Giải bài toán “cơn khát” nguồn nhân lực cho thị trường bất động sản du lịch
Những năm gần đây ngành du lịch nói chung và bất động sản du lịch nói riêng đang phát triển rầm rộ, dẫn đến nhu cầu cao về nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực này, đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, bài toán này cũng đang được nhiều “ông lớn” địa ốc tìm ra giải pháp.
Vì sao phải giải quyết nguồn nhân lực trước khi vận hành dự án?
Theo các chuyên gia, nguồn nhân lực BĐS nói chung vốn đã thiếu và yếu, thì với các dự án BĐS du lịch rất đặc thù, câu chuyện về nguồn nhân lực đủ khả năng quản lý, vận hành lại là bài toán khó khăn hơn.
Tại diễn đàn về BĐS du lịch mới đây, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam chỉ ra, một trong những thách thức lớn của thị trường BĐS du lịch Việt Nam hiện nay là thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân sự. Đáng nói, nhiều chủ đầu tư tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực BĐS du lịch nhưng dường như lại quên đi khâu đào tạo nguồn nhân lực trước, đến khi dự án xong, bắt tay vào vận hành rất khó.
“Nhiều dự án BĐS du lịch xây dựng rất nhanh nhưng vì quá nhanh nên khi xong, tuyển người vào làm bị loạn hết lên vì không theo kịp quy trình vận hành”, ông Nam chỉ ra thực trạng hiện nay.
Theo ông Nam, khâu đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc phát triển, vận hành dự án BĐS du lịch đang bị các chủ đầu tư bỏ qua. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vận hành cũng như sự chuyên nghiệp của chính chủ đầu tư đó.
Bên cạnh kết hợp với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, theo ông Nam các doanh nghiệp BĐS cần tự đào tạo nội bộ nhằm nâng cao kỹ năng mềm của nhân sự, thậm chí, đào tạo ngay tại các dự án của chủ đầu tư để có thể nắm bắt tình hình thực tế và tiến hành công việc một cách hiện quả nhất. Việc chú tâm đến khâu đào tạo nhân sự trước sẽ đáp ứng được nhu cầu dài hạn và bài bản cho thị trường BĐS chất lượng cao, đồng thời, rút ngắn được thời gian đào tạo cho các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự, tránh trường hợp lúng túng khi dự án đi vào vận hành.
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch CEO Group từng chia sẻ, khó khăn lớn nhất của các dự án du lịch hiện nay là không giải quyết được khâu đào tạo nhân lực trước khi dự án hoạt động, dẫn đến tình trạng nhân sự bị rối, khó bắt kịp với dự án. Bởi đặc thù nhân sự của BĐS du lịch là vừa phải có tiếng anh, vừa có nghiệp vụ phục vụ khách hàng, đồng thời phải am hiểu văn hóa địa phương, vùng miền. Do đó, nếu không được đào tạo, chuẩn bị trước sẽ rất khó khi dự án đi vào vận hành.
Thực trạng này còn được xem là một “vấn nạn” đối với các doanh nghiệp BĐS dù lớn hay nhỏ dưới góc nhìn của ông Henry Huỳnh Anh Dũng, Giảng viên CRS Hoa Kỳ, Hiệu trưởng Trường Đào Tạo Quốc Tế Edureal. Vị chuyên gia này nhận thấy rất khó khăn tìm nhân sự chất lượng khi mỗi dự án nghỉ dưỡng 5 sao đi vào khai thác. Ngoài ra, hầu hết nhân lực lành nghề lại đang tập trung ở các TP lớn, nên điều này sẽ gây khó khăn cho các tỉnh thành khác vì sự khan hiếm nguồn lực phát triển của địa phương.
Video đang HOT
Thị trường Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang khan hiếm nguồn nhân sự chất lượng cao. ( Ảnh: Phối cảnh dự án Novaworld Phan Thiết – Novaland)
Phát triển bất động sản du lịch bền vững phải đi đôi với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để giải bài toán “cơn khát” nhân sự BĐS du lịch, thị trường bắt đầu xuất hiện một số ông lớn BĐS đi theo hướng phát triển bền vững bằng cách tập trung vào khâu đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực trước khi phát triển dự án. Điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, tầm nhìn và tâm huyết của chủ doanh nghiệp, vừa đặt ra những thách thức về tiềm lực tài chính để theo đuổi đến cùng.
