Giãi bày của nhà đầu tư “mắc cạn” tại TP Đà Nẵng
“Chúng tôi đầu tư hơn 130 tỷ đồng xây dựng Bến xe phía Nam TP Đà Nẵng theo Quy hoạch phát triển đô thị của thành phố nhưng sau 2 năm khánh thành, địa phương vẫn án binh bất động, không đưa ra được giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.
Trước sự việc Công ty CP Đức Long Đà Nẵng (thuộc Tập đoàn Đức Long Gia Lai) từ TP Đà Nẵng ra Hà Nội làm việc với Bộ GTVT đưa ra những đề xuất kiến nghị Bộ vào cuộc “giải cứu” doanh nghiệp đang “mắc cạn” tại địa phương này với dự án Bến xe phía Nam đầu tư hơn 130 tỷ sau 2 năm khánh thành vẫn gần như bị bỏ hoang phế, PV Dân trí đã có cuộc phỏng vấn ông Phan Xuân Viên – Giám đốc bến xe Đức Long Đà Nẵng về vụ việc.
Ông Phan Xuân Viên – Giám đốc bến xe Đức Long Đà Nẵng cho rằng TP Đà Nẵng đối xử giữa nhà đầu tư của TP Đà Nẵng với các nhà đầu tư của tỉnh khác đến đầu tư tại TP Đà Nẵng là chưa công tâm và không công bằng.
Thưa ông Viên, xuất phát từ đâu Công ty CP Đức Long Đà Nẵng thuộc Tập đoàn Đức Long Gia Lai lại đầu tư xây dựng Bến xe khách phía Nam TP Đà Nẵng?
Ông Phan Xuân Viên: Trước hết, Đức Long chúng tôi là một đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm đầu tư xây dựng các bến xe. Gần đây nhất, chúng tôi đã xây dựng thành công 2 bến xe gồm Đức Long Gia Lai và Đức Long Bảo Lộc.
Chính vì vậy, khi được biết TP Đà Nẵng có chủ trương kêu gọi đầu tư đồng thời có Quy hoạch phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng của thành phố giai đoạn đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã được HĐND TP Đà Nẵng phê duyệt, ban hành bằng văn bản ghi rõ: Bến xe khách liên tỉnh gồm bến xe khách liên tỉnh phía Bắc để phục vụ các tuyến vận chuyển khách từ Đà Nẵng đi các tỉnh phía Bắc. Bến xe khách liên tỉnh phía Nam để phục vụ các tuyến vận chuyển khách từ Đà Nẵng đi các tỉnh phí Nam, Tây Nguyên, Công ty Đức Long đã xin đầu tư nên làm tờ trình, đăng ký làm việc với lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng để báo cáo về việc quyết định đầu tư dự án Bến xe phía Nam Đà Nẵng.
Và chúng tôi đã rất vui mừng khi được lãnh đạo TP Đà Nẵng ủng hộ đầu tư bến xe phía Nam, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của ông Nguyễn Bá Thanh, khi đó đang giữ cương vị Bí thư Thành ủy – Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng và nay là Trưởng ban Nội chính Trung ương. Trong quá trình đâu tư dự án, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và hợp tác nhiều mặt từ phía lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành và nhân dân huyện Hòa Vang.
Xin ông cho biết quy mô và tổng kinh phí xây dựng bến xe phía Nam mà Công ty CP Đức Long Đà Nẵng đã thực hiện? Theo dự kiến, khi bến xe phía Nam đi vào hoạt động sẽ giải quyết được những vấn đề gì?
Bến xe hơn 130 tỷ đồng sau 2 năm khánh thành vẫn đang bị bỏ hoang phí tại TP Đà Nẵng.
Ông Phan Xuân Viên: Bến xe Đức Long Đà Nẵng có diện tích trên 63.000m2, nằm sát quốc lộ 1A, được đầu tư trên 130 tỷ đồng, với hệ thống các công trình phụ trợ như ga hành khách, trung tâm điều hành, trung tâm thương mại dịch vụ được đánh giá là trong top hiện đại nhất cả nước được khánh thành vào tháng 6/2012.
Việc xây dựng Bến xe phía Nam nhằm hoàn thiện một phần quy hoạch củađô thị, cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 phục vụ nhân dân, hành khách đi lại các tuyến phía Nam và Tây Nguyên, giảm ùn tắc giao thông các phương tiện vào nội đô, chia sẻ và giảm chi phí đầu tư từ nguồn ngân sách .
