng Nhân (đã chết) thường xuyên bị đánh đập. Ăn chậm cũng bị đánh, cháu tiêu, tiểu trong quần cũng bị đánh. Và cháu Nhân đã chết (4 giờ sáng ngày 21.6) sau buổi chiều bị người nhà đánh. Khoảng thời gian chị Đẹp ở bên chồng, là chuỗi ngày chị bị gia đình chồng hành hạ, đánh đập, thậm chí bỏ đói”.
Được biết, cháu Vy bị cha đánh vào ngày 18.6, nhưng đến khi cháu Nhân chết, chính quyền địa phương mới phát hiện và vận động gia đình đưa cháu vào nhập viện. Nhưng sau khi vào nhập viện, gia đình liên tục đưa cháu về nhà và tiếp tục có hành vi bạo hành.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Tuấn Sinh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Cà Mau cho biết: “Trước mắt, chúng tôi đưa cháu Vy về Bệnh xá Công an để điều trị bệnh nội khoa cho cháu, cũng như bảo vệ an toàn cho hai mẹ con, đồng thời sẽ hỗ trợ cho mẹ cháu Vy (do chị Đẹp quá nghèo) trong thời gian nuôi con. Số tiền viện phí sẽ do đơn vị chúng tôi chi trả. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với công an làm rõ hành vi bạo hành”.
Bác sĩ Trần Việt Sơn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau thông tin: “Đối với trường hợp tử vong của cháu Nhân, khi người nhà cháu đưa đến nhập viện thì tim đập rất rời rạc và tử vong sau đó ít phút. Còn riêng với trường hợp cháu Vy, khi vào nhập viện trên người cháu có nhiều vết bầm và bị viêm phổi”.
Hiện cơ quan điều tra Công an tỉnh Cà Mau đang vào cuộc điều tra vụ việc.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Phẫn nộ với cách bạo hành trẻ em
Nhẹ thì chửi mắng, xúc phạm, nặng thì thượng cẳng chân hạ cẳng tay không thương xót với con.
Chuyện bạo hành trẻ em hiện nay diễn ra không chỉ ở những vùng sâu, vùng xa - những nơi điều kiện kinh tế và dân trí còn thấp mà ngay cả những khu vực thành phố lớn, các đô thị được xem là văn minh vẫn tồn tại những thực trạng đau lòng.
Các vụ bạo hành trẻ em ngày một nghiêm trọng, tăng tiến cả về số lượng và mức độ. Nhưng điều khiến người ta sửng sốt, đau buồn hơn là nhiều vụ bạo hành dã man, tàn bạo lại do chính bố mẹ, người thân ruột thịt trong gia đình các em gây ra. Nhẹ thì chửi mắng, dùng lời lẽ để đay nghiến, xúc phạm các em. Nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi, thậm chí là các biện pháp dã man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm như: Nước sôi, roi sắt, xích cùm, bắt ăn phân sống...
Hổ dữ... "ăn thịt" con
Vụ việc cháu bé Châu Văn Phúc Thiên, 13 tuổi đang sinh sống tại tỉnh Ninh Thuận bị chính cha mẹ ruột của mình dùng dây xích trói, buộc vào cửa và bạo hành dã man vào đúng ngày 1/6 ngày Quốc tế Thiếu nhi mới đây đang khiến dư luận hết sức bất bình. Nhìn những thương tật trên khắp cơ thể cháu Thiên, người ta không khỏi bàng hoàng về hành vi thú tính của những bậc làm cha, làm mẹ với chính đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Chuyện đau lòng đó cũng xảy ra với bé Diễm Quỳnh, 10 tuổi ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Bé đã phải nhập viện cấp cứu sau khi bị chính bố đẻ của mình là Đặng Quốc Hùng đánh đập tàn nhẫn.
Cháu Châu Văn Phúc Thiên bị chính cha đẻ thường xuyên xích chân và đánh đập
Trước đó, ngày 16/11/2011, TAND tỉnh Thanh Hóa đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Quang (31 tuổi, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống) 20 năm tù về tội Giết người. Quang là kẻ tàn nhẫn khi tẩm xăng thiêu sống bé Linh - đứa con trai bé bỏng mới 3 tuổi của mình vào tháng 4/2011 khiến không ít người vô cùng phẫn uất.
Theo báo cáo của Bộ LĐ TB&XH về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta cho thấy, số lượng vụ xâm hại trẻ em bị cơ quan chức năng phát hiện hàng năm càng ngày càng tăng với những con số giật mình. Năm 2009 là 3.000 vụ đến năm 2011 đã tăng lên hơn 7.000 vụ. Đây là theo con số thống kê các vụ việc bị phát hiện, được đưa ra ánh sáng, bị xử lý, còn con số thực sự có thể lớn hơn rất nhiều.