Mới đây, đại diện Tập đoàn Novaland cho hay, ước tính đến 2023 đơn vị này cần 40.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu của việc phát triển BĐS du lịch, cụ thể là hơn 10.000 phòng khách sạn. Nếu tính cả các mảng như vui chơi giải trí, sân golf, vườn thú, công viên hay các nhân sự tài chính, quản trị nhân sự, thiết kế thì Tập đoàn này cần một nguồn nhân sự rất lớn.
“Chúng tôi cần nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết cùng đồng hành trong thời gian tới trong kế hoạch phát triển BĐS du lịch tại các thành phố có tiềm năng du lịch lớn như Phú Quốc, Cần Thơ, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết – Bình Thuận, Ninh Thuận, Cam Ranh – Khánh Hòa…”, Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao Tập đoàn Novaland nhấn mạnh
Theo đó, đơn vị này đã có những hoạt động chuẩn bị cho nguồn cung nhân sự trong thời gian tới bằng việc ký kết chiến lược với ĐH Hoa Sen để chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực khi đơn vị này có sản phẩm ra thị trường.
Đồng thời, Tập đoàn sẽ ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại chỗ với chuyên môn và tay nghề được đào tạo bài bản, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà chuỗi dự án đang hướng đến. Mới đây, Novaland phối hợp với ĐH Phan Thiết trong việc định hướng chương trình, phương pháp đào tạo trong các ngành du lịch, quản lý khách sạn … nhằm đảm bảo sinh viên được trang bị các kỹ năng sát với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như ngành dịch vụ du lịch địa phương về lâu dài.
Điều này vừa giải quyết được câu chuyện nhân sự gối đầu cho dự án của doanh nghiệp, vừa tạo cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ làm việc tại các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng quy mô của Novaland.
Theo ông Phiên, một trong những vấn đề Tập đoàn trăn trở là lực lượng lao động trong ngành du lịch nghỉ dưỡng mất cân đối khi lượng khách du lịch đổ nhiều về Việt Nam trong thời gian ngắn nhưng nguồn nhân lực không theo kịp. Cả ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, chưa nói đến chất lượng.
Tại báo cáo khảo sát về nguồn nhân lực cấp quản lý ngành BĐS của Tạp chí điện tử The Leader, trong tổng số 160 doanh nghiệp trả lời khảo sát online khi đăng ký dự Hội thảo, có tới 90% cho biết gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự quản lý. Trong tuyển dụng nhân sự cấp quản lý ở lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng mặc dù là thấp nhất, nhưng vẫn ở mức khá cao là 58,82%.
Như vậy để thấy, bài toán về nhân sự, đặc biệt nhân sự quản lý cấp cao cho thị trường BĐS du lịch đang trở thành một thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Nếu doanh nghiệp nào không đi trước đón đầu hoặc có tầm nhìn dài hạn thì rất dễ xảy ra trường hợp như các chuyên gia đã nhận định là dự án khó vận hành vì nhân sự không theo kịp, ảnh hưởng đến giá trị đầu tư lâu dài của doanh nghiệp.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Vì sao phân khúc nhà ỏ hạng sang tại Việt Nam luôn thu hút lượng lớn nhà đầu tư?
Lý giải cho sự hấp dẫn trên của thị trường BĐS Việt Nam, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh tầng lớp thượng lưu ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và củng cố nguồn cầu cho sản phẩm, nhất là phân khúc nhà ở cao cấp, thị trường vẫn còn dự địa cho sản phẩm này.
Theo ông Giám đốc Savills Hà Nội, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam và khối lượng tài sản của họ vẫn tăng trưởng liên tiếp trong vòng 5 năm qua, từ năm 2013 và được dự đoán là sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Trong khi đó, Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu đầu tư BĐS cao cấp từ các quốc gia lân cận.
