‘Giặc lửa’ hoành hành xâm chiếm rừng tại nhiều nước Địa Trung Hải
Đã có 40 người tử vong do các vụ cháy rừng ở Địa Trung Hải. “Giặc lửa” còn đe dọa các ngôi làng và khu nghỉ dưỡng khiến hàng nghìn người phải sơ tán.
Lính cứu hỏa dập lửa trên đảo Rhodes ( Hy Lạp). Ảnh: Reuters
Hy Lạp đang chuẩn bị thêm các chuyến bay sơ tán khỏi đảo Rhodes. Trong khi đó hỏa hoạn cũng xuất hiện trên đảo Corfu và Evia tại nước này. Đợt nắng nóng kéo dài hiện tại chưa có dấu hiệu chấm dứt và nhiệt độ dự kiến sẽ tăng lên trên 44C ở một số vùng tại Hy Lạp.
Trước đó ngày 24/7, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang trong tình trạng “chiến tranh” khi phải đối phó với các đám cháy rừng tiếp tục lan rộng. Tại Hy Lạp, Bộ Bảo vệ Dân sự ngày 26/7 đã cảnh báo về cháy “cực kỳ nguy hiểm” tại 6 trong số 13 khu vực của đất nước.
Trên đảo Rhodes, hơn 20.000 người đã được sơ tán khỏi các ngôi nhà và khu nghỉ dưỡng ở phía Nam trong những ngày gần đây. Ngành du lịch chiếm 1/5 các công việc ở Hy Lạp và đóng vai trò quan trọng đối với Rhodes và nhiều hòn đảo khác của nước này.
Ở đảo Evia, ngay phía Bắc Athens, hai phi công đã thiệt mạng khi máy bay chữa cháy Canadair của họ đâm vào một khe núi.
Một người dân cố dập đám cháy trong vườn nhà tại đảo Rhodes. Ảnh: AP
Video đang HOT
Người dân địa phương cố gắng dập cháy rừng tại đảo Rhodes ngày 25/7. Ảnh: AP
Những chiếc xe cháy rụi sau vụ cháy rừng ở Bejaia, Algeria. Ảnh: Reuters
Cháy rừng gần làng Romitello tại Sicily Italy. Ảnh: Reuters
Ngôi nhà cháy xém gần Palermo, Italy. Ảnh: Reuters
Nhiều ngôi nhà bị hủy hoại bởi lửa tại Catania, Italy. Ảnh: Getty Images
Nhiều cây cháy chỏng chơ tại Tây Bắc Tunisia. Ảnh: AFP
Trong khi đó, các đám cháy lan rộng tại Sicily buộc Italy phải đóng cửa sân bay Palermo trong một thời gian ngắn vào sáng 25/7. Đường băng tan chảy và chính quyền khuyến cáo người dân không đến sân bay vì “lý do an ninh”.
Khoảng 1.500 người đã được sơ tán khỏi khu vực Palermo. Lãnh đạo vùng Sicily – ông Renato Schifani cho biết ông muốn yêu cầu chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên hòn đảo Địa Trung Hải này.
Algeria là nơi ghi nhận nhiều trường hợp tử vong nhất với 34 nạn nhân trong đó có 10 binh sĩ bị bao vây bởi ngọn lửa trong một cuộc sơ tán ở tỉnh ven biển Bejaia, phía Đông Algiers. Truyền thông địa phương đưa tin Bejaia là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 23 người thiệt mạng.
Chính quyền Algeria cho biết 80% đám cháy đã được dập tắt kể từ 23/7, nhưng nỗ lực dập lửa quy mô lớn vẫn tiếp tục, với sự tham gia của khoảng 8.000 nhân sự, hàng trăm xe cứu hỏa và một số máy bay.
Hỏa hoạn cũng hoành hành ở Tunisia. Có 300 người đã phải sơ tán khỏi ngôi làng ven biển Melloula.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà chức trách vào ngày 25/7 đã sơ tán hàng chục ngôi nhà và một bệnh viện để đề phòng. Cháy rừng đang diễn ra gần khu nghỉ mát Kemer thuộc tỉnh Antalya ở Địa Trung Hải. Một vụ cháy rừng khác được ghi nhận ở tỉnh Manisa. Vụ cháy rừng này được kiểm soát một ngày sau khi nó thiêu rụi ít nhất 14 ngôi nhà.
Nhật Bản cảnh báo về tình trạng 'nắng nóng nhất trong một thập kỷ'
Tại Nhật Bản, đợt nắng nóng oi ả đã quay trở lại với mức độ khắc nghiệt hơn.
Người dân di chuyển dưới tiết trời nắng nóng tại Nagoya, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) mới đây đã cảnh báo về nguy cơ nhiệt độ cao chưa từng có trong một thập kỷ trên khắp lãnh thổ nước này từ ngày 26/7 đến ngày 3/8.
Theo JMA, từ ngày 26/7, nguy cơ xảy ra tình trạng sốc nhiệt dự kiến sẽ tăng lên trên toàn quốc, ngoại trừ khu vực dọc theo Biển Nhật Bản ở vùng Đông Bắc, do hệ thống áp suất cao kéo dài ở Thái Bình Dương. Cơ quan này cho biết một số địa điểm sẽ có nhiệt độ lên mức kỷ lục chỉ xảy ra một lần trong cùng một thập kỷ vào cùng thời điểm đó trong năm. Thủ đô Tokyo đang có một ngày 26/7 ở mức "ngày cực nóng" với nhiệt độ ghi nhận được là 35,4 độ C vào lúc 11h (giờ địa phương). Thời tiết của một địa điểm sẽ được xếp vào diện "ngày cực nóng" khi nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trên 35 độ C.
Trước đó, ngày 20/7, JMA đã đưa ra cảnh báo sớm, kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ mùa màng và phòng ngừa nguy cơ sốc nhiệt trong thời tiết cực đoan.
JMA đưa ra các cảnh báo sớm khi có ít nhất 3 lần nhiệt độ trung bình trong 5 ngày có khả năng "cao hơn đáng kể" so với bình thường. Cảnh báo cuối cùng được đưa ra cho tỉnh Okinawa và đảo Amami-Oshima của Nhật Bản là vào ngày 18/7.
Trước đó, hồi giữa tháng 7, Nhật Bản cũng bị bao phủ bởi một đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày trên khắp đất nước, mức cao kỷ lục trong năm ở nhiều địa điểm có nhiệt độ trên 38 độ C.
Thủ đô Tokyo và một số khu vực có nhiệt độ cao trên 35 độ C trong vài ngày ngày liên tiếp. Hachioji, thành phố vệ tinh của Tokyo từng ghi nhận nhiệt độ kỷ lục lên tới 39,1 độ C vào trưa 12/7.
Nhiều khả năng thế giới hứng chịu tháng 7 nóng nhất lịch sử Ngày 19/7, đài quan sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết thế giới đang trên đà trải qua tháng 7 nóng nhất kể từ khi cơ quan này đo nhiệt độ trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các đợt nắng nóng vốn kéo dài trong thời gian qua. Người dân giải...