Giải bài toán kẹt xe, cách gì?
Nghiên cứu không thể gói gọn trong khu vực kẹt xe mà cần phải nhìn rộng hơn.
LTS: Tiếp tục góp ý cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông, nhất là ở các cửa ngõ vào trung tâm TP.HCM, Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu ý kiến của TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn.
Vấn đề kẹt xe là một vấn đề hoàn toàn mang tính khoa học, có thể đo đếm và tính toán. Do đó chắc chắn phải giải quyết được, nếu giải pháp đưa ra được xây dựng dựa trên các số liệu khoa học.
Không thể gói gọn khu vực kẹt xe
Số liệu này bao gồm các kiểm đếm thực địa về lưu lượng giao thông tăng giảm của các tuyến theo thời gian và các điểm khởi đầu, điểm cuối phổ biến với lưu lượng lớn của các lộ trình giao thông. Các dự đoán thay đổi số liệu giao thông này khi tính đến các công trình sắp xây dựng hoặc mở rộng (như sân bay, bến cảng, khu đô thị mới, khu dịch vụ thương mại, khu vực sửa đường…) và các yếu tố khác (như mưa bão, sự kiện…).
Việc xử lý thông tin và đưa ra giải pháp kẹt xe không thể đơn ngành mà phải đa ngành. Không những Sở GTVT mà các sở, ban ngành khác, đặc biệt là Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở TN&MT… phải cùng phối hợp phân tích các số liệu này để đưa ra giải pháp. Từ đó cùng nhau điều chỉnh tình huống khi cần thiết.
Giải pháp cho một điểm kẹt xe không thể máy móc và duy ý chí, theo cách chấm dứt điểm kẹt xe này nhưng thực tế là tạo ra một hoặc nhiều điểm kẹt xe khác ở khu vực lân cận. Do đó nghiên cứu không thể gói gọn trong khu vực kẹt xe mà cần phải nhìn rộng hơn về nguồn xe đi và đến điểm đó, để đưa ra giải pháp điều phối phù hợp và bền vững, giúp cân đối lưu lượng xe ra các phía.
Người dân mệt mỏi vì tình trạng ùn tắc giao thông. Ảnh chụp ở khu vực đường Cộng Hòa – Út Tịch (quận Tân Bình) ngày 23-9. Ảnh: HOÀNG GIANG
Giao thông chính ở các đường huyết mạch
Các tuyến đường xuyên TP và kết nối trung tâm các khu đô thị thường là con đường ngắn nhất và dễ bị tắc nghẽn giao thông nhất. Để giải quyết loại tắc nghẽn này cần tính toán được nhu cầu giao thông thay đổi theo mỗi chiều và theo thời gian trong ngày, dựa trên các số liệu điều tra và dự báo khoa học để chọn giải pháp điều phối phù hợp. Ví dụ, có thể tạm thời thay đổi vị trí dải phân cách vào giờ cao điểm khi giao thông một chiều cao đột biến so với chiều ngược lại, hoặc có thể tổ chức những tuyến đường phụ được thông báo trên mạng điện thoại và có thể đi vòng xa hơn nhưng ít kẹt xe để thu hút giao thông về đó, giúp giảm tải trên tuyến chính.
Giải pháp bền vững dài hạn vẫn sẽ là tổ chức mạng lưới bãi xe kết hợp giao thông công cộng (GTCC) thuận tiện dọc theo tuyến chính kết nối với các tuyến GTCC xương cá hoặc tuyến vòng để thu hút phần lớn người sử dụng rời phương tiện giao thông cá nhân.
Ví dụ, để giảm tải cho tuyến xa lộ Hà Nội ở cửa ngõ TP.HCM, cần phải điều phối hoạt động các xe tải và xe đầu kéo đến các khu tập kết trung chuyển và chỉ được chuyên chở hàng từ đó để ra vào những đầu mối giao thông bến cảng ngoài các thời gian cao điểm. Ngoài ra, đồng thời với việc tổ chức tuyến metro và xe buýt Bến Thành – Suối Tiên, cần tổ chức các khu ở cao tầng hoặc bãi xe lớn trong bán kính 800-1.000 m tính từ các trạm dọc theo tuyến để hướng đến việc phục vụ hàng triệu lượt người sử dụng GTCC hằng ngày trên tuyến này trong tương lai.