Video đang HOT
Sau 2 năm khánh thành, bến xe vẫn đang bị bỏ phí, theo ông, nguyên do từ đâu khiến doanh nghiệp “ngã ngựa” và thiệt hại cho doanh nghiệp ra sao?
Ông Phan Xuân Viên: Đã gần 2 năm từ khi bến xe khánh thành, công ty chúng tôi đã gặp phải những khó khăn thuộc về cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng như chưa giải quyết dứt điểm công tác đền bù, giải tỏa các hộ dân phía trước bến xe để tạo sự thông thoáng mặt tiền, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông khi ra vào bến.
Điều quan trọng nhất là UBND TP Đà Nẵng đã không thực thực hiện đúng quy hoạch của thành phố là phân chia luồng tuyến vận tải khách hợp lý trên hai đầu bến xe Nam, Bắc. UBND TP Đà Nẵng đã không thực hiện đúng theo Quyết định số 524/QĐ-UB ngày 24/1/2005 do chính UBND TP Đà Nẵng ban hành, không đưa bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng ra phía Bắc quận Liên Chiểu để thành lập bến xe phía Bắc, không phân định tuyến xe phía Bắc, phía Nam theo đúng quy hoạch mà ngược lại UBND TP Đà Nẵng còn ban hành văn bản số 3748/UBND-QLĐTh giao đất cho Công ty vận tải và quản lý bến xe Trung tâm thành phố thuê đất 50 năm để tiếp tục kinh doanh dịch vụ bến xe này cho thấy sự khuất tất và không bình thường.
Chúng tôi thấy rằng việc TP Đà Nẵng đối xử giữa nhà đầu tư của TP Đà Nẵng với các nhà đầu tư của tỉnh khác đến đầu tư tại TP Đà Nẵng là chưa công tâm và không công bằng.
Quy hoạch phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng của TP Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 định hướng rõ bến xe phía Nam phục vụ vận tải đi phía Nam và Tây Nguyên.
Với số tiền đầu tư hơn 130 tỷ đồng xây dựng bến xe rồi bỏ trống suốt gần 2 năm, mỗi ngày doanh nghiệp lỗ 20 triệu đồng lãi ngân hàng, tổng thiệt hại đến thời điềm này hơn 20 tỷ đồng. Thêm vào đó là hơn 30 lao động của công ty mất việc làm, công trình xuống cấp dẫn tới nguy cơ không thể thu hồi vốn đầu tư. Doanh nghiệp chúng tôi đã trót đặt niềm tin vào chủ trương kêu gọi của chính quyền giờ bị “ngã ngựa”.
Được biết, doanh nghiệp đã có buổi làm việc với Bộ GTVT đề xuất được tháo gỡ vướng mắc, mong muốn nguyện vọng của doanh nghiệp với Bộ, với chính quyền Đà Nẵng như thế nào?
Ông Phan Xuân Viên: Là doanh nghiệp đã thực hiện chủ trương kêu gọi đầu tư của TP Đà Nẵng và luôn tuân thủ Quy hoạch phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng của TP Đà Nẵng nhưng bị chính quyền địa phương phớt lờ, chúng tôi chỉ mong muốn Bộ GTVT, chính quyền các cấp TP Đà Nẵng xem xét thực hiện dúng quy hoạch phát triển giao thông công chính TP Đà Nẵng theo Quyết định số 524/QĐ-UB ngày 24/1/2005 do chính UBND TP Đà Nẵng ban hành.
Chúng tôi cũng đề nghị UBND TP Đà Nẵng phải xử lý dứt điểm công tác đền bù, giải tỏa các hộ dân ở phía trước bến xe để tạo nên sự thông thoáng mặt tiền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cũng như đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông khi ra vào bến.
Nếu những khó khăn trên không được chính quyền TP Đà Nẵng tháo gỡ kịp thời, chúng tôi sẽ đề nghị chuyển giao Bến xe phía Nam cho UBND TP Đà Nẵng và xin được hoàn lại vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư.
Xin cảm ơn ông!