Từ năm 2015, khi chính sách này có hiệu lực, tỷ lệ người sở hữu nước ngoài tại nhiều dự án cao cấp đã đạt mức giới hạn cao nhất, trong đó chủ yếu là người mua đến từ Đài Loan, Hong Kong và Hàn Quốc. Do vậy, nguồn cầu cho sản phẩm nhà ở hạng sang tại Việt Nam được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự gia tăng của giới siêu giàu tại châu Á.
Theo nhận định của ông Matthew Powell, một vài năm trở lại đây, phân khúc nhà ở hạng sang tại Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bởi mức lợi nhuận hấp dẫn. Trong bối cảnh lợi nhuận tiếp tục tăng với mức gia tăng giá cao và lợi suất cho thuê khả quan, số lượng các nhà đầu tư và đơn vị quản lý vận hành nước ngoài gia nhập thị trường hạng sang sẽ ngày một tăng tại Hà Nội và TP.HCM. Những doanh nghiệp này sẽ mang theo dòng vốn đầu tư lớn và giới thiệu thêm nhiều mô hình BĐS cao cấp mới tới thị trường nhà ở Việt Nam.
Điển hình, khu dân cư có thương hiệu (branded residence) là một ví dụ trong số đó. Đây là mô hình BĐS nghỉ dưỡng thể hiện phong cách sống (lifestyle product) mới được xếp vào hàng cao cấp được những tập đoàn khách sạn quốc tế mang đến Việt Nam trong thời gian gần đây.
Việc kết hợp với những tập đoàn thương hiệu khách sạn nổi tiếng giúp chất lượng của sản phẩm BĐS được ghi nhận ở mức cao cấp tương đương với thương hiệu đó, xuất phát từ việc kết hợp thương hiệu và quy chuẩn về thiết kế. Điều này đem đến lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm có thương hiệu so với những dự án nhà ở cao cấp không có thương hiệu.
Theo đánh giá, sự xuất hiện của những mô hình cao cấp mới đang nâng tầm những sản phẩm nhà ở hạng sang; tuy vậy khoảng cách giữa những dự án BĐS hạng sang tại Việt Nam so với tiêu chuẩn quốc tế vấn còn rất lớn. Sự chênh lệch giữa giá trung bình của một sản phẩm hạng sang tại Hà Nội và TP.HCM so với các thị trường cùng khu vực đã chỉ ra cơ hội và dư địa phát triển cho sản phẩm này.
Tuy nhiên, theo ông ông Matthew Powell, việc quỹ đất hạn chế, đặc biệt là tại những vị trí đắc địa nơi trung tâm đô thị sẽ khiến việc đầu tư phát triển các dự án BĐS hạng sang trở nên khó khăn hơn. Quy trình và thủ tục phát triển dự án, từ thu hồi, đền bù đất đến cấp phép và đấu thầu thường phức tạp và mất nhiều thời gian, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư muốn gia nhập thị trường, nhưng không thể tiếp cận được đất tại những vị trí đẹp.
"Mức lợi nhuận hấp dẫn có thể thu hút các nhà đầu tư gia nhập phân khúc BĐS hạng sang, nhưng một khi thị trường tinh chỉnh, các đơn vị phát triển và các sản phẩm cao cấp sẽ được thanh lọc. Sẽ có người thắng và kẻ thua. Với nguồn cung dồi dào, phân khúc cao cấp sẽ tiếp tục là thị trường của người mua. Điều này cho thấy chìa khoá sinh tồn của các chủ đầu tư trong phân khúc này là luôn nỗ lực hết mình để bắt kịp với những xu hướng thị trường mới", ông Matthew Powell nhận định.
Nguyên Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Năm 2018 thị trường bất động sản chỉ có "sóng", không "bong bóng" "Năm 2018 thị trường BĐS Việt Nam có thăng trầm, lên xuống, nhưng chúng ta đã kiểm soát tốt để giữ ổn định thị trường BĐS. Thị trường chỉ có "sóng" mà không phát triển thành "bong bóng" rồi xì hơi như lo ngại" - TS. Trần Đinh Thiên cho hay. Năm 2018 được coi là năm có nhiều chính sách minh bạch...