“Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình và vận mệnh Hồng Kông
Theo RFI, báo Le Figaro số ra ngày 9/10/2014, trong mục “Ý kiến” trở lại với cuộc “Cách mạng của những chiếc ô” qua bài nhận định đề tựa: “Hồng Kông: Trung Quốc trước thế khó xử”.
Ông Tập Cận Bình
Theo RFI, báo Le Figaro số ra ngày 9/10/2014, trong mục “Ý kiến” trở lại với cuộc “Cách mạng của những chiếc ô” qua bài nhận định đề tựa: “Hồng Kông: Trung Quốc trước thế khó xử”.
Với khái niệm “một quốc gia, hai chế độ”, Bắc Kinh giờ đây phải làm như thế nào, biến Hồng Kông thành nơi thí điểm để mở rộng quyền dân chủ trong đại lục? Hay Hồng Kông phải đi theo guồng máy của Trung Quốc?
Tờ báo viết: “Thách thức đối với Bắc Kinh thật khó nói thành lời tránh để cho khát khao dân chủ ngày càng lớn của người dân trên cựu thuộc địa không tác động đến sự ổn định của cả nước”.
Người dân Hồng Kông không thật sự đòi hỏi một nền dân chủ theo kiểu phương Tây. Nhưng họ ngày càng lo lắng khi thấy Bắc Kinh áp đặt mô hình của mình trước thời hạn 50 năm do Trung Quốc đưa ra vào năm 1997. Theo bài viết, rõ ràng có một khe hở quan trọng trong công thức thần kỳ “một quốc gia, hai chế độ” được ký kết giữa Trung Quốc và Anh quốc.
Một công thức đầy mâu thuẫn, tờ báo viết. Vào đầu những năm 1980, chính ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đề xuất trên trong các cuộc thương lượng với cố nữ Thủ tướng Margaret Thatcher. Điều này cho phép Bắc Kinh rút ngắn thời gian nhưng không làm mất mục tiêu cuối cùng là đồng hóa Hồng Kông và Đài Loan.
Trong khi đó, trong suy nghĩ của phương Tây, một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc thực thi các quyền lãnh thổ nhưng không can thiệp vào nền chính trị của một vùng đất như Hồng Kông lại điều không thể. Chính bản thân người dân Đài Loan cho đến hiện nay vẫn không chấp nhận khái niệm này.
Video đang HOT
Hiện đối với Bắc Kinh, nguy cơ phong trào đòi dân chủ lan sang cả lục địa tạm bị đẩy lùi. Sinh viên học sinh chấp nhận đối thoại trước khi phải dùng đến vũ lực để trấn áp. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải tỏ ra thận trọng bởi sự kiện Thiên An Môn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những phong trào phản kháng tại Ba Lan và Tiệp Khắc sau khi Liên Xô cũ sụp đổ. Do đó, các điều khoản nhượng bộ sẽ bị hạn chế.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông sẽ bị dập tắt. Nó vẫn sẽ tiếp diễn nhưng dưới một dạng thức ngầm, chí ít cho đến năm 2017. Như vậy, đối với ông Tập Cận Bình, đây sẽ là một phép thử quan trọng, một cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo đất nước cách đây hai năm.
Câu hỏi đặt ra: Nếu tuân theo ý tưởng “Một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông sẽ là nơi thí điểm cho sự tiến triển của chế độ hướng tới việc cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị? Hay là cựu thuộc địa Anh quốc sẽ phải khuất phục trước các lệnh của Bắc Kinh và các phương pháp quản lý, với tất cả những hệ quả có thể có trên bình diện trật tự công cộng?
Bài viết kết luận, bản chất “ giấc mơ Trung Hoa” do ông Tập Cận Bình đề xướng, vận mệnh Hồng Kông cũng như Đại lục và cả của Đài Loan giờ đây đều phụ thuộc vào công thức này.