Video đang HOT
TSKH-KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN
Theo_PLO
Sập nhà cổ ở Hà Nội: Cần phải phá dỡ nhiều công trình lâu năm?
"Cơ quan chức năng của TP. Hà Nội cần phải kiểm kê lại toàn bộ các ngôi nhà cổ để có phương án bảo tồn. Nếu cần thiết thì nên phá bỏ để đảm bảo an toàn cho người dân sống tại đó", TS Phạm Sỹ Liêm nói.
Hiện dư luận đang rất quan tâm tới vụ việc ngôi nhà cổ của Pháp tọa lạc tại ngõ 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bị sập vào trưa ngày 22/9 khiến 2 người thiệt mạng và 6 người khác bị thương.
Báo cáo nhanh của UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời tiết mưa kéo dài những ngày gần đây khiến các kết cấu trụ đỡ, tường của khối 2 tòa nhà bị bong tróc và nứt nẻ rồi bất ngờ đổ sập.
Theo thông tin mới nhất từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), do thời gian sử dụng đã lâu, công trình (ngôi số 1) trong tổng số 7 ngôi của khu đất 107 Trần Hưng Đạo đã bị hư hỏng nặng có nguy cơ sụp đổ, úng ngập toàn bộ tầng hầm, do đó Tổng công ty đã có nhiều văn bản báo cáo UBND, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cho phép di dời các hộ gia đình trong khuôn viên 107 và phá dỡ để xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty ĐSVN nhưng vẫn đang chờ trong thời gian xem xét, giải quyết.
Nhiều người dân, nhất là những người sống xung quanh khu vực và tại các ngôi nhà cổ trên địa bàn Hà Nội bày tỏ lo lắng về sự an toàn của những ngôi nhà cổ. Dư luận cũng lo lắng đặt câu hỏi: Chất lượng của rất nhiều nhà cổ ở Hà Nội bây giờ ra sao?
Xoay quanh vấn đề trên, PV báo Người Đưa Tin tiếp tục nhận được ý kiến chia sẻ của TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng để gửi đến độc giả góc nhìn đa chiều.
TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng
PV: Thưa ông, xin ông nói rõ hơn về việc sau sự kiện sập nhà cổ ở ngõ 107 Trần Hưng Đạo - nơi đặt trụ sở làm việc của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc BQL Dự án Đường sắt khu vực I đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất lượng của các công trình xây dựng lâu năm trên địa bàn Thủ đô?
TS Phạm Sỹ Liêm: Đầu tiên, tôi xin gửi lời chia buồn tới gia đình 2 nạn nhân đã tử vong và các nạn nhân trong vụ sập nhà vừa rồi.
Phải nói rằng, trên địa bàn Hà Nội hiện giờ có hàng trăm công trình, tòa nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc và cũng đang ở những tình trạng khác nhau. Trong các văn bản pháp luật cũng đã có các quy định về "loại nhà nguy hiểm và phải dỡ bỏ". Tuy nhiên, thực tế điều này chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc.
Theo thông tin báo chí nêu, căn nhà bị sập vừa rồi được xây dựng từ năm 1905 và đã cải tạo lại vào năm 1990. Như vậy, tuổi của công trình này đã là gần 110 năm rồi.
Tại sao những người sống tại đó không phát hiện ra các hiện tượng nứt nẻ, bong tróc trước đó nhiều ngày để có phương án di dời, đảm bảo an toàn cho cả những hộ dân sống cạnh?.
