Giấc mộng xuất khẩu điều dưỡng, lương nghìn đô
Một trong những ngành nghề “hot” được Việt Nam tập trung cung ứng cho thị trường xuất khẩu lao động là nghề điều dưỡng. Mức lương hấp dẫn lên đến cả nghìn đô la đã thu hút được nhiều lao động tham gia, tuy nhiên, điều kiện tuyển cũng không dễ.
Đào tạo nghề gian khổ
Mỗi năm, Việt Nam đưa hàng nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh các đơn hàng truyền thống như: Xây dựng, nông nghiệp, đóng gói, chế biến thủy hải sản,… thì nhu cầu cung ứng lao động kỹ thuật trong lĩnh vực điều dưỡng, hộ lý ngày càng tăng. Nhiều nhất có thể kể đến là điều dưỡng hộ lý đi Nhật, Đài Loan, mới đây là thị trường Đức.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), từ năm 2012 đến nay, Cục đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 6 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số 1.200 người. Đến nay đã có 673 điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản. Hiện nay, Bộ LĐTBXH đã cấp phép cho 13 doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật làm ứng cử viên điều dưỡng, hộ lý.
Ứng cử viên hộ lý, điều dưỡng thực tập kỹ năng chăm sóc người bệnh tại Nhật Bản. Ảnh: NguyệtTạ
Ông Lê Nhật Tân – Phó Tổng Giám đốc Công ty LOD – một trong những đơn vị cung ứng ứng cử viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật cho biết, đây là ngành nghề được phía Nhật có nhu cầu cao. Tuy nhiên, do công việc đặc thù cần trình độ tay nghề cao nên lao động được tuyển dụng phải trải qua một quá trình đào tạo rất gian khổ. “Bởi vậy lao động khi tham gia chương trình cần xác định rõ mục tiêu, không ảo tưởng và kỳ vọng quá cao về công việc” – ông Tân nói.
Nằm trong kế hoạch tăng cường, đẩy mạnh xuất khẩu lao động ngành kỹ thuật, trong đó có ngành điều dưỡng, hộ lý vừa qua Cục quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức chương trình tuyển chọn điều dưỡng sang Đức làm việc.
Theo đó, các đơn vị này 230 học viên điều dưỡng đa khoa sẽ được tuyển chọn, đào tạo để đưa sang làm việc dài hạn tại Đức. Nếu được tuyển chọn, trong 3 năm đào tạo nghề tại Đức cũng sẽ được nhận lương từ 27-34 triệu đồng/tháng.
Ông Jarper Abramouski – Giám đốc Quốc gia Dự án của GIZ cho biết, chương trình này nằm trong Thỏa thuận hợp tác Dự án “Ba bên cung co lơi – Tuyển chọn học viên Việt Nam trở thành điều dưỡng viên tương lai tại CHLB Đức” giai đoạn 2019-2022 giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước, GIZ và Trung tâm giới thiệu việc làm và nhân lực nước ngoài (ZAV) thuộc Cơ quan Lao động Liên bang Đức về việc tuyển chọn, đào tạo, đưa ứng viên Việt Nam đi học tập và làm việc tại CHLB Đức. Theo đó, ưu tiên ngành điều dưỡng đa khoa (bao gồm chăm sóc người già, người bệnh, trẻ em…).
Nhiều chế độ phúc lợi
Theo các chuyên gia lao động, so với những công việc phổ thông, lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) kỹ thuật, cụ thể là lao động làm công việc điều dưỡng, hộ lý không chỉ có cơ hội được làm việc, rèn luyện tay nghề nhận mức thu nhập cao mà còn có cơ hội được định cư, làm việc lâu dài, hưởng chế độ phúc lợi như lao động bản địa.
Ông Jarper Abramouski cho biết: “Mục tiêu của dự án là đào tạo cho ứng viên điều dưỡng Việt Nam có đủ điều kiện nhập cư lao động vào Đức làm việc trong lĩnh vực y tế một cách minh bạch, bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho ứng viên Việt Nam và góp phần tăng cường hợp tác hữu nghị, cùng có lợi giữa Việt Nam và CHLB Đức”.
Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, chương trình gồm 2 giai đoạn đào tạo: đào tạo tiếng Đức tại Việt Nam (13 tháng) và học tiếng, chuyên môn, nghiệp vụ tại Đức (khoảng 3 năm). Khi đào tạo tiếng Đức tại Việt Nam, học viên được bố trí ăn, ở nội trú tại địa điểm của dự án, được miễn phí tiền ở, ngoài ra học viên còn được hỗ trợ 36 Euro/tháng (khoảng 928.000 đồng) vào đầu mỗi tháng để tổ chức bữa ăn. Bên cạnh đó, học viên sẽ phải đóng góp cho cơ sở dạy tiếng một phần chi phí của khoá học bằng tiền Việt tương đương 70 Euro hàng tháng (khoảng 1,8 triệu đồng). Về học tiếng và chuyên môn, nghiệp vụ tại Đức, học viên được tham gia khóa đào tạo 3 năm để trở thành điều dưỡng viên đa khoa. Sau khi kết thúc khóa học thành công, các ứng viên sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia của Đức, được làm việc và xem xét cho phép định cư lâu dài tại Đức theo quy định pháp luật của Đức.
Video đang HOT
Phía GIZ sẽ hỗ trợ toàn diện cho ứng viên trong tuần đầu tiên sau khi đến Đức, ví dụ như được tham gia hoạt động quan trọng liên quan đến cuộc sống và hoàn tất các thủ tục trước khi học tập tại Đức. Cơ sở đào tạo và tiếp nhận sẽ giới thiệu nơi ở cho học viên. Học viên tự chi trả tối đa 300 Euro (gần 8 triệu đồng) tiền thuê nhà mỗi tháng, nếu vượt quá thì sẽ do cơ sở đào tạo và tiếp nhận chi trả mức chênh còn lại.
Bắt đầu từ ngày 9.5.2019 đến ngày 20.6.2019, Cục Quản lý Lao động ngoài nước sẽ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển Chương trình trên, ứng viên cần tìm hiểu thông tin có thể trực tiếp liên hệ: Cục Quản lý lao động ngoài nước, điện thoại: 024.38249517
“GIZ chăm sóc, hỗ trợ học viên trong suốt năm đào tạo đầu tiên và tư vấn khi gặp vấn đề khó khăn và vướng mắc trong học tập, làm việc và cuộc sống thường ngày” – ông Jasper Abramowski khẳng định.
Bà Trần Vân Hà – Trưởng phòng truyền thông Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện nay Việt Nam đang cung ứng điều dưỡng hộ lý cho 3 thị trường là: Đài Loan; Nhật Bản; Đức.
“Tuy nhiên, chỉ có 2 thị trường là Đức và Nhật là các ứng viên điều dưỡng, hộ lý được đào tạo chuyên nghiệp, trong thời gian dài cả về chuyên môn, tiếng. Còn lại điều dưỡng, hộ lý làm việc tại Đài Loan thực chất là làm công việc khán hộ công gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, trẻ nhỏ – gần như giúp việc gia đình” – bà Vân Hà nói.
Theo bà Vân Hà, thời gian đầu, ứng cử viên điều dưỡng hộ lý được tuyển chọn đi học việc tại Nhật và Đức sẽ được đài thọ chi phí ăn ở. Mức hỗ trợ có thể lên tới 30-35 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian học tập, các bạn ứng cử viên sẽ tham gia các kỳ thi để nhận chứng chỉ điều dưỡng hộ lý quốc gia tại Nhật và Đức. Khi đạt được chứng chỉ, các lao động được ký hợp đồng lao động trở thành điều dưỡng hộ lý chính thức, nhận mức lương cực cao từ 50-60 triệu đồng/tháng. Thêm vào đó, các lao động có thể được xem xét tư cách cư trú và nhập cảnh tại nước sở tại.
Không nên ảo tưởng về công việc
“Về thông tin có một số lao động sang Nhật Bản và Đức làm hộ lý, điều dưỡng cho rằng công việc bên nước sở tại không như mô tả, tôi cho rằng điều này là không đúng. Các ứng cử viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam khi sang Nhật hay Đức đều được tham khóa đào tạo nghề, tiếng. Khi chưa được cấp chứng chỉ quốc gia điều dưỡng thì họ chỉ có thể là người phụ việc, vì thế công việc sẽ được điều dưỡng chính thức phân công. Có thể sẽ phải làm nhiều việc hơn, nhưng tất cả các công việc đó đều có trong mô tả công việc trong hợp đồng trước khi lao động tham gia chương trình. Vấn đề ở đây là lao động không nên ảo tưởng về công việc tốt, lương cao. Để có được công việc tốt, lương cao kèm nhiều phúc lợi… như lao động bản địa thì lao động chúng ta cần phải nỗ lực rất nhiều”.
Bà Trần Vân Hà – Trưởng phòng Truyền thông
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH)
Tay nghề lao động Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu
“Hiện nay, không riêng gì Nhật, Đức mà nhiều nước Đông Âu và các nước châu Âu đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số rất lớn. Chính bởi vậy, nhu cầu về tuyển dụng lao động điều dưỡng, hộ lý cũng rất lớn. Tuy nhiên, nhu cầu lớn cộng với đó là đòi hỏi khắt khe về trình độ, ngoại ngữ. Với những đòi hỏi khắt khe như vậy, lao động Việt Nam rất khó mà đáp ứng. Đặc biệt, nếu không có sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ 2 bên trong việc đào tạo thì chúng ta cũng không có đủ kinh phí để đào tạo”.