Một bé khác cũng bị cha đẻ bạo hành tàn nhẫn là Bùi Xuân Thuận (10 tuổi, ở huyện An Dương, Hải Phòng) bị chính bố đẻ của mình là Bùi Xuân Phong hành hạ. Hoàn cảnh của Thuận rất thương tâm, mồ côi mẹ từ khi 6 tuổi. Người cha bỏ nhà đi lang bạt, để mặc anh em Thuận cho bà nội nuôi nấng. Từ khi người cha Bùi Xuân Phong có vợ mới, hai anh em Thuận phải xa rời vòng tay bà nội để về sống cùng với cha và mẹ kế. Thuận đã phải chịu sự đánh đập dã man nhiều lần trong suốt một thời gian dài. Người bố tàn ác đã bắt Thuận cởi trần truồng, dùng dây điện có lõi đồng quật tới tấp vào người khiến toàn thân bé Thuận tím đen, chằng chịt sẹo. Tàn nhẫn hơn, thậm chí Phong còn bắt đứa con trai côi cút của hắn phải ăn... phân.
Những vụ bạo hành liên tiếp được báo chí phát hiện và phản ánh gây rúng động dư luận xã hội, khiến người ta lo sợ về tính chất thô bạo mà người lớn đang ứng xử với các em. Với lối biện minh "con hư thì cha mẹ phải dạy", hay "con tôi sinh ra tôi có quyền đánh", nhiều bậc làm cha, làm mẹ đã tự cho mình cái quyền được dạy dỗ con cái bằng bạo lực. Họ xem việc đánh đập, đối xử hung bạo với con là chuyện hết sức bình thường, không có gì đáng phải nói. Điều này không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe mà còn làm tổn thương tinh thần lâu dài đối với các em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em gia tăng.
Bé Diễm Quỳnh với nhiều vết thương tích trên người
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, có thể xuất phát từ sự nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ của người dân về quyền trẻ em, cũng như các quy định pháp luật liên quan.
Những vụ việc trẻ em bị bạo hành đang được các phương tiện truyền thông đăng tải ngày càng gia tăng khiến nhiều người không khỏi giật mình hoang mang. Người ta thắc mắc, tại sao ngày càng có nhiều ông bố, bà mẹ lại có thể nhẫn tâm đối xử với con ruột của mình một cách tồi tệ và mất nhân tính đến như vậy.
Nhiều vụ việc không được đưa ra ánh sáng
Luật sư Phạm Chí Công - Đoàn luật sư Hải Dương cho rằng, hành hạ, ngược đãi trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm, vì đây là đối tượng có khả năng tự vệ kém. Thậm chí có những đối tượng khả năng tự vệ chỉ bằng không. Tuy nhiên luật pháp hiện hành chưa đủ răn đe và mặc dù đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm.
Theo đánh giá của ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên và nhi đồng của Quốc hội thì công tác quản lý của nhà nước về phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em còn nhiều yếu kém. Việc giáo dục, truyền thông còn chưa hiệu quả, dịch vụ bảo trợ cho trẻ em còn nhiều khó khăn và chưa thật đồng bộ. Đây có thể là lý do khiến nhiều vụ bạo hành trẻ em không bị phát hiện và xử lý một cách triệt để.
Điều đáng buồn nhất trong các vụ bạo lực trẻ em xảy ra gần đây chỉ được phanh phui khi báo chí lên tiếng hoặc do hàng xóm tốt bụng trình báo. Tâm lý của các cháu sợ trình báo vì lo lại bị bố mẹ mắng, đánh như trường hợp cháu Phúc Kiên, 9 tuổi ở Ninh Thuận. Hơn hai năm giời, cháu bị người cha tàn ác cứ mỗi khi say rượu về là cầm roi quất, cắn rách người, xé toạc quần áo đang mặc, thậm chí cầm gậy quật gãy tay, gẫy chân. Nhưng cháu đều cắn răng chịu đựng cho đến khi được hàng xóm phát hiện, báo chính quyền.
Bạo lực trẻ em cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2008 cho thấy, 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra từ 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ.
Những sự việc ngược đãi thương tâm này một lần nữa khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Vậy vai trò của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội đang ở đâu?. Họ cần phải làm gì để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những sự ngược đãi thương tâm?. Tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em đang có xu hướng nghiêm trọng, phức tạp và đã trở thành một vấn đề xã hội cấp bách hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều đáng nói là mối nguy hiểm rình rập trẻ em hiện nay không chỉ đến từ xã hội mà còn đến từ chính những người thân thiết, gần gũi của các em.
Theo Ths. Nguyễn Thị Oanh - Chuyên gia xã hội học: Thời gian gần đây, người dân đã nhạy bén, mạnh dạn hơn trong đấu tranh, tố cáo chống lại bạo hành trẻ em. Đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Tôi gọi việc này là sự lây lan tích cực. Tôi thấy báo chí và các ngành cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, tổ chức thảo luận bàn tròn để xem vì sao chuyện này cứ diễn ra ngấm ngầm trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về quyền trẻ em và cách bảo vệ trẻ em đến từng khu phố, từng gia đình để làm thay đổi nhận thức người dân.