Theo Bizlive
Giấc mộng Trung Hoa và ước mơ "truyền nhân" của ông Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn được nhớ đến như một người kế nhiệm thực sự của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh ông Đặng Tiểu Bình đã được tổ chức trọng thể ở Bắc Kinh ngày 20/8 với sự tham dự của ông Tập và toàn bộ 6 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Tại sự kiện này, ông Tập đã nhắc lại một số câu nói nổi tiếng của ông Đặng Tiểu Bình như "tìm sự thật từ các sự kiện", "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc" hay "thực hiện đổi mới trong tinh thần tiên phong"...
Cùng ngày, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc xuất bản một bài dài nói về tính cần thiết trong các chiến lược cải cách và mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình, đồng thời khẳng định, ông Tập đang đi theo con đường tương tự.
Kể từ khi trở thành lãnh đạo Trung Quốc tháng 11/2012, với các chính sách, chiến dịch đưa ra, nhiều nhà phân tích cho rằng, ông Tập có ý định đưa Trung Quốc trở lại con đường chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Nhưng trong thực tế, ông Tập lại muốn được nhớ tới như một người kế nhiệm thực sự của ông Đặng.
Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc lại rằng, ông có ý định tiếp tục đào sâu cải cách, có kế hoạch thúc đẩy chiến lược phân quyền của ông Đặng bằng cách cho phép vốn tư nhân tham gia các lĩnh vực nhà nước kiểm soát như tài chính, vận tải và quân sự.
Ông Tập Cận Bình đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đồng ông Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến.
Ông cũng được cho là người đánh giá cao vai trò của ông Đặng trong việc lãnh đạo Trung Quốc đi theo con đường trở thành một cường quốc thế giới.
Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình nói nhiều về việc thực hiện "giấc mơ Trung Hoa", đem lại "sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, phấn đấu đến năm 2049 - tròn 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, Bắc Kinh sẽ trở lại vị trí thống lĩnh.
Thực ra "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình chính là sự tiếp nối khẩu hiệu "Trung Quốc hùng cường" của ông Đặng Tiểu Bình cách đây hơn 30 năm.
Ông Đặng Tiểu Bình, người qua đời năm 1997, được coi là "kiến trúc sư trưởng của quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc". Ông đã dẫn dắt Trung Quốc đi theo con đường đổi mới, chuyển mình trong những năm 1970 sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời.
"Giấc mộng Trung Hoa" của ông Tập hay "Trung Quốc hùng cường" của ông Đặng đều nhấn mạnh sự cần thiết của Trung Quốc trong việc phát triển mạnh mẽ và trở nên giàu có, bao gồm việc nâng tầm đât nước thành một cường quốc, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn sống cá nhân của người dân.
Để thực hiện mục tiêu đó, tư tưởng và chính sách ngoại giao của ông Đặng Tiểu Bình là tự chủ và hòa bình, "chơi" với tất cả các bên miễn là có được lợi ích nhiều nhất cho Trung Quốc.
Bằng chứng là chuyến đi Mỹ năm 1979 của ông Đặng Tiểu Bình nhằm bình thường hóa quan hệ với Mỹ đánh dấu sự ly khai hoàn toàn khỏi khối Xô viết, vượt thoát sự kiềm tỏa của Liên Xô, bắt tay với Mỹ và phương Tây để đảm bảo an toàn cho bước ngoặt lịch sử của sự chuyển hướng chiến lược, kích hoạt sự nghiệp 4 hiện đại hóa (hiện đại hóa nông nghiệp; công nghiệp; quốc phòng và văn hóa (khoa học -kỹ thuật).
Sau khi tiến hành 4 hiện đại hóa, Trung Quốc đã tăng cường được sức mạnh về nhiều mặt. Ông Đặng Tiểu Bình ra mặt khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông này từng có đường lối chỉ đạo: "che giấu khả năng và chờ thời cơ, luôn duy trì ẩn mình và không bao giờ đòi cầm đầu". Theo đó, Trung Quốc cần bình tĩnh quan sát cục diện thế giới, tạo dựng môi trường ổn định, để tập trung phát triển nội lực.
Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, truyền thông Trung Quốc nói nhiều đến việc ông Tập muốn trở thành một nhà cải cách, giống như ông Đặng Tiểu Bình trước đây. Thế nhưng, dường như ông Tập không muốn duy trì đường lối ngoại giao "ẩn mình chờ thời" của ông Đặng Tiểu Bình nữa, thay vào đó là ngoại giao bá quyền. Nói cách khác, Trung Quốc dưới thời ông Tập muốn trở thành kẻ kiến tạo luật chơi phục vụ cho lợi ích quốc gia của mình. Đây là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập.
Minh chứng rõ ràng nhất là loạt hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua. Nước này đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cùng với đó là sự hỗ trợ của nhiều máy bay, hàng trăm tàu bè các loại, kể cả tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và cả các phương tiện chiến tranh bí mật khác. Hành động này bất chấp sự phản đối của Việt Nam, sự bất bình của dư luận quốc tế, bất chấp các quy định của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã tham gia ký kết...
Trong khuôn khổ chiến lược mới do ông Tập Cận Bình khởi xướng, Trung Quốc vẫn coi quan hệ ổn định với Mỹ là mục tiêu đối ngoại chủ chốt. Thế nên, dù luôn bất an trước chiến lược xoay trục của Mỹ về châu Á-Thái Bình Dương bởi nó đe dọa tham vọng bành trướng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ hòa dịu với Mỹ. Thậm chí, hồi đầu tháng 7 vừa qua, ông Tập Cận Bình còn phát biểu rằng, Trung Quốc và Mỹ cần phải "trồng thêm hoa hơn là gai" cho mối quan hệ song phương, và Washington vần có cái nhìn khách quan hơn về Bắc Kinh.
"Hai bên nên mở rộng những lợi ích chung, thắt chặt hợp tác, trồng thêm hoa chứ không phải là những cái gai, làm rõ những trở ngại và tránh nghi ngờ cũng như đối đầu", ông Tập nói.
Dường như Trung Quốc đang đánh đu quan hệ với hai ông lớn Mỹ và Nga. Ve vuốt Mỹ nhưng Trung Quốc không quên Nga. Ông Tập đã cực kỳ ưu ái với đối tác "vàng" Nga khi ký hợp đồng dầu khí 400 tỉ USD với Nga giữa lúc nước này mất đi "khách ruột" châu Âu. Trước đó, trong vấn đề Ukraine, Trung Quốc giữ lập trường rất độc lập, không gia nhập vào hàng ngũ các nước trừng phạt Nga. Tương tự, nước này tỏ thái độ bàng quan trong vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi ở khu vực Donetsk - Ukraine, cách biên giới với Nga khoảng gần 60km khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng dù phương Tây ra sức đổ lỗi cho Mátxcơva.
Trung Quốc còn đề xuất xây đường hầm ngầm công nghệ cao nối lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea trong đó ngân hàng nước này cung cấp các nguồn tài chính cho dự án, còn Nga không phải đầu tư bất cứ gì.
Có thể nói, trên cơ sở tư tưởng và chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình, ông Tập Cận Bình đã có một số điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Dĩ nhiên, ông Tập có thể trở thành truyền nhân của ông Đặng hay không vẫn còn phải chờ đánh giá và ông còn những 6 năm để thực hiện điều này.
Theo Đất Việt
Trung Quốc muốn trở lại làm 'Thiên triều' của khu vực? Những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông không phải vì dầu khí hay tài nguyên cá mà chính là tư tưởng "Đại Hán", muốn quay lại thời làm "Thiên triều" của các nước lân bang xưa cũ. Đó là nhận định của nhà Philip Bowring - nhà bình luận Hong Kong ngày 21/8 trên tờ Financial Times. Nhà báo...