‘Giấc mơ bay’ 787 có thể cất cánh trở lại
Boeing đã thử nghiệm thành công hệ thống pin mới lần thứ hai và sẽ nộp tài liệu lên Cục Hàng không Mỹ để xin giấy phép bay trong vài ngày tới.
Cuối tuần trước, hãng máy bay lớn nhất thế giới – Boeing thông báo đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm lần hai với dòng 787 Dreamliner. Hãng đang thử nghiệm hệ thống pin mới để có thể sớm cất cánh trở lại, sau khi loại pin cũ trục trặc khiến hai chiếc 787 bốc khói và phát hỏa hồi tháng 1.
Chuyến bay ở Everett (Washington, Mỹ) kéo dài 1 giờ 49 phút, rất “suôn sẻ” và “không có sự cố nào”, Boeing cho biết. Hãng sẽ thu thập và phân tích dữ liệu, sau đó nộp lên Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) để xin giấy phép.
“ Giấc mơ bay” 787 có thể sớm cất cánh trở lại. Ảnh: The Verge
Boeing tuyên bố: “Chúng tôi sẽ nộp toàn bộ tài liệu lên FAA trong vài ngày tới. Sau đó, Boeing sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào hoặc đối thoại trực tiếp với FAA để đảm bảo 787 đã đáp ứng toàn bộ yêu cầu của họ”. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đã hoàn thành suôn sẻ vào tháng trước.
Video đang HOT
Khi hệ thống pin lithium-ion gặp trục trặc, Boeing đã giao được tổng cộng 50 chiếc 787 trên thế giới. Hai tai nạn ở Mỹ và Nhật Bản đã khiến FAA ra lệnh cấm cất cánh với toàn bộ máy bay dòng 787 Dreamliner của Boeing, cho đến khi hãng này chứng minh được loại pin đang dùng là “an toàn và đúng tiêu chuẩn”
787 là dòng máy bay chở khách cỡ lớn đầu tiên trên thế giới tận dụng triệt để công nghệ pin lithium-ion. Các nhà điều tra tại Mỹ và Nhật đều đang cố tìm ra nguyên nhân căn bản, và cho đến nay vẫn chĩa mũi nhọn vào hệ thống pin của Boeing.
Boeing không công bố chi tiết việc sửa lỗi. Một số nguồn tin cho rằng hãng đã đặt pin vào trong một hộp thép, tách các tấm pin và thêm ống thoát để khói bay được ra ngoài.
Sau tin tức trên, sáng nay, cổ phiếu hãng hàng không Nhật Bản ANA (All Nippon Airways) – sở hữu số Boeing 787 lớn nhất thế giới, đã tăng mạnh nhất hai tháng. Sự cố pin hồi tháng 1 đã khiến ANA phải xếp xó toàn bộ 17 chiếc “giấc mơ bay” và thiệt hại 14 triệu USD doanh thu. Hãng cũng phải hủy tới 3.601 chuyến bay cho đến cuối tháng 5 này.
Theo VNE
Boeing vượt Airbus thành hãng máy bay lớn nhất thế giới
Số đơn đặt hàng và lượng bàn giao cho khách trong năm đều vượt Airbus, giúp đại gia Mỹ vượt đối thủ châu Âu để trở thành hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.
Đang quay cuồng trong sự cố pin của "giấc mơ bay" 787 Dreamliner, hãng sản xuất máy bay Mỹ Boeing vẫn đoạt lại ngôi vị số một thế giới từ tay đối thủ châu Âu Airbus, lần đầu tiên sau 10 năm.
Theo Airbus, số máy bay giao cho khách hàng của hãng đã tăng 10% lên mức kỷ lục 588 chiếc trong năm 2012. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đuổi kịp được Boeing - 601 chiếc, cao nhất kể từ năm 1999. Boeing cũng khẳng định vị trí số một về lượng đơn đặt hàng với 1.203, cao hơn nhiều so với 833 của đối thủ.
Tuy nhiên, việc 787 Dreamliner bị cấm bay có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng của Boeing. Đặc biệt nếu Mỹ điều tra ra sự cố pin của hãng là do thiết kế vật liệu carbon-composite siêu nhẹ.
Boeing 787 Dreamliner có thể ảnh hưởng nặng đến triển vọng của Boeing. Ảnh: The Verge
Loại pin mà Dreamliner sử dụng được làm bởi công ty Nhật Bản GS Yuasa. Đây cũng là lần đầu tiên pin này được dùng trong máy bay thương mại. Chúng giúp tiết kiệm năng lượng, nhẹ và chắc, nhưng lại tỏa ra rất nhiều nhiệt. Boeing đã cử một nhóm chuyên gia làm việc với cơ quan điều tra của Mỹ tại Washington.
Airbus sẽ phải theo dõi sát sao việc điều tra này. Nhất là khi câu trả lời của họ với dòng Boeing 787 là A350 sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào cuối tháng 6 - đầu tháng 7 tới, trước khi giao cho khách hàng đầu năm 2014. A350 cũng sử dụng pin lithium-ion như Boeing, nhưng của một nhà sản xuất khác.
Các chuyên gia cho rằng Boeing sẽ phải hành động thật nhanh để gỡ gạc lại lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên, việc này cũng khiến các hàng máy bay khác e dè trong việc sử dụng công nghệ mới được kiểm chứng.
Airbus hiện cũng gặp rất nhiều rắc rối. Dòng A350 đã bị lùi thời gian ra mắt tới gần một năm, và "lâu đài bay" A380 cũng điêu đứng vì sự cố nứt cánh hồi đầu năm 2012. Máy bay thương mại lớn nhất thế giới của Airbus chỉ nhận được 9 đơn hàng trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 30. Số lượng A380 được sản xuất năm nay sẽ rất thấp để chờ sửa chữa.
CEO của Airbus Fabrice Bregier cho biết tuy bị ảnh hưởng nặng vì A380, nhưng họ đã tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đã khắc phục và thử nghiệm. Vì vậy, ông tin rằng việc này sẽ không còn là rào cản với Airbus trong thời gian tới.
Cùng nhiều hãng máy bay châu Âu khác, Đức và Pháp đã thành lập Airbus năm 1970 để thay thế các nhà sản xuất Mỹ, đáp ứng nhu cầu di chuyển khoảng cách ngắn giữa các thủ đô trong khu vực. Thành công đầu tiên của Airbus là dòng máy bay A320, ra mắt năm 1988. Đây là loại máy bay thương mại đầu tiên sử dụng công nghệ điều khiển bằng hệ thống bảng điện tử.
Theo VNE
Indonesia "tăm tia" thủy phi cơ trinh sát độc đáo M-50 Aron Chính phủ Indonesia có kế hoạch sẽ mua một số thủy phi cơ Aron M-50 do Hàn Quốc sản xuất cho quân đội nước này, để phục vụ các mục đích trinh sát hàng hải và tìm kiếm cứu nạn. Ngày 05-4, chiếc thủy phi cơ được đưa sang Indonesia để chào hàng, đã thực hiện chuyến bay trình diễn những khả năng...