Ông Nguyễn Lương Trào – Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam
Theo Danviet
Mẹ đơn thân đau đẻ khi phụ hồ : Vào viện không tiền, sinh được cặp trai gái
Đang phụ hồ thì đau bụng đẻ, sản phụ tự vào viện mà không có tiền, không quần áo cho con. 2 phút sau sinh thường 1 bé gái rồi sinh mổ được 1 bé trai. Các bác sĩ vừa cứu mẹ cứu con, vừa lo gọi người nhà.
Hai cháu bé sinh đôi của chị Tình HOÀNG TRỌNG
Bác sĩ chia nhau đỡ sinh 2 bé, gọi người nhà, xin quần áo cho bé
Ngày 5.5, bác sĩ Lê Thái Bình, Giám đốc Trung tâm y tế TX.An Nhơn (Bình Định), cho biết sức khỏe của 3 mẹ con sản phụ Võ Thị Tình (28 tuổi, ở thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng, H.Tuy Phước, Bình Định) đã ổn định, đang chờ ngày xuất viện.
Theo bác sĩ Lê Văn Vinh, Phó phụ trách khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Trung tâm y tế TX.An Nhơn), khoảng 8 giờ 48 phút ngày 3.5, bất ngờ có một sản phụ đến khoa này nói bị đau bụng đẻ, sắp sinh. Sản phụ khai tên Võ Thị Tình, mang thai lần thứ 3 và đang đi phụ hồ thì đau bụng nên tự mình đến bệnh viện.
Các bác sĩ vừa đưa sản phụ Tình vào phòng thì phải đỡ đẻ ngay. Đến 8 giờ 50 phút, sản phụ này sinh ra một bé gái nặng 2,8 kg. Sau đó, các bác sĩ phát hiện chị Tình vẫn còn một thai nhi trong bụng nhưng tư thế nằm ngang, không thể sinh thường. Bác sĩ Vinh lập tức điện trực tiếp cho bác sĩ Bình để thông báo tình hình và mời hội chẩn khẩn cấp.
"Thai nhi thứ 2 nằm ngang, bánh nhau thai vẫn còn trong bụng mẹ nên nguy cơ xảy ra băng huyết rất cao. Nếu không có giải pháp kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến thai nhi vào sức khỏe của sản phụ. Ngoài việc mời hội chẩn khẩn cấp, chúng tôi còn cử điều dưỡng chăm sóc bé gái vừa sinh và cử điều dưỡng khác đi xin quần áo cho cháu. Chị Tình đi sinh một mình, mặc quần áo rộng thùng thình, trong người không mang theo tiền bạc và cũng chẳng có quần áo cho trẻ sơ sinh trông rất đáng thương", bác sĩ Vinh kể.
Trung tâm y tế TX.An Nhơn HOÀNG TRỌNG
Bước vào phòng hội chẩn, bác sĩ Bình chỉ đạo đưa sản phụ đi siêu âm khẩn cấp, đồng thời yêu cầu phòng mổ chuẩn bị. Hầu hết các bác sĩ khoa sản được huy động để chuẩn bị cứu mẹ con sản phụ Tình. Khi bác sĩ siêu âm gọi điện thông báo tim thai bắt đầu suy yếu thì bác sĩ Bình yêu cầu chuyển ngay vào phòng mổ.
"Thông thường, khi sinh mổ phải có người nhà sản phụ và phải được họ đồng ý mới mổ nhưng trong trường hợp này thì không thể chờ được, bác sĩ giám đốc cơ sở y tế được quyền chỉ định mổ để cứu mẹ, cứu con. Bệnh viện chúng tôi không phải là bệnh viện ở trung tâm nên lượng máu dự trữ không có nhiều, rất cần người nhà để họ sẵn sàng cho máu trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng trong cấp cứu thì bất chấp mọi nguyên tắc, cần phải nhanh, chính xác để kịp thời cứu người trước đã", bác sĩ Bình nói.
Trong khi các bác sĩ đang phẫu thuật cho chị Tình, bên ngoài phòng mổ, bác sĩ Bình dùng điện thoại của sản phụ này tìm số người nhà để gọi nhưng cả 2 sim đều không còn tiền. Một nữ hộ sinh lập tức nộp tiền vào một sim trong điện thoại của chị Tình nhưng vào vẫn không gọi được vì tài khoản bị âm, số tiền vừa nạp vào đã bị trừ nợ hết.
