Giá xăng Việt Nam lại chịu sức ép giảm giá dưới 15.000 đồng
Giá dầu có khả năng rớt xuống dưới 20 USD/thùng vào đầu tháng 4 này khi Saudi Arabia và Nga sẽ đẩy mạnh sản xuất sau khi hết thỏa thuận với OPEC về giới hạn nguồn cung.
Sáng nay (18-3), giá dầu thế giới đã tụt giảm thê thảm. Giá dầu OPEC và dầu Brent lần lượt đạt mức 30,63 USD và 30,88 USD/thùng. Đây là mức cao nhất hiện nay của thị trường dầu. Trong khi đó, giá dầu Mars US chỉ còn 23,25 USD/thùng, kế tiếp là dầu WTI 27,16 USD và dầu Urals 27,40 USD.
Theo các chuyên gia năng lượng, giá dầu sẽ tiếp tục giảm nữa chứ chưa có điểm dừng vì hợp đồng tương lai của giá dầu Brent vào ngày thứ hai đã rớt dưới 30 USD.
Ông Jim Jimkhkhard, Phó Chủ tịch IHS Markit, cho biết các cú sốc lớn của giá dầu sẽ đến sau ngày 1-4, thời điểm hết thỏa thuận giữa OPEC và các nước không nằm trong OPEC. Điều này có nghĩa thị trường sẽ được tăng thêm nguồn cung.
Hiện Nga có kế hoạch sản xuất 200.000-300.000 thùng/ngày trong ngắn hạn và dài hạn là 500.000 thùng/ngày. Saudi Arabia cũng công bố kế hoạch sản xuất 12,3 triệu thùng/ngày vào tháng 4 trong khi tháng 2 mức sản xuất nước này đã là 9,7 triệu thùng/ngày.
Video đang HOT
Tuy nguồn cung tăng nhưng cầu sẽ không tăng tương ứng do các hãng hàng không lớn quốc tế lẫn Mỹ đã cắt giảm 70% chuyến bay sau khi các quốc gia tuyên bố đóng cửa đường biên do COVID-19.
Ông Tamas Varga, chuyên gia phân tích dầu mỏ của PVM Oil (Anh), nhận định giá dầu sẽ tiếp tục lao dốc dưới 30 USD/thùng nếu có thỏa thuận khác giữa OPEC và Nga, Saudi Arabia, cũng như tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Nhưng kịch bản tồi tệ hơn trong thời gian tới sẽ là giá dầu giảm chỉ còn dưới 20 USD/thùng.
Trong một cuộc họp trực tuyến mới đây của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ban lãnh đạo của PVN nhận định theo tính toán, với mỗi mức giảm 1 USD của giá dầu, doanh thu xuất bán dầu của PVN sẽ giảm tương ứng khoảng 225.000 USD/ngày. Như vậy, với mức giá dầu chạm ngưỡng 30-35 USD/thùng như hiện tại, PVN sẽ mất khoảng 3 tỉ USD doanh thu trong năm 2020. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả sản xuất, kinh doanh của PVN lẫn nguồn thu ngân sách quốc gia.
Đầu tháng 4 tới là thời hạn điều chỉnh giá xăng Việt Nam sau lần điều chỉnh mới đây vào ngày 15-3, với biên độ giảm giá khá mạnh.
PHƯƠNG MINH (PLO.vn)
Giá dầu đang chịu áp lực giảm khi dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng
Giá dầu thô giảm mặc dù thị trường kì vọng các quốc gia sản xuất lớn gần đạt được thỏa thuận nâng hạn mức giảm sản lượng nhằm bù đắp vào nhu cầu giảm.
Chốt phiên 4/3, dầu thô Brent giảm 73 US cent hay 1,4% xuống 51,13 USD/thùng, trong phiên có lúc giá tăng lên 53,03 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 0,4 USD xuống 46,78 USD/thùng.
Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác đang thuyết phục Nga tham gia cắt giảm sản lượng dầu lớn để hỗ trợ giá. Tổ chức này muốn cắt giảm ít nhất 1 triệu thùng dầu nữa mỗi ngày khỏi thị trường. Nga, quốc gia không phải thành viên OPEC được biết vì sẽ đưa ra thỏa thuận như vậy cho đến phút cuối.
Tại cuộc họp hôm 3/3, trong bối cảnh Phố Wall dự báo nhu cầu năng lượng sẽ tiếp tục giảm do dịch virus corona (Covid-19), các chuyên gia đã đề nghị OPEC nên cân nhắc giảm sản lượng thêm từ 600.000 đến 1 triệu thùng/ngày.
Giá dầu cũng đang chịu áp lực giảm giá lớn khi mà dịch covid-19 vẫn đang lan rộng. Ảnh minh họa.
Dù gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển, Ủy ban Kĩ thuật Chung (JTC) của OPEC và các nước đồng mình (OPEC ) vẫn nhóm họp vào ngày 3/3 vừa qua. Sau cuộc họp, JTC đã đề nghị giảm sản lượng dầu thô thêm từ 600.000 đến 1 triệu thùng/ngày trong quí II/2020.
Theo Bloomberg, con số trên lớn hơn nhiều so với mức khuyến nghị mà ủy ban này đưa ra hồi tháng trước, tuy nhiên vẫn chưa đạt đến ngưỡng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 mà các chuyên gia khác dự đoán.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 785.000 thùng, ít hơn dự kiến. Dự trữ xăng và dầu diesel cả hai đều giảm hơn 4 triệu thùng. Xuất khẩu của Mỹ tăng vọt lên gần 4,2 triệu thùng/ngày.
Giá dầu cũng đang chịu áp lực giảm giá lớn khi mà dịch covid-19 vẫn đang lan rộng và tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Cùng với đó, quyết định bật ngờ của Fed về việc hạ lãi suất phần nào cũng khiến thị trường lo ngại về dấu hiệu một cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế như năm 2008, khi mà tại thời điểm trước đó, Fed cũng bất ngờ đưa ra một quyết định hạ lãi suất tương tự, phần nào cũng tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Lan Anh (TH)
Theo Tapchicongthuong.vn
Thị trường dầu mỏ đối mặt với nhiều biến động Kể từ năm 2019 trở lại đây, những biến động kinh tế, chính trị quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Thị trường dầu mỏ đã trải qua 2 tháng đầu năm đầy biến động. Chỉ trong vòng 2 tháng, giá dầu thô trên sàn New York (dầu WTI)...