Vấn đề cốt lõi ở đây là ta phải chú ý tới niên hạn hay tuổi thọ của các công trình xây dựng, tòa nhà. Đặc biệt, nếu là các công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc (trước 1945) cho đến nay cũng trên dưới 70 năm thì càng phải được chú trọng, kiểm tra thường xuyên.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có thể gia cố, bảo trì và duy tu công trình đó sao cho hợp lý mà lại an toàn. Nếu thấy nghiêm trọng thì nên phá bỏ và có biện pháp hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Hiện trường vụ sập căn nhà cổ Pháp trong ngõ 107 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội trưa 22/9
PV: Như vậy cần phải xác định rõ niên hạn và tuổi thọ của các công trình để có biện pháp xử lý. Vậy đơn vị nào sẽ là người đứng ra quản lý trực tiếp lĩnh vực này, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Trước đây chúng ta có Sở nhà đất thì nay là Sở Xây dựng Hà Nội. Cơ quan này sẽ phải là đơn vị trực tiếp đứng ra quản lý về mặt hồ sơ tất cả các ngôi nhà, công trình xây dựng có niên hạn lâu năm để có hướng xử lý kịp thời khi có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
Niên hạn của công trình sẽ được quyết định bằng tuổi thọ của các kết cấu chịu lực như sàn, cột, dầm, xà, mái, trụ, tường. Nếu các kết cấu này không đảm bảo độ chịu lực tốt thì đương nhiên nó sẽ khiến cả công trình đổ sập.
Về mặt chuyên môn, Sở Xây dựng cần kết hợp với lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiểm kê và rà soát lại toàn bộ các công trình xây dựng lâu năm nằm trong danh mục các công trình, nhà ở nguy hiểm và phải thực hiện thường xuyên.
PV: Ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ra, theo ông, cần điều kiện gì nữa để cho vấn đề đảm bảo an toàn các công trình, nhà ở lâu năm tại Hà Nội được thực hiện tốt?
TS Phạm Sỹ Liêm: Theo tôi, ngoài sự quản lý sát xao của các cơ quan quản lý nhà nước ra thì cũng rất cần sự phối kết hợp một cách chủ động của chính chủ sở hữu các căn nhà hay công trình xây dựng đó.
Chính các cư dân sống trong tòa nhà đó mới là những người cảm nhận thường xuyên và rõ rệt nhất những sự thay đổi trong kết cấu an toàn của ngôi nhà, chứ chưa chắc đã là các cơ quan chức năng.
Do thiếu sự bảo dưỡng, nhiều công trình nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng và trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đối với cư dân
Trong trường hợp này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc BQL Dự án Đường sắt khu vực I (Tổng cục Đường sắt, Bộ GTVT) tại sao lại không có các biện pháp khắc phục hiệu quả và sớm có báo cáo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của ngôi nhà từ trước đó nhiều ngày tới các cơ quan chức năng? Chỉ đến khi cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh, bong tróc các mảng tường và cột trụ bị vỡ thì mới nháo nhào tháo chạy?
Chính họ phải là người trực tiếp chăm lo tới sự an toàn của con người và tài sản của họ trước chứ!
Lối vào nhà cổ ở số 8 đường Tăng Bạt Hổ. Công trình này đã trên 100 năm tuổi nhưng vẫn oằn mình với cuộc sống của nhiều hộ gia đình
PV: Vậy ông có kiến nghị hay đề xuất gì về việc bảo đảm độ an toàn cho các công trình xây dựng, nhà ở lâu năm tại Hà Nội trong thời gian tới?
TS Phạm Sỹ Liêm: Bên cạnh công tác tăng cường kiểm tra, rà soát danh mục các công trình nhà ở nguy hiểm có nguy cơ đổ sập, theo tôi chúng ta nên cân nhắc việc đóng "thuế nhà đất".
Để quản lý và duy tu các công trình đó cũng rất cần tới nguồn tài chính. Thuế chính là nguồn thu để Nhà nước chăm lo tới các công trình như vậy nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Hy vọng với những kinh nghiệm được rút ra từ sự việc này thì sẽ không còn xảy ra các vụ việc khác tương tự như thế này trong tương lai.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Cao Tuân - Nhật Minh
Theo_Người Đưa Tin
Rau quả Việt Nam gặp hạn vì Trung Quốc Trước những biến động kinh tế, nông sản Việt Nam dần "đuối sức", gặp khó trong vấn đề cạnh tranh và liên tục bị các nước trong khu vực "cướp" mất thị trường. Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh cả lượng và chất. Nông sản Việt mất dần thị trường Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính...