Giải 4 ‘đề khó’ ở Man Utd, chẳng trách Ole tự tin giữ ghế đến vậy!
Tuy Quỷ đỏ vẫn chưa đạt được sự ổn định cần thiết, thế nhưng chiến lược gia người Na Uy đã tạo ra hàng loạt tín hiệu tích cực.
Tìm được tiếng nói chung với Ed Woodward
Kể từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, câu chuyện chuyển nhượng của M.U luôn là đề tài được giới truyền thông quan tâm đặc biệt. Trải qua 3 đời HLV, Manchester United vẫn thường xuyên thất bại trên thương trường. Một trong những lí do lớn nhất đó chính là Ed Woodward. Theo giới chuyên môn, sự “độc tài” của vị Phó chủ tịch này đã khiến cho các nhà cầm quân gặp khó.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của HLV Jose Mournho – người có mâu thuẫn không hồi kết với CEO của nửa đỏ thành Manchester. Chiến lược gia người Bồ Đào Nha từng gửi không ít yêu cầu mua sắm nhằm cải thiện chất lượng đội hình. Thế nhưng, tất cả những gì ông nhận lại được là con số “0″ tròn trĩnh. Cuối cùng, “Người đặc biệt” phải bị sa thải trong cay đắng.
Giới chủ M.U có sự ủng hộ tuyệt đối dành cho Solskjaer.
Mặc dù vậy, câu chuyện lại trở nên rất khác dưới triều đại của Ole Gunnar Solskjaer. Cựu thuyền trưởng Molde rất ít khi phải đăng đàn phàn nàn về tình hình nhân sự của đội nhà. Mặt khác, những kế hoạch mà nhà cầm quân 46 tuổi đề ra đều được hoàn thành một cách nhanh chóng. Chưa kể đó, “Solsa” cũng không ít lần tuyên bố về mối quan hệ rất mật thiết với Ed Woodward.
Mạnh tay thải loại “tàn dư”
Trước khi Ole Gunnar Solskjaer đến, các CĐV luôn phải tự đặt ra một câu hỏi về đội bóng thân yêu. Đó là tại sao những Ashley Young, Phil Jones hay Chris Smalling vẫn còn ở M.U dù Sir Alex Ferguson đã nghỉ hưu từ lâu? Thực tế cho thấy, đó là những nhân tố không thể hiện được quá nhiều điều, thậm chí còn bị fan hâm mộ gọi là “thảm họa” của CLB.
Tuy nhiên, ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho mùa giải 2019/20, chiến lược gia người Na Uy đã giải quyết mọi chuyện một cách ổn thỏa. Cả Matteo Darmian lẫn Chris Smalling đều phải chuyển sang Serie A thi đấu khi không còn nằm trong kế hoạch của ông. Trong khi đó, Phil Jones và Marcos Rojo chỉ sắm vai dự bị trong bối cảnh Victor Lindelof và Harry Maguire luôn là ưu tiên hàng đầu.
Những nhân tố không còn nhiều khả năng đóng góp như Ashley Young sẽ bị loại thẳng tay.
Và ở kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2020 vừa qua, Ashley Young cuối cùng cũng chia tay nửa đỏ thành Manchester sau 9 năm gắn bó. Trong tương lai không xa, Jesse Lingard nhiều khả năng sẽ nối gót các đồng đội rời sân Old Trafford. Bởi lẽ vào thời điểm này, chàng trai sinh năm 1992 đang được cả AS Roma lẫn Atletico Madrid liên hệ.
“Gãi đúng chỗ ngứa” của M.U
HLV Ole Gunnar Solskjaer nhiều lần nhấn mạnh về kế hoạch tái thiết Quỷ đỏ, đồng thời chỉ nhắm đến những phương án dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Trước đó, M.U thường chạy theo những siêu sao nhưng lại quên mất chuyện có thích hợp với CLB hay không. Thế nhưng, mọi thứ trở nên khác biệt ngay từ kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2019.
“Bom tấn” Harry Maguire chỉ là sự khởi đầu của Quỷ đỏ.
“Solsa” ưu tiên tái thiết hàng thủ bằng thương vụ Aaron Wan-Bissaka. Ngôi sao đến từ Crystal Palace là cái tên thay thế cho vị trí của Antonio Valencia. Trong khi đó, Harry Maguire được mang về cấp tốc khi Eric Bailly tái phát chấn thương gối. Cuối cùng, thương vụ 18 triệu bảng mang tên Daniel James là nhân tố phục vụ cho triết lý phòng ngự phản công của Manchester United.
Và khi đội chủ sân Old Trafford thiếu hẳn một cầu thủ hộ công sáng giá, Bruno Fernandes lập tức được chiêu mộ. Rõ ràng, chiến lược gia người Na Uy nhắm đến “chất lượng” thay vì số lượng. Ngoại trừ một Daniel James đang có dấu hiệu chững lại, cả 3 tân binh dưới triều đại của cựu thuyền trưởng Molde đều đã và đang từng bước trở thành trụ cột của CLB.
Bình ổn phòng thay đồ
Là một huyền thoại tại sân Old Trafford, Ole Gunnar Solskjaer dĩ nhiên có tiếng nói và tầm ảnh hưởng lớn. Không chỉ được Ed Woodward và nhà Glazers tin tưởng, ông còn nhận được sự hậu thuẫn từ chính Sir Alex Ferguson. Chính vì thế, hậu trường của M.U tỏ ra rất yên bình trong suốt một năm tiếp quản đội bóng thay cho Jose Mourinho.