Ông Trần Quốc Thuận - Nguyên phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết: Với từng vụ riêng lẻ, người ta sẽ giải quyết bằng cách khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam khẩn cấp những người vi phạm. Nhưng đó chỉ là biện pháp mang tính chữa cháy, còn trên bình diện tổng, các tổ chức, đoàn thể phải có trách nhiệm tích cực hơn, cùng góp tay giải quyết tận gốc tình trạng nhức nhối này. Hiện nay, có rất nhiều trẻ em ở vùng sâu vùng xa phải lao động nặng nhọc quá sức, bị đánh đập, bỏ đói nhưng chưa thực sự được xã hội quan tâm. Vấn đề ở đây không phải chỉ trừng trị, mà quan trọng hơn là tuyên truyền, giáo dục, làm thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: Trẻ em bị người lớn bạo hành, đàn áp, đánh đập trong những năm tháng tuổi thơ, tâm lý sẽ bị tổn thương rất lớn, để lại ấn tượng khó phai mờ. Mặt khác, trẻ còn bị ác cảm, căm ghét người lớn. Chúng dễ nảy sinh tính hung hăng, thích gây gổ với người khác. Nếu trẻ được yêu thương, chăm sóc chu đáo khi lớn lên sẽ đối xử với mọi người nhân từ và ngược lại. Qua nghiên cứu cho thấy, rất nhiều trẻ em trở thành tội phạm đều bắt nguồn từ nguyên nhân các em từng bị đối xử tàn tệ khi còn nhỏ.
Anh Bùi Quang Hưng - Cán bộ xã Quế Châu, Quế Phong (Nghệ An) cũng cho biết: Từ trước đến nay, người Việt Nam rất bảo thủ khi cho rằng "thương cho roi cho vọt" nên xem chuyện trách mắng, roi vọt là bình thường. Quan niệm cổ hủ trên, khiến chính quyền địa phương, tổ dân phố cũng gặp phải không ít khó khăn nếu muốn can thiệp. Vì vậy, theo tôi các tổ chức, đoàn thể cần phải tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức bình đẳng, ưu tiên quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em phải được coi là những công dân thực sự trong mỗi gia đình và xã hội. Thay đổi nhận thức phải bắt đầu từ các bậc làm cha, làm mẹ.
Còn theo chị Nguyễn Minh Anh (Đống Đa - Hà Nội): Việc bạo hành đối với trẻ em cần được đưa ra pháp luật để giải quyết, xử lý mạnh tay. Kể cả những phụ huynh vi phạm với chính con đẻ của mình cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không thể châm chước cho lý do là: Con mình, mình dạy để lạm dụng bạo hành các em. Việc quan trọng không kém là nghiên cứu, ban hành các chế tài xử phạt đủ sức răn đe. Đối với những trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự thì cần tiến hành điều tra xử lý và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ trẻ em, cũng như chính quyền địa phương.
TS Nguyễn Hải Hữu - Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em băn khoăn: Nhiều huyện trên cả nước hiện nay chưa có nổi một cán bộ chuyên trách về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Đó là cái khó cho chúng tôi hoạt động hiệu quả. Ngân sách 1 năm đầu tư cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em thấp, cả Trung ương và địa phương chưa nổi 100 tỷ đồng cho 23 triệu trẻ em. Vì thế, hầu như ngân sách mới chỉ tập trung cho giáo dục, chữa bệnh. Còn bảo vệ và vui chơi là hai vấn đề chưa thực sự được quan tâm.
Nỗi đau xác thịt trên cơ thể có thể liền da, phai mờ theo năm tháng nhưng những "vết sẹo" tâm hồn thì không dễ dàng phai mờ. Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Ngọc Bích nhận định: "Không phải trực tiếp bị đánh đập, chửi mắng, mà các em nhỏ chỉ cần thường xuyên phải chứng kiến cảnh đó cũng đã bị ảnh hưởng rất nặng nề. Những em đó thường có biểu hiện lầm lì, trầm cảm hoặc quá hiếu động, không nghe lời người lớn. Thậm chí các bé còn dám đánh luôn cả người lớn. Việc chữa trị thể xác, phục hồi tâm lý cho các em bị bạo hành gia đình thường phức tạp và mất thời gian. Quan trọng là các em phải được sống trong môi trường thương yêu, giáo dục đúng đắn, nhất là không tái diễn bạo hành."
Theo NDT
TPHCM: Cha dượng đánh con 3 tuổi tàn ác Đánh con 3 tuổi đến rách gan, dập tinh hoàn, đa chấn thương... phải nhập viện cấp cứu. Người bố dượng tàn ác vừa bị tạm giữ điều tra hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ em. Chấn thương nghiêm trọng Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, khi phóng viên hỏi về trường hợp của bé Nguyễn Hoàng Anh, ngụ tại quận Gò...