Giải cứu 4 cô giáo và 20 trẻ mầm non: Nhà mô hình thành phao cứu sinh
Trong lúc nguy cấp, người dân địa phương đã vớt lấy mái nhà mô hình trong khu vui chơi ở trường mầm non làm phao, rồi đặt các bé mầm non ngồi vào trong, bơi vượt qua cơn lũ.
Mái nhà mô hình trở thành phao cứu sinh để cứu học sinh bị kẹt trong lũ quétẢnh: Xuân Hạnh
Câu chuyện cô trò mầm non (Trường mầm non xã An Hiệp, H.Tuy An, Phú Yên) vượt qua cơn lũ dữ nhờ mái nhà mô hình ở khu vui chơi đã lan truyền khá nhanh ở Phú Yên.
Cô Võ Thị Thu Sương, Hiệu trưởng Trường mầm non xã An Hiệp (thôn Mỹ Phú 2, xã An Hiệp), cho biết mái nhà mô hình là do các cô giáo ở trường tự làm bằng tôn, hình bán nguyệt mô phỏng theo tai nấm, có đường kính hơn 1m. Mô hình này lắp ở khu vui chơi của trường.
“Tôi cũng không ngờ, chính mô hình này lại cứu các cháu trong lúc nguy cấp”, cô Sương kể.
Sách vở, giáo trình, học cụ ngập trong bùn đất khi cơn lũ qua đi Ảnh cắt từ clip do Tỉnh đoàn Phú Yên cung cấp
Cô Sương kể lại, khoảng 12 giờ ngày 13.12, trong lúc các cháu ăn trưa vừa xong thì trời mưa như trút, nước lũ tràn vào trường học. Các giáo viên của trường vội vã gọi điện thoại cho phụ huynh đón các cháu về. Lúc này, phụ huynh chỉ đón được một số cháu, còn gần 20 cháu và giáo viên bị mắc kẹt tại phòng học của trường.
Nước lũ dâng nhanh, ngập hơn nửa phòng học, đường vào trường đã ngập sâu, phụ huynh không thể vào bên trong đưa các cháu về.
Video đang HOT
Cô Sương kể tiếp: “Tủ sách cao hơn 1,8 m mà cũng ngập luôn. Lúc này, mấy cô giáo phải kê bàn ghế rồi các cháu đu vào người cô, cô đu vào cửa sổ để tránh lũ. Lúc ấy hoảng lắm, mọi người cố gắng dùng điện thoại để liên lạc người thân và các lực lượng cứu hộ, la lớn để bà con ở xung quanh tới cứu. Tuy nhiên, những người bên ngoài cũng không thể vào trường được”.
Các cô giáo ngay lập tức quay lại trường mầm non, dọn dẹp, chuẩn bị cho công tác thường nhật Ảnh cắt từ clip do Tỉnh đoàn Phú Yên cung cấp
Theo cô Sương, trước tình thế nguy cấp, một số thanh niên ở địa phương không sợ nguy hiểm bơi vào trường rồi lấy mái nhà ở khu vui chơi trẻ em, lấy thùng xốp trong trường, làm phao cứu sinh để các em ngồi vào, đưa cô trò rời trường an toàn.
Anh Bùi Xuân Đồng, một trong những người trực tiếp cứu các cô trò, kể: “Lúc đó mưa lớn lắm, nước về nhanh, dâng lên rất cao bao lấy trường, trong khi các cô cháu mắc kẹt lại trong trường. Không chỉ riêng tôi, nhiều anh em khác cũng chẳng nghĩ ngợi gì, cứ bơi vào bên trong phòng học để đưa từng em ra ngoài. Cũng may, nhờ có cái mái nhà ở khu vui chơi trẻ em làm phao nên đưa các em ra ngoài rất an toàn. Nếu không có mái nhà mô hình, chắc chuyện cứu các cháu cũng khá căng. Lúc đó cũng chẳng nghĩ gì, chỉ lo cứu các cô trò thôi”.
Cô Sương lúc nhắc lại chuyện vượt lũ cũng chưa hết lo: “Nếu lúc đó không có mọi người chắc cô, trò gặp chuyện chẳng lành quá”.