Bác sĩ Bình dùng điện thoại của mình gọi cho anh trai chị Tình thì người này rất bất ngờ khi hay tin và cho biết mình đang ở Gia Lai nên không về kịp, nhờ bác sĩ cứu em mình và nói sẽ gọi báo người nhà.
Bác sĩ Bình tiếp tục tìm được số mẹ chị Tình nhưng khi nghe tin con mình nhập viện đẻ cũng tỏ ra bất ngờ, hỏi con mình đang ở bệnh viện nào rồi không nói gì nữa.
Bác sĩ Lê Thái Bình thăm 2 con của chị Tình ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Đến 9 giờ 10 phút cùng ngày, các bác sĩ đã phẫu thuật thành công, đưa ra ngoài một bé trai nặng 2,6 kg. "Khi quyết định mổ mà không có người nhà sản phụ, tôi rất lo lắng nhưng không thể nào làm khác được. Đứng bên ngoài phòng mổ chờ, ai cũng hồi hộp. Đến khi nghe trong phòng mổ có tiếng khóc thì ai cũng vỡ òa, vui mừng. Hạnh phúc của những người làm y bác sĩ chỉ đơn giản vậy thôi", bác sĩ Bình nói.
Mẹ sản phụ hay tin con đẻ thì... ngất xỉu
Mẹ chị Tình là bà Lê Thị Kim Chung (61 tuổi, mẹ chị Tính) đến Trung tâm y tế TX.An Nhơn khi con gái đã sinh xong. Lần đầu tiên nhìn thấy 2 đứa cháu ngoại vừa ra đời đang nằm ngủ, rồi nhìn con gái nằm giường bên cạnh, bà Chung nghẹn ngào.
Đến chiều 4.5, khi kể về con gái mình, bà Chung cũng không cầm được nước mắt. Vợ chồng bà có 5 người con, đều lập gia đình, ở riêng nhưng hoàn cảnh ai cũng khó khăn. Khi người con trai (hiện đang sinh sống ở Gia Lai) bị bệnh nặng, vợ chồng bà Chung phải bán ruộng để chạy chữa. Cách đây 8 năm, bà đi làm thuê cho một gia đình chuyên làm nghề bánh tráng ở gần nhà để trang trải cuộc sống.
Chị Tình có chồng sớm. Khi đứa con trai đầu được 3 tuổi thì vợ chồng li hôn, chị ôm con về ở với mẹ. Hàng ngày, chị Tình đi làm phụ hồ, đổ bê tông... để kiếm tiền nuôi con trai.
"Trong nhà chỉ có vợ chồng tôi, con Tình và đứa cháu ngoại đó. Tôi đi làm suốt ngày, đến tối mới về. Con Tình cũng đi làm suốt, dù ban đêm, sáng sớm mà có mối đổ bê tông là nó đi. Mẹ con gặp nhau có mấy đâu nên nó có thai khi nào tôi chẳng biết, nó giấu kín có nói đâu. Đến khi bác sĩ gọi điện nói nó sinh con tôi rất bất ngờ", bà Chung ứa nước mắt kể.
Bà Lê Thị Kim Chung rưng rức nước mắt khi kể về con gái ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Bà Chung cho biết khi nghe bác sĩ báo tin con gái đẻ, bà chỉ hỏi ở bệnh viện nào rồi ngất xỉu. Bà chủ lò bánh tráng lay dậy rồi chở về nhà để lên bệnh viện nuôi con.
"Cái khó của gia đình tôi thì kể bao giờ cho hết. Tội mấy đứa nhỏ mới sinh mà mẹ nó có mua quần áo đâu, may nhờ mấy cô điều dưỡng xin về cho. Các y tá, điều dưỡng, bác sĩ và mấy người khác thấy chúng tôi khổ quá họ còn cho tiền để mua thêm sữa cho 3 mẹ con. Chúng tôi không có đồng nào mà được các y bác sĩ và mọi người cưu mang để mẹ tròn con vuông. Đấy là niềm an ủi với chúng tôi nhiều lắm", bà Chung nói.
Theo các bác sĩ khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, mẹ con sản phụ Võ Thị Tình tuy ổn định sức khỏe nhưng cuộc sống phía trước sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện các cháu rất thiếu thốn về quần áo và dinh dưỡng trong thời gian sắp đến.
Theo TNO
Hồi kết bất ngờ cha ôm con đầy máu tìm bác sĩ Theo ông Minh, bệnh viện không đưa ra hình thức kỷ luật đối với ca trực chiều hôm 19/10 mà chỉ phê bình, nhắc nhở. Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ cha ôm con máu chảy đầm đìa tìm bác sĩ, ngày 30/10, trao đổi với báo Đất Việt, ông Trần Ngọc Minh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa...