Giấc mơ game đỉnh về Việt Nam còn xa lắm
Một câu kết luận dù chẳng ai muốn nhưng vẫn là sự thật: Giấc mơ game đỉnh của game thủ Việt Nam có lẽ phải còn lâu mới có thể trở thành hiện thực.
Năm 2013 của thị trường game online Việt Nam đã trôi qua được gần một nửa. Vào thời điểm đầu năm nay, GameK đã đăng tải không ít bài viết đưa ra những dự đoán, nhận định về một năm 2013 với nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, tất cả những dự đoán đó đều chỉ mang tính tương đối, dựa trên những sự kiện diễn ra tại thị trường nội địa vào khoảng cuối năm 2012 cũng như những ngày đầu tiên của năm mới 2013.
Vậy hiện tại thì sao?
Trong 4 tháng đầu năm 2013, đã có rất nhiều cái tên đình đám ra mắt cộng đồng game thủ Việt, lớn có, nhỏ có, game Tàu có, Hàn cũng có. Điểm chung của chúng, đó đều là những game online đã và đang gặt hái được không ít những thành công trên những thị trường nước ngoài, cùng với đó, những tựa game cũng tạo được sự chú ý nhất định từ những game thủ đất Việt.
“Webgame đến bao giờ nữa đây?”
Thế nhưng, số lượng những cái tên đã chính thức ra mắt gamer Việt Nam trong số những bom tấn được giới thiệu trong khoảng 6 tháng trở lại đây mới chỉ được đếm trên đầu ngón tay. Còn lại những Võ Lâm Truyền Kỳ 3D, Cửu Âm Chân Kinh, Hiên Viên Kiếm 7,… số phận ra sao, e chỉ có nhà phát hành biết rõ.
Trong khi đó, số lượng những game online được các NPH tại Việt Nam mở cửa lại đi theo đúng quy luật trọng số lượng hơn chất lượng. Những webgame với chất lượng đồ họa, nội dung, lối chơi có phần tương đồng đến mức nhiều người lầm tưởng là game… copy đã và đang xâm chiếm làng game Việt. Tệ hơn, cái “chất lượng” của những game online trình duyệt đến từ người hàng xóm phương Bắc lại khiến cho game thủ Việt đang có xu hướng quay lưng lại với chính các nhà phát hành trong nước.
Cũng theo không ít những chia sẻ trên những trang tin game tại Việt Nam, cũng như những diễn đàn có cùng nội dung, nơi game thủ có thể bày tỏ ý kiến của họ, thì thị trường Việt đang khát những tựa game không chỉ thực sự hay, mà đôi khi còn phải thuộc vào hàng bom tấn.
Thế rồi hai giấc mơ được các nhà phát hành Việt thắp lên.
Video đang HOT
Đầu tiên, vào tháng 10, những game thủ đầu tiên đã được tận tay chạm vào phiên bản Việt hóa của Võ Lâm Truyền Kỳ 3D, được VNG đưa về Việt Nam. Chỉ chưa đầy hai tháng sau đó, Cửu Âm Chân Kinh, cái tên chưa kịp hạ nhiệt ở thị trường nước ngoài cũng được nhà phát hành công bố đã mua thành công bản quyền và chuẩn bị phát hành ở Việt Nam.
Nói không ngoa, cả 2 đều sở hữu chất lượng đồ họa thuộc vào hàng hiếm đối với bất kỳ game thủ Việt Nam nào. Dĩ nhiên nếu bạn là một game thủ đã quen với những tuyệt phẩm đồ họa của Hàn Quốc hay phương Tây như TERA hay The Elder Scrolls Online thì đồ họa của hai tựa game trên kia cũng chỉ đứng ở mức đẹp theo kiểu chấp nhận được.
Thế nhưng đối với vài triệu game thủ Việt Nam, với một khoảng thời gian không hề ngắn phải chịu cày cuốc những game với hình ảnh đã dần lỗi thời, thì những đường quyền cước nhẹ như mây, đầy sức mạnh của nhân vật trong game rõ ràng đã tạo ra sự háo hức không hề nhỏ trong lòng họ.
Người người háo hức, cộng đồng không tiếc những lời lẽ hoa mỹ để khen ngợi những tựa game mà chính họ có khi còn chưa được tận tay chơi thử. Vì sao? Đơn giản vì những game online đình đám này chẳng khác gì cơn mưa rào trút xuống làng game Việt đang khô hạn, khát khao một game online “ra hồn”. Đó là về hiện tại. Nhưng dĩ nhiên cũng chẳng ai đánh thuế giấc mơ. Nếu Võ Lâm Truyền Kỳ 3D hay Cửu Âm Chân Kinh về được Việt Nam, thì ắt hẳn sẽ có một ngày làng game Việt sẽ là nơi hội tụ của không ít những bom tấn khác từ khắp nơi trên thế giới. Điều đó cũng xứng đáng để hy vọng lắm chứ.
Nhưng…
Có vẻ “đời không như là mơ”. Hy vọng về một thị trường game online Việt quay trở lại thời kỳ hoàng kim thuở nào của game thủ trong nước chưa kịp nhú đã bị dập tắt hoàn toàn.
Đối với Cửu Âm Chân Kinh, sau những thông tin cực kỳ bất lợi đối với nhà phát hành GOSU, phiên bản Việt hóa của tựa game này đã đóng cửa vô thời hạn, thậm chí có thể là không còn cơ hội ra mắt thị trường Việt Nam. Trong khi đó, đã nửa năm trôi qua mà Võ Lâm Truyền Kỳ 3 vẫn bặt vô âm tín, kể từ thời điểm VNG cho phép game thủ thử nghiệm trên một số quán internet trên toàn quốc…
Với tình hình hiện tại, e rằng các nhà phát hành game từ lớn đến nhỏ khác tại Việt Nam sẽ không mạo hiểm nhập những game online bom tấn về Việt Nam, nhất là khi game nhập về chưa chắc đã phù hợp với thị hiếu của đại đa số cộng đồng game thủ Việt.
Nói một cách ngắn gọn, chúng ta có thể đi đến một câu kết luận dù chẳng ai muốn nhưng vẫn là sự thật: Giấc mơ game đỉnh của game thủ Việt Nam có lẽ phải còn lâu mới có thể trở thành hiện thực.
Theo GameK
'Hô hào quyên góp' cho làng game Việt
KickStarter từ khi ra mắt vào năm 2009 đã trở thành cái nôi giúp không ít game cả online lẫn offline trên thế giới có cơ hội đến tay game thủ. Thế nhưng liệu rằng mô hình tưởng chừng như hoàn hảo này có hiệu quả tại thị trường Việt Nam? Hãy cùng theo dõi bài viết tản mạn sau đây.
Đối với không ít nhà phát triển game độc lập (tạm gọi là indie) trên thế giới, Kickstarter đã trở thành một trong những nguồn ủng hộ quý giá nhất mỗi khi họ có dự án phát triển game, nhưng vì lý do tài chính mà dự án gặp khó khăn. Vậy thì, (dành cho những game thủ Việt Nam chưa có khái niệm),Kickstarter là cái gì mà không ít những nhà phát triển game offline lẫn online nhỏ đều tìm đến với hy vọng tựa game của họ sẽ được cộng đồng giúp đỡ? Về cơ bản, Kickstarter cũng như những trang web &'crowdfunding' (huy động vốn trong cộng đồng) tương tự là nơi những dự án hay, mới lạ và đột phá có thể được giới thiệu đến cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.
Giới thiệu là một phần, phần quan trọng hơn, nếu cảm thấy dự án đủ hấp dẫn bạn, chưa tính đến chuyện nó có khả thi hay không, bạn hoàn toàn có thể bỏ một khoản tiền nhỏ để góp cùng rất, rất nhiều người khác với mục đích giúp đỡ nhà phát triển để họ có đủ tiềm lực tài chính, từ đó tiếp tục theo đuổi &'cuộc chơi'.
Thiên đường cho nhà phát triển nhỏ?
Trên thực tế chúng ta có thể đếm được không ít những dự án đã thành công một cách rực rỡ nhờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng mạng. Nhưng đó là chuyện trên thế giới. Chúng ta đang ở Việt Nam, vì thế có lẽ sẽ chẳng mất gì khi mạn đàm về mô hình quyên góp cộng đồng và những lợi ích mà nó có thể mang lại cho làng game Việt Nam. Biết đâu, chúng ta sẽ vô tình mở ra được một con đường mới, dù gian nan hơn nhưng có phần hiệu quả hơn nhiều cho những nhà phát triển cũng như phát hành game Việt?
Hãy thử tưởng tượng một nhà phát triển game vô danh, với những con người chưa có tiếng tăm trong làng game nhưng sở hữu trong đầu những ý tưởng đột phá, có khả năng tạo ra một bom tấn đúng nghĩa một khi ra mắt. Thế nhưng như nhiều người ví von, vấn đề đầu tiên vẫn là: Tiền đâu? Sẽ có rất, rất ít nhà phát hành hay nhà đầu tư dám mạo hiểm chơi canh bạc theo kiểu được ăn cả, ngã về không, nhất là khi những con người với những ý tưởng táo bạo mới chỉ hình dung ra được chúng trong đầu, còn việc triển khai chúng là một vấn đề hoàn toàn khác.
Phao cứu sinh tuyệt vời
Đó là khi Kickstarter, hay những trang web tương tự ví dụ như ig9.vn tại nước ta trở thành phao cứu sinh cho nhà phát triển kia. Lúc này khó khăn của họ sẽ chuyển từ tài chính sang việc làm cách nào để diễn đạt ý tưởng của mình sao cho càng cuốn hút càng tốt. Nếu họ thành công trong bước này, thì việc còn lại sẽ chỉ là ngồi chờ... tiền đổ về tài khoản, và tiếp tục thực hiện dự án như đã cam kết trên trang kêu gọi góp vốn.
Một trường hợp khác (dĩ nhiên là giả định) cũng nhờ có Kickstarter mà thành công, đó là việc cộng đồng game thủ khi quá đam mê một game online nước ngoài. Thế nhưng nhà phát hành vì một số lý do mà chưa đưa được game về nước, chẳng hạn phí mua bản quyền game quá lớn, ngoài sức chịu đựng của NPH, hoặc họ e ngại game về Việt Nam sẽ chẳng ai chơi. Một nhóm hoặc cộng đồng game thủ hoàn toàn có thể kêu gọi game thủ Việt, những người có chung đam mê cùng đóng góp. Một phần, khoản tiền thu về có thể được sử dụng để giúp đỡ nhà phát hành, nhưng quan trọng hơn cả, việc mở trang Kickstarter quyên góp là một trong những cách hiệu quả nhất để biểu đạt sự quan tâm của cộng đồng game thủ Việt.
Nhưng thực tế...
Tuy nhiên, tất cả những điều nêu trên hoàn toàn chỉ tồn tại trong một thị trường lý tưởng, nơi tất cả game thủ đều dám bỏ tiền ra để thỏa mãn đam mê của mình, ngay cả khi việc đầu tư này đưa họ vào một canh bạc 5 ăn 5 thua. Thị trường game online Việt Nam trên thực tế là một thị trường cực kỳ khắc nghiệt với cả những NPH lẫn nhà phát triển ứng dụng. Nơi chúng ta đang sống là nơi căn bệnh chuộng đồ miễn phí đã lan tỏa thành một &'đại dịch' khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Game hay, ý tưởng độc đáo, nhận được ủng hộ về mặt tinh thần từ game thủ Việt, hoàn toàn không có nghĩa nó sẽ thu về nhiều khoản đóng góp từ cộng đồng. Hầu hết gamer Việt Nam đều có chung tư duy theo lối "Mình ko góp thì người khác góp, kiểu gì chả đủ". Thế nhưng khi có quá nhiều người cùng nghĩ theo kiểu này, thì nhà phát triển game sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: Vừa không đủ tiền trang trải chi phí dự án, vừa khó nói với những người đã đóng góp tài chính, dù chỉ là một khoản nhỏ. Việc xin lỗi và trả lại khoản tiền game thủ đã đóng góp nếu khả năng xấu nhất xảy ra là điều không một nhà phát triển nào muốn thực hiện.
Đó là khó khăn cho nhà phát triển. Về phần game thủ thì sao? Rõ ràng họ sẽ bị đặt ở vị trí có nguy cơ cao hơn nhiều so với những người kêu gọi quyên góp. Nếu chủ dự án quyết định &'im thin thít và lặn mất tăm', thì những người quyên góp sẽ vừa mất trắng khoản tiền đã bỏ ra, lại vừa mất đi lòng tin với những dự án kiểu này. Đây là một trong số những mặt trái của Kickstarter mà cho đến nay vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng.
Tạm kết
Nói tóm lại, Kickstarter nếu sử dụng đúng cách, cũng như đúng cộng đồng, sẽ trở thành nguồn ủng hộ tuyệt với nhất cho bất kỳ dự án hay startup nào, không chỉ riêng game. Tuy nhiên việc chọn "đúng cộng đồng" chắc chắn sẽ còn là một trong những điều nan giải bậc nhất dành cho bất kỳ chủ dự án game nào không chỉ tại Việt Nam. Còn bạn? Bạn nghĩ sao về tương lai của mô hình Kickstarter tại Việt Nam, cũng như lợi ích nó đem lại cho thị trường game online trong nước? Hay chia sẻ ý kiến của bạn thong qua phần bình luận dưới đây.
Theo GameK
Làng game Việt nửa đầu tháng 04 có gì hot? Có thể nói, đầu tháng 4 là khoảng thời gian khá nhiều game 'hit' chính thức ra mắt người chơi và làng game Việt Nam. Trảm Tiên Lối chơi MOBA được áp dụng trong hoạt động Độ Kiếp của Trảm Tiên. Bắt đầu từ level 25, người chơi sẽ được tham gia vào đấu trường này. Game thủ có thể lựa chọn đi...