Giấc ngủ không tròn của những tiểu thương bán cây cảnh Tết trong đêm lạnh căm căm 10 độ C ở Hà Nội
Hà Nội trời rét đậm 10 độ C, các tiểu thương bán đào Tết vẫn phải thức trắng đêm để trông hàng, tránh bị kẻ gian đột nhập lấy trộm.
Những ngày trở lại đây, khắp các tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội bắt đầu nhộn nhịp không khí Tết bởi những cây đào, quất,… được tiểu thương trưng bày và bán hai bên dọc đường. Tại các địa điểm bày bán chậu cây cảnh chơi Tết, nhiều tiểu thương cũng dựng sẵn lều để nghỉ ngơi, trông coi và bán hàng.
Về đêm, khi nhiệt độ giảm, thay vì trở về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhiều tiểu thương quyết định thắp đèn, ở lại lều tạm túc trực xuyên đêm để bảo vệ tài sản, tránh bị trộm cắp.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào tối muộn ngày 12/1, nhiệt độ ở Hà Nội là 10 độ C, càng về đêm trời càng lạnh hơn. Tại các điểm bày bán đào, quất ở đường Lạc Long Quân, Nguyễn Hoàng, Lê Quang Đạo,… đều được tiểu thương dựng bạt phía ngoài.
Bên cạnh đó, tại các khu vực này dường như đều có người túc trực. Khi thấy có người lạ dừng xe ở gần, những người trông đào, quất đều ngó ra hoặc đứng dậy đi lại để cảnh giác.
Dưới mái lều tạm bợ trong đêm, chị Nguyễn Thị Phượng (55 tuổ.i, quê Hưng Yên) – tiểu thương bán đào trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội) chia sẻ, khoảng 20 năm qua, mỗi khi Tết đến cận kề, vợ chồng chị lại mang những chậu đào đến đây bày bán. Nhà cách xa, nên họ ăn ở, nghỉ ngơi ngay tại gian hàng, đêm xuống lại thay phiên nhau túc trực, canh đào giữa tiết trời lạnh.
Video đang HOT
Nhớ về kỷ niệm khó quên, chị Phượng kể rằng năm 2005, gian hàng của chị từng bị trộm đột nhập. “Đó là khoảng 2h00 sáng, đường Lạc Long Quân khi ấy còn thưa thớt, vắng vẻ hơn bây giờ. Tôi đang nằm nghỉ trên vỉa hè thì thấy hai thanh niên đi xe máy dừng lại. Nghĩ họ chỉ dừng để nghe điện thoại, tôi không để ý. Chỉ đến khi họ dựng xe, tôi mới bắt đầu cảnh giác đi ra. Khi mình ra tới nơi thấy họ đã bê một chậu đào lên xe và nổ máy chạy mất. Tôi chỉ biết hô hoán, nhưng đường vắng, người thưa, không ai kịp giúp”, chị Phương nhớ lại.
Theo lời chia sẻ của chị Phượng, từ lần đó, vợ chồng chị cẩn thận hơn, thay phiên canh chừng suốt đêm. “Từ ngày đó, vợ chồng tôi không dám lơ là. Cũng may, từ ấy đến giờ, gian hàng của chúng tôi chưa gặp thêm vụ mất trộm nào nữa,” chị Phượng mỉm cười nói thêm.
Tài (SN 21 tuổ.i, quê Sơn La) tại một gian hàng trên đường Lạc Long Quân, cho biết chàng trai cùng hai người khác đang trông gian hàng cây cảnh giúp anh trai.
“Gia đình mình bán đào ở 3 nơi Quảng Ninh, Nghệ An và Hà Nội. Vài ngày trước, một gian hàng ở Nghệ An của gia đình mình bị mất 6 cây đào, giá mỗi cây khoảng 40 triệu đồng. Họ đột nhập vào lúc nửa đêm khi người trông coi ngủ quên. Do chậu quá nặng nên bọn trộm chỉ bới và mang cây đi. Bởi vậy, bọn mình càng cảnh giác hơn. Mặc dù trời rất lạnh nhưng mọi người vẫn sẽ cố gắng, thay nhau túc trực xuyên đêm đề phòng mất cắp”, Tài chia sẻ.
Tại đường Lê Quang Đạo (đối diện Sân vận động Mỹ Đình), người dân cũng dựng lều để nghỉ ngơi, túc trực
Tương tự, anh Bùi Thế Thường (30 tuổ.i), tiểu thương bán đào, quất trên đường Lê Quang Đạo cũng đang túc trực. Anh tâm sự: “Tôi mới xuống đây bán được khoảng 3 hôm, nhưng hai hôm nay trời lạnh quá. Do cửa hàng có nhiều cây bonsai nên chúng tôi phải thay phiên nhau túc trực xuyên đêm để tránh bị mất. Tôi có chuẩn bị chăn và ít củi, chút lạnh quá tôi sẽ chùm chăn và đốt củi sưởi ấm”.
Trời rét đậm, nhiều người phải đốt lửa để sưởi ấm trong đêm
Chiếc lều nhỏ là nơi trú ngụ của người dân trong đêm lạnh mỗi khi họ thay phiên nhau nghỉ ngơi
Một vài tiểu thương ngủ nhưng vẫn mở cửa lều để dễ dàng quan sát ngay khi tỉnh giấc bởi tiếng động lạ
Mặc dù càng về đêm thời tiết càng lạnh hơn, thế nhưng, để Tết ấm no, họ không quản ngại khó khăn vất vả.
