Giải bài toán an ninh nguồn nước
Nước là sự sống, xuyên suốt cả quá trình cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Việc phân phối tài nguyên nước ngày càng trở nên cấp thiết .
Việt Nam có tổng nguồn cung cấp nước thường xuyên trên đầu người thuộc mức trung bình của thế giới. Hơn 60% lượng nước ở Việt Nam chủ yếu là từ sông Hồng và sông Mê Kông đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Dự đoán đến năm 2025, lượng nước cho đầu người ở Việt Nam chỉ còn khoảng 3.100 m3, thuộc mức dưới trung bình.
Quản lý xuyên biên giới
Nguồn nước ngày càng khan hiếm, nhất là phụ thuộc vào chế độ điều tiết từ hệ thống thủy điện của các nước ở thượng lưu cùng với chất lượng ngày một xấu đi do tác động của thiên tai và nhân tai là nỗi lo kép về an ninh nguồn nước.
Vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long nay đã phải đối mặt với nạn hạn hán Ảnh: VÂN DU
Video đang HOT
Để bảo đảm an ninh nguồn nước, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần quan tâm đến chiến lược phát triển tài nguyên nước theo nguyên lý quản lý lưu vực sông từ công tác khảo sát, đánh giá, giám sát cả về số lượng và chất lượng nước xuyên biên giới để có kế hoạch chủ động ứng phó trong bài toán tổng thể về an ninh nguồn nước. Về khoa học công nghệ, cần tăng cường diễn đàn hợp tác quốc tế, yêu cầu các nước ở thượng lưu cấp những số liệu điều tra cơ bản và quy trình vận hành hệ thống thủy điện theo mùa kiệt và mùa lũ.
Cần xem xét nghiêm túc yếu tố biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng cao. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã cảnh báo vấn đề này ở Nam Á và Đông Nam Á sẽ thuộc mức độ cao trong tương lai. Nguy cơ sẽ là nhiễm mặn nguồn nước ngày càng lan rộng về mặt địa lý và trầm trọng về mặt nồng độ muối, đến lúc nguồn nước không còn thích hợp cho mục đích sinh hoạt. Đây thực sự là vấn đề khó khăn. Có công nghệ để xử lý lượng muối trong nước uống nhưng sẽ rất tốn kém.
Đánh giá lại quy trình xử lý
Hiện hàng vạn hộ dân Hà Nội đang khốn đốn vì sự cố nước nhiễm dầu trong những ngày qua. Du la loai chât hưu cơ gi đi nưa thi cung cho thây công nghê hay dây chuyên xư ly nươc măt cua nhà máy co vân đê. Nươc măt luôn co ham lương cac chât hưu cơ cao do chât thai cua sinh vât sông trong nươc, xac đông thưc vât thôi rưa, chât thai tư dân cư… Nêu ham lương cac chât hưu cơ không đươc xư ly triêt đê thi đên khâu sư dung clo đê tiêt trung, clo se phan ưng vơi cac chât hưu cơ va tao ra san phâm clo hưu cơ rât đôc hai.
Công nghệ xử lý của nhà máy cấp nước có thể xử lý được các chất hữu cơ nhưng đó chỉ là các chất hữu cơ đơn giản dễ phân hủy chứ các POPs (bao gồm cả hóa chất bảo vệ thực vật) thì chắc chắn không nhà máy xử lý nước cấp nào đầu tư công nghệ xử lý, vì nguồn nước có nhiễm các chất này chắc chắn không được phép sử dụng cho sinh hoạt của người dân.
Nhân vụ nước nhiễm dầu này, cần rà soát đánh giá lại quy trình và chất lượng xử lý nước của các nhà máy. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt thường nhằm 2 mục đích chính: Thứ nhất, loại chất rắn lơ lửng, tức là biến nước đục thành nước trong, thường bằng cách dùng phèn chua (alum) để làm đông tụ (coagulation), rồi làm lắng, sau đó lọc nước qua một lớp cát, để loại một số chất nhiễm bẩn và mầm bệnh bám theo chất lơ lửng. Thứ hai, khử mầm bệnh chủ yếu bằng clo (quy trình chlorination). Một số nhà máy xử lý nước dùng ozone thay cho clo (tuy tốn kém hơn).
Riêng đối với nước ngầm, vì thường có sắt hòa tan, cần làm cho sắt kết tủa trước quy trình lọc. Việc kết tủa sắt diễn ra khi nước tiếp xúc với không khí. Cũng có thể dùng phương pháp hóa – lý để kết tủa sắt nhưng tốn kém hơn.
Giải pháp tối ưu
Trước đây, chính sách về nước tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc phát triển và khai thác tài nguyên, trong đó đề cao việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của các công trình cơ sở hạ tầng. Do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tầm nhìn và chiến lược sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam bắt buộc phải quan tâm đặc biệt đến an ninh nguồn nước đã được luật hóa. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, kết hợp các giải pháp công trình với phi công trình trên nền tảng thích nghi vẫn là giải pháp tối ưu cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững ở nước ta.
Theo Nguoilaodong
Cảnh báo nguy cơ các đô thị chìm ở Đông Nam Á
Hiện tượng biến đổi khí hậu đang dự kiến sẽ tác động mạnh nhất đến các đại đô thị của Đông Nam Á.
Theo ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu đang leo thang: ngay từ bây giờ đến năm 2100, mực nước biển được dự báo sẽ tăng cao 0,6m hoặc hơn - nó bị làm trầm trọng thêm do sự sụt lún đất - và nhiệt độ mặt biển sẽ là 3C. Các cơn bão nhiệt đới sẽ dữ dội hơn, sóng cực mạnh và bão hung hăng.
Đến năm 2070, số người đối mặt với rủi ro lũ lụt ở các đô thị ven biển trên toàn thế giới sẽ tăng thêm 40 triệu người đạt mốc 150 triệu người, và Châu Á sẽ là nơi cảm nhận rõ nhất của biến đổi khí hậu.
Cũng trong năm 2070, Manila, TP HCM và Bangkok sẽ nằm trong top 11 đại đô thị Đông Nam Á
bị tổn thương bởi các tác động của biến đổi khí hậu tăng nhanh, theo một nghiên cứu hồi năm 2009 bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế (IRDC, Canada).
Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) khi phân tích các thảm họa trong thời gian qua đã tiết lộ ra những sự kiện thời tiết cực đoan và có tác động lớn ở châu Á hơn bất kỳ nơi nào khác. Năm 2010, WB đã công bố những kết quả của một nghiên cứu toàn cầu về kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu, một lần nữa Châu Á sẽ gánh mức phí cao nhất.
Báo cáo của WB đã tập trung vào 3 siêu đô thị duyên hải đang phát triển: Manila (Philippines), TP HCM (Việt Nam) và Bangkok (Thái Lan), và kết luận rằng các sự kiện thời tiết cực đoan thường xuyên và những khu ngập nước ở 3 siêu đô thị này đang tăng lên cùng với nhiều người bị ảnh hưởng. Báo cáo lưu ý rằng tổn thất thiệt hại sẽ từ 2% đến 6% GDP.
Nguyễn Thanh Hải
Theo CAND
ASEAN tăng cường thúc đẩy hợp tác đảm bảo quyền con người Đối thoại cấp cao về quyền con người ASEAN - Đánh giá 10 năm phát triển của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) được tổ chức ngày 9/5, tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Quang cảnh cuộc Đối thoại cấp cao về quyền con người ASEAN. (Ảnh: Đỗ Quyên/Vietnam ) Ngày 9/5, Diễn đàn châu Á về nhân...