Giải cứu 23 trẻ em ‘lao động khổ sai’
Nhiều trẻ em tại tỉnh miền núi phía Bắc bị đưa vào TP HCM làm việc cho các cơ sở may từ 12 đến 14 tiếng mỗi ngày. Nếu không hoàn thành công việc, các em bị đánh hoặc bỏ đói.
Ngày 29/9, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM bàn giao 23 lao động trẻ em (12-16 tuổi) là người dân tộc Kh’Mú cho Công an tỉnh Điện Biên để đưa các cháu về với gia đình.
Trước đó, Cục Cảnh sát hình sự tại TP HCM nhận được công văn của công an tỉnh Điện Biên đề nghị tìm giúp một số trẻ em ở tỉnh này đang lao động không rõ địa chỉ tại quận Tân Phú.
Kiểm tra hành chính một cơ sở may gia công tại phường Tây Thạnh (quận Tân Phú) do ông Lê Thế Tuấn (35 tuổi) làm chủ, cảnh sát phát hiện 3 trẻ dân tộc Kh”Mú đang làm thuê. Tiếp tục kiểm tra căn nhà của ông Lê Hồng Quang (30 tuổi, em ông Tuấn), công an tìm thấy 9 trẻ khác.
Vài ngày sau, cảnh sát tiếp nhận thêm 5 cháu nữa từ Trung tâm Bảo trợ huấn nghề cô nhi Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai). Tất cả các bé chỉ từ 12 đến 16 tuổi, đều ngụ tại huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên).
Video đang HOT
Nhóm trẻ được đưa về với gia đình. Ảnh: P.N
Ngay sau đó, bà Lê Thị Dục (67 tuổi, mẹ của ông Tuấn và ông Quang) được mời về làm việc bởi các cháu cho biết chính bà đã đưa chúng vào Sài Gòn. Thêm 6 trẻ em khác được bà Dục tự nguyện dẫn đến bàn giao cho công an.
Theo nhà chức trách, bà Dục đã đến xã Mường Mun và Mường Trung (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) để thỏa thuận với gia đình các cháu, đưa vào TP HCM làm việc cho 2 con trai mình. Tại cơ sở may, hàng ngày các cháu cắt chỉ, làm thợ may và được bao ăn ở. Trong 2 năm đầu, những “công nhân nhí” không được hưởng lương; những năm tiếp theo được nhận 500.000 đồng mỗi tháng hoặc 5 triệu đồng một năm.
Trước khi đưa các bé đi, bà Dục đã ứng cho bố mẹ mỗi cháu 1-3,5 triệu đồng. Còn tiền lương sẽ trả về gia đình khi họ cần hoặc khi hết “hợp đồng”.
Các “công nhân” nhí cho biết, họ theo bà Dục vào Sài Gòn khi đã được bố mẹ đồng ý. Tuy nhiên các em không ngờ phải làm việc quần quật từ tinh mơ đến nửa đêm (buổi sáng từ 6h đến 11h và buổi chiều là từ 14h đến 23h).
“Cùng đến làm việc còn có nhiều trẻ khác nhưng đã bỏ trốn do không chịu được điều kiện khắc nghiệt tại đây. Khi làm việc các cháu ăn không đủ no, lại bị đòn vì không hoàn thành công việc nên đã trốn đi xin ăn và được thu gom về trung tâm”, một cán bộ điều tra cho biết.
Cục Cảnh sát hình sự đang phối hợp với Công an TP HCM điều tra để xử lý bà Dục về hành vi vi phạm các quy định về pháp luật lao động. Các con của bà này cũng bị xem xét về hành vi không đăng ký kinh doanh và sử dụng lao động trẻ em trái phép.
Theo VNExpress
Giải cứu nô lệ thời hiện đại tại Anh
Trong những ngày gần đây, cảnh sát của hạt Bedfordshire miền trung nước Anh đã tiến hành giải cứu 24 nô lệ làm việc trong một trại việc làm bẩn thỉu. Khi giải cứu, nhìn thấy tình cảnh của những con người đáng thương với thân hình da bọc xương và thân mình dính đầy phân chó, cảnh sát hạt Bedfordshire thốt lên rằng: "Trung tâm việc làm này không khác gì trại tập trung của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ hai".
Cuộc sống nơi địa ngục
Theo cảnh sát hạt Bedfordshire cho biết, họ nhận được thông tin về trung tâm việc làm đặc biệt này cách đây không lâu qua một email không rõ địa chỉ gửi đến. Lần theo dấu vết địa chỉ mà email kia hướng dẫn, sau nhiều ngày theo dõi, cảnh sát hạt này đã trực tiếp tấn công và giải phóng 24 nô lệ bị giam giữ làm việc ở đây. "Họ rất đáng thương, khi chúng tôi đến giải cứu, trông mặt họ đều ngơ ngác như mất hồn. Thân hình họ thì khẳng khiu vì bị bỏ đói lâu ngày. Không những thế trên người ai cũng đều dính đầy phân chó do phải ở chung với động vật" - một cảnh sát cho biết.
Trại việc làm mà 24 lao động phải sống
Cũng theo những nạn nhân ở đây kể lại thì họ đến trung tâm việc làm này là do lời dụ dỗ ngon ngọt của những kẻ đứng đầu trung tâm, bao gồm 1 phụ nữ và 4 đàn ông. Tất cả những kẻ đứng đầu đều đi tìm những người đã gặp bất hạnh trong cuộc sống và khuyên nhủ họ nên đến trung tâm này làm việc để thay đổi cuộc đời.
Cô Mary - một trong 24 người làm việc tại đây cho biết: "Cuộc sống trước đây của tôi vô cùng bất hạnh. Trong một tai nạn bất ngờ, Chúa đã lấy đi của tôi người chồng và hai đứa con. Lúc đó, tôi đã không biết mình nên làm gì và chỉ muốn được chết cùng với họ. Khi tôi định nhảy từ trên cầu xuống thì bất ngờ có một người từ trong chiếc xe ô tô trên cầu ngăn tôi lại. Anh ta bảo tôi đừng làm gì dại dội và hứa cho tôi một công việc tốt để quên đi chuỗi ngày bất hạnh đã qua. Tôi nghe và đi theo. Không ngờ khi đến đây, cuộc sống của tôi còn thậm tệ hơn địa ngục".
Được biết, trong 24 người được giải cứu lần này bao gồm 17 người Anh, hai người Romania, 3 người Ba Lan và 2 người Nga. Một ngày những người lao động này phải bắt đầu phải làm việc từ 5 giờ sáng và làm cật lực cho đến tối. "Chúng tôi không có ngày nghỉ. Nếu chúng tôi ngưng tay thì sẽ bị chúng đánh đập thậm tệ. Cuộc sống ở đây không khác gì địa ngục" - một trong những nạn nhân tại trung tâm việc làm cho biết.
Chờ ngày xét xử những kẻ bạc đãi lao động
Lịch làm việc hàng ngày của 24 lao động này là 4h30 ngủ dậy, sau khi vệ sinh cá nhân, không được ăn sáng họ đã bị tống lên xe để đến lao động tại những công xưởng chuyên gia công những mặt hàng độc hại liên quan tới nhựa. Trong suốt thời gian làm việc, những công nhân này không được nghỉ ngơi trừ thời gian 15 phút ăn bữa trưa, sau đó họ lại phải tiếp tục làm việc cho đến tối mịt. Tối về, những người lao động này được ăn bữa tối nhưng chưa bao giờ đủ no. Đêm đến họ phải sống trong một cái nhà kho rộng, nơi mà chủ trại nuôi rất nhiều các loại gia súc, gia cầm khác.
Cảnh sát hạt Bedfordshire bắt giữ những kẻ đứng đầu trại lao động
Không những thế, điều kiện sinh sống của những lao động này vô cùng hà khắc khi họ không có nước sạch và nhà vệ sinh sử dụng. "Tất cả đều bị dồn vào một nhà kho trông như một cái cũi khổng lồ. Tiểu tiện và đại tiện ngay tại xung quanh ngôi nhà khiến cho môi trường ở đây ô nhiễm một cách khủng khiếp" - cảnh sát địa phương cho biết.
Các bác sỹ chữa trị cho 24 lao động tại trại việc làm này cho biết: "Tất cả họ đều ở dạng suy dinh dưỡng nặng. Trong 24 lao động thì 20 người chỉ còn da bọc xương. Họ ăn không đủ no, lại còn phải lao động quá sức nên thể trạng rất yếu. Khi đưa cả 24 người vào đây, chúng tôi đã cảm thấy quá bất ngờ khi ở thời điểm này vẫn còn những người khổ như vậy".
Hiện tại những lao động này đang được điều trị tâm lý sau chuỗi ngày bị hành hạ cả thế xác lẫn tinh thần trong trại lao động trên. Còn những kẻ đứng đầu trại lao động này đang bị bắt giữ để chờ ngày ra tòa. Theo luật pháp nước Anh thì những kẻ bạc đãi lao động này có thể bị phạt tù từ 7-14 năm.
Theo Nguoiduatin
Trung Quốc giải phóng hàng chục 'nô lệ lò gạch' Giới chức Trung Quốc hôm nay cho biết họ đã cứu 30 công nhân ra khỏi nơi làm việc với điều kiện khắc nghiệt như nô lệ tại các lò gạch phi pháp ở miền trung nước này. Báo chí địa phương cho hay các nạn nhân của tình trạng lạm dụng thường bị đánh đập, có người đã chịu đựng cảnh nô...