Camera ghi lại cụ ông Hà Nội lọ mọ dắt xe lúc 3h sáng cho cháu gái gây sốt
Giấc ngủ chập chờn, ông Chung thường lọ mọ dậy quét sân lúc rạng sáng, rồi tiện tay quay đầu xe máy hướng ra cổng để cháu gái có thể thuận tiện đi làm.
Mấy ngày trước, Nguyễn Phương Nhi (22 tuổ.i, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đăng tải lên mạng xã hội một bức ảnh về hành động bất ngờ lúc rạng sáng của ông ngoại Trần Hữu Chung (78 tuổ.i).
Bức ảnh hiển thị thời gian khoảng 3h ngày 9/11, ông Chung lọ mọ dậy quét dọn, lau chùi sân nhà. Lúc sau, ông lặng lẽ quay đầu xe máy hướng ra cổng nhà để sáng hôm sau cháu gái có thể thuận tiện đi làm.
Kể lại buổi rạng sáng hôm đó, Phương Nhi cho biết phải tăng ca đến 2h sáng để kịp hoàn thành công việc. Thời điểm đó, nhà hàng xóm có người đột ngột qua đời, ông Chung vội cùng những người hàng xóm khác tập trung hỏi han, chia buồn cùng gia đình.
Lo lắng cho ông ngoại, Nhi ngồi đợi bên ngoài ban công tầng 2, ngóng chờ ông về nhà.
"Đến hơn 3h sáng, ông về nhà. Tôi mở camera để xem ông làm gì thì thấy ông quét sân, quét cổng rồi quay đầu xe máy cho tôi", Phương Nhi nhớ lại.
Ông Chung lặng lẽ quay đầu xe máy giúp cháu gái (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Sáng hôm sau, thấy cháu gái xuống nhà đi làm, ông Chung vội nói: "Ông quay xe cho rồi đấy!".
Biết ông ngoại thường xuyên quay xe giúp mình, có lần Nhi dặn "ông đau chân thì cứ để xe thế, sáng đi làm cháu sẽ tự quay". Nhưng mỗi sáng, cô đều thấy chiếc xe đã được dựng ngay ngắn hướng ra cổng nhà. Ông Chung còn hay lau xe, nhắc cháu gái đổ xăng.
"Người già khó ngủ, nên ông thường dậy sớm làm việc nhà. Dù đau chân, cộng thêm mắt kém, nhưng ông không thích ngồi một chỗ", cô cho hay.
Nhi cho biết nhà mình ở đầu làng, còn nhà ông ngoại ở cuối làng. Lo lắng ông sống một mình, nên mỗi tối cô sẽ sang ở cùng để tiện chăm sóc ông.
Mỗi sáng, ông Chung thường đi chợ, mua vài quả cà chua, ít rau hoặc hoa quả. Mỗi lần ra ngoài, ông tận hưởng không khí trong lành thay vì bí bách ở nhà. Thời gian rảnh, ông xem ti vi hoặc trò chuyện với hàng xóm.
Trong buổi lễ tốt nghiệp đại học ngày 1/8, Nhi đã dành nhiều thời gian chụp ảnh cùng người thân, đặc biệt là ông ngoại.
"Tôi thông báo về ngày tốt nghiệp với ông trước một tuần. Trong tuần đó, ngày nào ông cũng hỏi về buổi lễ tốt nghiệp. Ông rất mong ngóng đến chung vui với cháu gái. Hôm đó, ông đến trường với tôi mấy tiếng, dù trời khá nắng nóng", cô kể.
Nhi nhận thấy ông ngoại không hay thể hiện tình cảm bằng lời nói, mà thường quan tâm con cháu thông qua hành động. Vẫn được ông chăm lo dù đã lớn, cô cảm thấy rất hạnh phúc.
Phương Nhi chụp ảnh cùng ông ngoại trong buổi lễ tốt nghiệp, ngày 1/8 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Phương Nhi cho biết đăng tải bức ảnh lên mạng xã hội để lưu giữ kỷ niệm với ông ngoại, không ngờ thu hút nhiều lượt yêu thích và bình luận trên các diễn đàn.
Nhiều người dùng mạng bày tỏ niềm yêu thích trước hành động của người ông trong câu chuyện, đồng thời chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ về người thân trong gia đình.
"Ông mình cũng thế, cả đời chăm sóc hai chị em mình thay ba mẹ từ bé đến lớn. Mình cố gắng để phụng dưỡng ông, nhưng không kịp", độc giả Nguyễn Như Ngọc tâm sự.
"Ba mình lúc còn sống cũng vậy, sáng nào cũng dậy sớm sắp xếp sẵn xe cho con cháu dễ lấy xe đi làm. Những việc làm rất bình thường nhưng đối với gia đình mình thì đó là những hình ảnh thân thương và ý nghĩa nhất. Mãi nhớ thương ba", người dùng Trần Phúc bình luận.
Chủ nhân cầu truyền hình đầu tiên của Olympia năm thứ 25 đã lộ diện! Chiến thắng đã giúp ngôi trường "giữ chuỗi" 3 năm liên tiếp intop. Hôm (12/01), cuộc thi Quý I của Olympia năm thứ 25 chính thức diễn ra. Khán giả được chứng kiến màn tranh tài đầy kịch tính của 4 na.m sin.h: Lê Quang Duy Khoa (THPT Chuyên Quốc học Huế, Thừa Thiên Huế), Vũ Việt Hoàng (THPT Sông Công, Thái Nguyên),...