Dọn dẹp trường mầm non trong ngày 14.12, sau khi lũ rút Ảnh cắt từ clip do Tỉnh đoàn Phú Yên cung cấp
(Theo Thanh Niên)
Trẻ mầm non học nhiều kỹ năng qua trò chơi
Khi các bé rượt đuổi nhau, đó không chỉ là hoạt động thê chât mà còn thể hiện khả năng phán đoán, vì trẻ sẽ phải liên tục di chuyển, học và tuân thủ luật chơi.
Cô Emily Easterby, Trưởng khối Mầm non, Trường Quốc tế TAS chia sẻ quan điểm nên để các bé thoải mái chơi đùa, bởi vì chơi đùa cũng là học, chứ không nên ép trẻ học chữ, đếm số như kỳ vọng của người lớn.
Thế giới của những đứa trẻ rất ky diệu trong cách mà các bé suy nghĩ, chơi đùa, sáng tạo hay những hành động bắt chước người lớn xung quanh. Đã có những cuộc tranh luận xảy ra giữa các giáo viên bậc mầm non và tiểu học, làm gia tăng áp lực lên giáo viên vê viêc co nên ep buôc tre hoc sơm hay không.
Chúng ta co nên đẩy những kiến thức của một học sinh lớp một xuống học sinh lớp Lá, và kiến thức của đứa bé 5 tuổi phải được học tập bởi đứa bé chỉ vừa tròn 4 tuổi? Hầu hết các bậc phụ huynh luôn sống trong tâm thế lo sợ con mình không tiếp thu đủ những kiến thức mà các con cần thông qua việc học tập ở trường, điều này dẫn đế hệ luỵ là chúng ta thường ep trẻ "chín ép".
Một đứa trẻ đi học ở trường mầm non sẽ dành ra 8 tiếng mỗi ngày để học cách đếm số từ 1 đến 100, tính xem bạn Nam sẽ còn lại bao nhiêu qua táo sau khi đã ăn hết 20 qua và học cách phân biệt tiếng động cua môi trương xung quanh. Nhưng nhiêu khi bé phải bỏ qua suy nghĩ của chính minh về những việc xảy ra xung quanh, thậm chí đó là những tình huống các em chỉ mới đối mặt lần đầu đê đưa ra hành động ứng xử phù hợp (với yêu cầu của người lớn) trong mỗi giây phút trong ngày.
Cac tro chơi se giup tre kêt nôi vơi ban be, phat triên thê chât va tri tuê.
Cuộc sống của các em vốn dĩ rất đơn gian khi mới 5 tuổi. Do vậy, việc áp đặt những kiến thức của lớp lớn hơn, giảm giờ chơi sẽ làm các em cảm thấy ap lưc va không đươc tư do sống hang ngày. Hãy để các bé chơi đùa, bởi vì chơi đùa cũng là học.
Nếu cho rằng chơi chỉ là chơi thì đã đến lúc chúng ta, những bậc phụ huynh phải suy nghĩ khác đi. Chơi để sáng tạo, hoạt động vơi nhiêu hinh thưc theo nhóm, riêng lẻ, đóng kịch, và một cách chơi mà tất cả các giáo viên đều yêu thích - chơi trong lặng im. Hầu hết các hoạt động này là sự kết hợp của nhiều hình thức chơi khác nhau. Ví dụ, rượt đuổi là hình thức của chơi để hoạt động thê chât kết hợp với chơi theo nhóm bởi vì các con sẽ phải liên tục di chuyển, song song viêc học luật chơi và tuân thủ luật chơi.
Chơi ở trường khác với việc cho trẻ những khối hình và bảo các con chơi với chúng vi cac be co thê tự do lựa chọn hình thức chơi, cách chơi. Do vây, phu huynh nên khởi xướng cho con cách chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tương tác với môi trường xung quanh để kích thích tư duy sáng tạo và suy nghĩ tự do.
Chơi là một cách giúp trẻ cảm nhận những giá trị thực tế của thê giơi xung quanh qua việc người lớn chúng ta để cho trẻ tự khám phá cũng như chứng minh về những khả năng tiềm ẩn của trẻ. Điều này tao cơ hội cho trẻ tự thích ứng với môi trường xung quanh, thực hiện những thao tác khác nhau để có được những kết quả khác nhau. Qua đó, kỹ năng tư duy lý luận sẽ được phát triển, trí tưởng tượng trở nên phong phú hơn, kích thích sự sáng tạo, sự hiểu biết về những cung bậc tình cảm cũng như trẻ sẽ tự trưởng thành, phát triển ngôn ngữ, những ky năng sinh tồn cơ bản, giao tiếp xã hội và cảm xúc cá nhân. Khi chơi, tre thương co tâm ly vui ve, thoai mai do đo dê tìm được đam mê trong những việc mà trẻ thực hiện, điều này giúp trẻ xây dựng được kỹ năng tập trung.
Ngoai ra, chơi đùa con giúp trẻ học hỏi kiến thức từ những nền văn hoá khác nhau, nhất là trong các trường học quốc tế, nơi tập trung nhiều học sinh đến từ nhiều nước trên thế giới. Đối với việc học ngoại ngữ, những giao tiếp xã hội và lời nói đóng góp rất lớn trong việc phát triển của bé. Trẻ em muốn tự giao tiếp với bạn bè của chính các em mà không cần phải thông qua dụng cụ hay nhờ sự giúp đỡ của người khác. Trong khuôn viên chơi đùa, trẻ se không cảm thấy áp lực khi phải đưa ra câu trả lời chính xác theo ý người lớn, và trẻ có quyền được tự do khám phá những lợi ích khi tiếp xúc với một loại ngôn ngữ khác.
Theo Cô Emily Easterby, chơi la cach giup tre mâm non phat triên cac ky năng cân thiêt.
Sự phát triển không ngừng của xã hội, công nghệ cũng như cách mà chúng ta thu thập thông tin dễ dàng nên nhiêu ngươi suy nghĩ rằng chúng ta cần phải cho trẻ học trước chương trình khiên không it bé 5 tuổi phải ngồi làm những bài kiểm tra chất lượng.
Trước khi nhận định điều này là đúng hay sai, chúng ta - ba mẹ của nhưng đưa trẻ nên đăt câu hoi "minh đã từng một lần ngồi lại nói chuyện với con hay chưa?". Nếu đã làm điều này thì chúng ta phải hiểu rằng suy nghĩ của trẻ không thể đánh giá theo bất ky một chuẩn mực nào đã có.
Đối với trẻ 5 tuổi, học lớp Lá, mọi thứ đều có thể xảy ra, không có một giới hạn nào có thể áp dụng lên suy nghĩ cua tre vi thế giới quan của tre còn nhỏ nhưng tri tương tương lai rât phong phu, đa dang hơn những gì mà người lớn nghĩ tới. Do vây, viêc lấy lý do để đặt ra cho con những chuẩn mực của người lớn se giới hạn trẻ trong một chuân mưc ma chưa hăn đa tốt?
Chúng ta cần để trẻ sống đúng tuổi của minh. Việc để cho trẻ được chơi đùa là một phần cân thiêt của chương trình giáo dục mầm non. Ngay cả ở mức độ được chơi căn bản cũng sẽ giúp cho trẻ giải phóng nguồn năng lượng dồi dào trong cơ thê. Vi thê chúng ta thường hỏi rằng "năng lượng đâu mà con chơi mãi không mệt vậy?".
Hãy dành thời gian để biết được những suy nghĩ của con, khám phá thế giới xung quanh, cùng con tìm lời giải cho những vấn đề khó khăn, và quan trọng hơn hết, hãy vui chơi cùng con.
Theo VNE
Phẫn nộ clip cô giáo tát bôm bốp vào mặt bé trai 3 tuổi Cô giáo kéo học sinh vào một góc rồi dùng tay tát liên tiếp vào mặt và véo đùi, véo tay. Theo thông tin trên báo Dân Trí cho biết, vào chiều ngày 15/6, một phụ huynh vừa công bố một đoạn video ngắn ghi lại hình ảnh một cô giáo mầm non có hành động bạo hành trẻ lúc đang ăn tại...