Dưới thời “Solsa”, Paul Pogba đã không còn là vấn đề quan trọng của Manchester United.
Không còn câu chuyện Paul Pogba làm loạn, đồng thời không còn chuyện các cầu thủ bất mãn vì hệ thống chiến thuật nữa. Mặt khác, nhà cầm quân 46 tuổi luôn bảo vệ các học trò trước sự chỉ trích của giới truyền thông. Đó là lí do vì sao ông “hô biến” một Fred tưởng chừng như không hợp lại trở thành một trong những cầu thủ hay nhất của Quỷ đỏ ở mùa giải 2019/20 này.
Song song đó, các nhân tố giàu kinh nghiệm như Juan Mata, Nemanja Matic cũng chẳng phàn nàn dù không được ra sân thường xuyên. Đó chính là điều tích cực nhất mà chiến lược gia người Na Uy mang lại. Sẽ không quá khó hiểu khi “Solsa” luôn tự tin sẽ giữ chiếc ghế nóng của mình, qua đó khẳng định nửa đỏ thành Manchester vẫn đang đi đúng hướng.
Solskjaer chia sẻ về tầm quan trọng của Paul Pogba:
Theo TTVN
Chiêu mộ Ighalo, Man Utd đã thực sự hết thời?
Cái tên Odion Ighalo vẫn còn gây bất ngờ cho nhiều người hâm mộ Manchester United.
TTCN mùa Đông tại Premier League đã chính thức khép lại, trên lí thuyết thì Manchester United cũng giải quyết xong hai bài toán nan giải nhất của mình ở tuyến giữa và hàng công. Dĩ nhiên, Bruno Fernandes là cái tên được người hâm mộ mong chờ nhất, và Quỷ đỏ có được anh đã là một thành công lớn. Song, Odion Ighalo thì lại khác, bởi danh tiếng lẫn đẳng cấp của tiền đạo này có phần không phù hợp với đội chủ sân Old Trafford.
Công bằng mà nói, Ighalo thực sự là một tiền đạo tầm trung, đội bóng đáng chú ý nhất mà anh từng khoác áo cũng chỉ là Watford. Chưa kể, Chinese Super League vốn được đánh giá như một nơi "dưỡng già" dành cho các ngôi sao châu Âu, mà Ighalo còn có đến 3 năm chơi bóng tại giải đấu này. Điều đáng nói, chân sút 30 tuổi mới là cầu thủ thứ hai chuyển đến Old Trafford từ CSL, sau Đổng Phương Trác, một bản hợp đồng mang đậm giá trị thương mại. Rõ ràng, có cơ sở để cho rằng Man United đã hết thời mới đi chiêu mộ Ighalo.
Ighalo bất ngờ khoác áo Quỷ đỏ.
Vậy Man United có thực sự hết thời? Câu trả lời là không. Vì cơ bản, với cái cách mà Quỷ đỏ dốc toàn lực vào thương vụ Bruno Fernandes, dễ dàng nhận ra HLV Ole Gunnar Solskjaer hoàn toàn không có ý đồ chiêu mộ một tiền đạo nào ở phiên chợ Đông. Chỉ khi Marcus Rashford dính chấn thương, chiến lược gia người Na Uy mới xúc tiến việc tìm kiếm một phương án thay thế, nhưng chỉ là ngắn hạn.
Bên cạnh Ighalo, những mục tiêu khác của Quỷ đỏ như Islam Slimani hay Salomon Rondon đều đã bước sang tuổi 30, và Man United cũng chỉ muốn một bản hợp đồng cho mượn. Có thể thấy, Solsa không muốn chiêu mộ một chân sút đẳng cấp thế giới, vì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Rashford sau khi anh bình phục chấn thương.
Rashford vẫn sẽ là đầu tàu của Man United.
Dĩ nhiên, chơi bóng tại CSL không đồng nghĩa với việc sẽ thất bại khi trở lại châu Âu. Điển hình như trường hợp của Paulinho tại Barcelona, tiền vệ người Brazil vẫn đủ khả năng trở thành một mắt xích quan trọng trong tuyến giữa của đội chủ sân Camp Nou. Tương tự là Ighalo, đừng quên thành tích ghi bàn trong một mùa giải Premier League của tiền đạo này đang dẫn đầu Man United (15 bàn), xếp trên những Anthony Martial (11) hay Rashford (14).
Quan trọng nhất, bản hợp đồng cho mượn mà Quỷ đỏ đã ký, không bao gồm thỏa thuận bắt buộc phải mua đứt. Hơn nữa, Man United còn rất khôn ngoan khi chỉ phải chi trả 1/3 tiền lương cho Ighalo. Rõ ràng, thay vì hết thời, đội chủ sân Old Trafford lại quá đỗi "thức thời".
Theo TTVN
Bạn đã hiểu "bản tính" thực sự của thuyền trưởng Solskjaer? Huấn luyện viên Ole Gunnar Solskjaer đang gây nghi ngờ cho khán giả với những thái độ trái ngược tại Manchester United. Rạng sáng qua, người hâm mộ bóng đá đã có dịp chứng kiến chiến lược gia người Na Uy "chửi bậy" khi học trò chơi thiếu tập trung trên sân. Tuy nhiên, Ole Gunnar Solskjaer trước đó thường xuyên tươi cười...