Trước sự khẩn cứu của Công ty CP Đức Long Đà Nẵng, một doanh nghiệp bị “mắc cạn” khi “trót tin” Quy hoạch phát triển đô thị của TP Đà Nẵng đổ hơn 130 tỷ đồng xây dựng bến xe phía Nam, Bộ GTVT đã có buổi họp bàn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Phan Xuân Viên cho biết, tại buổi tiếp xúc với doanh nghiệp, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cùng các vụ, cục liên quan lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp, báo cáo Bộ trưởng để đưa ra phương án cụ thể trong thời gian tới. “Thứ trưởng cũng cho rằng việc doanh nghiệp xây dựng bến xe phục vụ lợi ích xã hội, đặc biệt là một bến xe hiện đại, nếu bỏ trống là sự lãng phí, tổn thất cho bản thân người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy, Bộ GTVT căn cứ vào thực tế, sẽ có những giải pháp, cùng với UBND TP Đà Nẵng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Đức Long nói riêng và các doanh nghiệp hướng tới phân khúc này nói chung. Quan điểm của Bộ GTVT là vì lợi ích của cộng đồng, rồi mới đến phát triển kinh tế của doanh nghiệp”, ông Viên cho biết.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế (thực hiện)
Theo Dantri
Bộ GTVT họp bàn "giải cứu" nhà đầu tư "mắc cạn" tại TP Đà Nẵng
Trước sự khẩn cứu của Công ty CP Đức Long Đà Nẵng, một doanh nghiệp bị "mắc cạn" khi "trót tin" Quy hoạch phát triển đô thị của TP Đà Nẵng đổ hơn 130 tỷ đồng xây dựng bến xe phía Nam, Bộ GTVT đã có buổi họp bàn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngày 24/2, Bộ GTVT đã có buổi làm việc với công ty CP Đức Long Đà Nẵng (thuộc Tập đoàn Đức Long Gia Lai) nhằm tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp này trong việc xây dựng Bến xe phí Nam trị giá hơn 130 tỷ đồng tại TP.Đà Nẵng nhưng đang nằm "án bính bất động" sau gần 2 năm khánh thành.
Bến xe phía Nam được Công ty CP Đức Long Đà Nẵng đầu tư hơn 130 tỷ xây dựng sau 2 năm khánh thành đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Chính quyền thờ ơ, doanh nghiệp "ngã ngựa"
Theo đơn kiến nghị gửi báo điện tử Dân trí và các cơ quan chức năng, thực hiện chủ trương kêu gọi đầu tư của TP Đà Nẵng và tuân thủ Quy hoạch phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng của thành phố giai đoạn đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã được HĐND TP Đà Nẵng phê duyệt đưa Bến xe trung tâm Đà Nẵng ra phía Bắc huyện Liện Chiểu để thành lập bến xe phía Bắc và thành lập thêm bến xe phía Nam thuộc huyện Hòa Vang nhằm đáp ứng nhu cầu lâu dài phục cụ việc đi lại, vận tải ngày càng tăng đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và mỹ quan TP Đà Nẵng, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã đầu tư xây dựng dự án Bến xe phía Nam thành phố.
Bến xe Đức Long Đà Nẵng có diện tích trên 63.000m2, nằm sát quốc lộ A, được đầu tư trên 130 tỷ đồng, với hệ thống các công trình phụ trợ như ga hành khách, trung tâm điều hành, trung tâm thương mại dịch vụ được đánh giá là trong top hiện đại nhất cả nước được khánh thành vào tháng 6/2012.
Theo ông Phan Xuân Viên - Giám đốc bến xe Đức Long Đà Nẵng, sau gần 2 năm hoạt động, bến xe trăm tỷ này vẫn "vắng như chùa bà Đanh", đứng trước nguy cơ sụp đổ do những nguyên nhân về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết một cách thiếu công tâm và khách quan của UBND TP.Đà Nẵng.
Cụ thể, sau khi kêu gọi đầu tư thuộc quy hoạch đã phê duyệt, khi bến xe Đức Long Đà Nẵng đi vào hoạt động, UBND TP.Đà Nẵng đã không thựcthực hiện đúng quy hoạch của thành phố là phân chia luồng tuyến vận tải khách hợp lý trên hai đầu bến xe Nam, Bắc. Cùng đó, các cấp chính quyền TP Đà Nẵng đã không rốt ráo giải tỏa 34 hộ dân vẫn còn trong phạm vi quy hoạch biến 34 hộ dân này thành "rào chắn" cản trở bến xe hoạt động.
Quy hoạch phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng của TP Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 định hướng rõ bến xe phía Nam phục vụ vận tải đi phía Nam và Tây Nguyên.
Văn phòng chính phủ chuyển đơn đề nghị UBND TP Đà Nẵng kiểm tra, giải quyết sự việc.
Khi Công ty CP Đức Long Đà Nẵng đề xuất mở tuyến xe buýt để người dân có thể đến bến xe và về trung tâm một cách thuận lợi cũng không được UBND TP Đà Nẵng chấp thuận. Những điều này đã khiến bến xe hiện đại nhất nước trống vắng, thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Ông Viên cho biết, với số tiền đầu tư hơn 130 tỷ đồng xây dựng bến xe rồi bỏ trống suốt gần 2 năm, mỗi ngày doanh nghiệp lỗ 20 triệu đồng lãi ngân hàng, tổng thiệt hại đến thời điềm này hơn 20 tỷ đồng.
Với mong muốn nhận được chia sẻ, giúp đỡ của UBND TP Đà Nẵng, Công ty CP Đức Long Đà Nẵng nhiều lần khẩn thiết đề nghị chính quyền thực hiện theo đúng Quy hoạch khi kêu gọi nhà đầu tư nhưng các cấp chính quyền thành phố Đà Nẵng không mấy "mặn mà" khi hồi âm. Thay vào đó, UBND TP Đà Nẵng ra văn bản: Không điều chuyển một số tuyến vận tải khách từ bến xe Trung tâm về BX Phía Nam theo đề nghị của Cty Đức Long Đà Nẵng.Bên cạnh đó, chưa xem xét, giải quyết mở tuyến xe buýt để phục vụ hành khách từ bến xe phía Nam đi trung tâm thành phố.
"Công ty Đức Long đã có nhiều văn bản kêu cứu vượt cấp. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND TP Đà Nẵng xem xét, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Song mọi thứ vẫn im lặng. Mới đây, UBND TP Đà Nẵng còn tiếp tục giao đất 50 năm cho bến xe Đà Nẵng. Điều đó có nghĩaCty Đức Long tại Đà Nẵng đã bị đẩy đến bên bờ sụp đổ vì sự thờ ơ của chính quyền sở tại.
Việc UBND TP Đà Nẵng phá vỡ cam kết (không theo quy hoạch khi kêu gọi đầu tư), là việc làm sai luật. Quy hoạch bị phá vỡ, chẳng khác nào doanh nghiệp trót đặt niềm tin vào chủ trương kêu gọi của chính quyền giờ bị "ngã ngựa". Chúng tôi mong muốn, các cấp chính quyền TP Đà Nẵng nhìn nhận một cách công tâm xem có sự "lợi ích nhóm" nào không mà mọi sự kêu cứu chính đáng của doanh nghiệp đều bị phớt lờ", ông Viên nói.
Bộ GTVT họp bàn "giải cứu" nhà đầu tư "mắc cạn"
Bến xe phía Nam trong top hiện đại nhất cả nước đang bị bỏ phí tại TP Đà Nẵng.
Tiếp nhận sự khẩn cứu của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có cuộc họp bàn tháo gỡ khó khăn cho Công ty CP Đức Long Đà Nẵng.
Ông Phan Xuân Viên cho biết, tại buổi tiếp xúc với doanh nghiệp, Thứ trưởng cùng các vụ, cục liên quan lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp, báo cáo Bộ trưởng để đưa ra phương án cụ thể trong thời gian tới.
"Thứ trưởng cũng cho rằng việc doanh nghiệp xây dựng bến xe phục vụ lợi ích xã hội, đặc biệt là một bến xe hiện đại, nếu bỏ trống là sự lãng phí, tổn thất cho bản thân người dân và doanh nghiệp. Chính vì vậy, Bộ GTVT căn cứ vào thực tế, sẽ có những giải pháp, cùng với UBND TP Đà Nẵng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Đức Long nói riêng và các doanh nghiệp hướng tới phân khúc này nói chung. Quan điểm của Bộ GTVT là vì lợi ích của cộng đồng, rồi mới đến phát triển kinh tế của doanh nghiệp", ông Viên cho biết.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc.
Anh Thế - C ông Bính
Theo Dantri
200 triệu USD mở cửa ngõ vận tải ven biển đồng bằng Bắc Bộ Sáng nay (23/2), lễ động thổ Cụm công trình luồng qua Cửa Lạch Giang có tổng mức đầu tư 201,5 triệu USD đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức tại Km208, QL21 khu vực Cửa Lạch Giang, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cụm công trình luồng qua cửa Lạch Giang là một trong những Hợp...