Giá xăng sẽ giảm trong tuần này?
Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, lần điều chỉnh giá xăng dầu tới đây, giá xăng dầu dự kiến sẽ tiếp tục giảm nhẹ.
Diễn biến giá dầu thế giới. Nguồn Euroinvestor
Theo chu kỳ công bố giá cơ sở mặt hàng xăng dầu, dự kiến vào ngày mai (3/11) liênBộ Công Thương, Tài chính sẽ chính thức công bố giá cơ sở mặt hàng xăng dầu.
Trao đổi với một số lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ghi nhận chênh lệch giá bán lẻ và giá cơ sở không đáng kể.
“Trong chu kỳ vừa qua, giá xăng dầu nhập khẩu giảm so với trước đó có khoảng 7 ngày giá nhập khẩu giảm và 4 ngày giá tăng. Đến chiều ngày thứ 6 (30/10) ước tính giá xăng có khả năng giảm 500-600 đồng/lít, dầu giảm 300-400 đồng/lít”, lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Nam thông tin.
Video đang HOT
Trước đó vào lần điều chỉnh gần đây nhất (ngày 19/10), giá xăng RON 92 đã giảm 136 đồng/lít còn 18.003 đồng/lít, xăng E5 giảm 26 đồng/lít trong khi đó, dầu diesel tăng giá 222 đồng/lít, dầu hỏa tăng 279 đồng/lít, dầu madut tăng 445 đồng/lít.
Theo lý giải của Bộ Công Thương trong lần điều chỉnh này, giá thành phẩm xăng dầu thế giới biến động phức tạp, không ổn định.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày kể từ ngày 4/10 đến hết ngày 18/10 là 62.426 USD/thùng đối với RON 92; 60.478 USD/thùng dầu diesel; 60.701 USD/thùng dầu hoả; 250.301 USD/tấn dầu madut.
Tuy nhiên, tại báo cáo mới công bố của Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cho thấy, trong khi giá xăng dầu nhập khẩu giảm 38,3% so với cùng kỳ 2014 nhưng giá bán lẻ trong nước chỉ giảm 23,8%.
Thống kê giá dầu trên trang Euroinvestor cũng cho thấy, dầu WTI ngày 19/10 ở mức 46.05 USD/thùng ngày 27/10 giảm xuống chỉ còn 43.16 USD/thùng và tăng trở lại vào ngày hôm nay (2/11) là 46.33 USD/thùng.
Theo Bizlive
Thêm một phương án giá điện 2 bậc
Trong bối cảnh cả 3 phương án biểu giá điện mà EVN đưa ra lấy ý kiến đều bị cho là chưa phù hợp, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị xây dựng thêm một phương án biểu giá điện 2 bậc mới, trong đó từ 100 kWh trở lên mới tính giá lũy tiến.
Một bậc dành riêng cho người nghèo
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa đề xuất Bộ Công Thương, EVN xem xét nghiên cứu thêm một phương án giá điện 2 bậc. Trong đó, bậc 1 dành cho đối tượng hộ nghèo, khó khăn với mức giá giữ trong khoảng từ 1.484 đồng/kWh đến 1.533 đồng/kWh. Lượng điện người tiêu dùng sử dụng trong bậc này (thông qua cân đối tính toán cụ thể) tối đa là 100kWh. Bậc 2 dành cho tất cả các đối tượng sử dụng điện còn lại với mức giá lũy tiến trên cơ sở tính toán khoa học và số liệu thống kê tin cậy.
Công nhân điện lực kiểm tra chỉ số điện tại phường Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: L.H.T
Đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, đây là phương án đơn giản, rõ ràng, thuận lợi hơn so với cả 3 phương án mà EVN đã đề xuất trước đó. Đặc biệt, phương án mới này vẫn đáp ứng được yêu cầu về chính sách giá điện ưu việt của Đảng và Nhà nước là hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, khó khăn, không khuyến khích dùng quá nhiều điện (thậm chí lãng phí) trong khi nguồn và khả năng cung ứng còn khó khăn.
Phương án giá điện hai bậc này cũng thể hiện nguyên tắc bình đẳng về giá mua bán điện đối với các hộ có điều kiện, thu nhập trung bình trở lên, khuyến khích quan tâm tiết kiệm điện ở mọi đối tượng sử dụng điện. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc đơn vị sản xuất kinh doanh điện bù đắp được chi phí sản xuất, có lợi nhuận hợp lý (theo quy định của Cơ quan quản lý Nhà nước).
Bình luận về phương án này của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói: Vấn đề là ở chỗ áp dụng cách tính giá điện như thế nào ở các bậc để đáp ứng các chính sách của nhà nước, trong đó có chính sách an sinh xã hội, chính sách tiết kiệm. Nếu giá điện dành cho hộ nghèo mà đã ở mức 1.533 đồng/kWh thì giá điện ở bậc tính lũy tiến cho các đối tượng sử dụng điện còn lại sẽ được tính ra sao để đảm bảo EVN có lợi nhuận hợp lý?
"Đừng nói bậc mà hãy tính lại giá!"
Quan điểm của ông Hùng là chỉ nên áp dụng một chính sách giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang và Chính phủ vẫn có chính sách hỗ trợ với hộ nghèo, thu nhập thấp. Còn số bậc thang là bao nhiêu phải trên cơ sở các dữ liệu có liên quan để tính toán cụ thể, bảo đảm giá điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, phản ảnh các yếu tố đầu vào của sản xuất điện (như giá nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu huy động các nguồn điện và giá điện trên thị trường...), đồng thời cũng phải tính tới tác động của giá điện đối với số đông người tiêu dùng có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Cùng với đó cũng phải tính tới tác động của việc điều chỉnh giá điện tới nền kinh tế trong vai trò điện là chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất.
PGS.TS Nguyễn Minh Duệ - Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, biểu giá điện sinh hoạt được đưa ra lấy ý kiến chỉ phục vụ cho lợi ích phía người sản xuất, chưa thể hiện đầy đủ các khía cạnh đảm bảo tính minh bạch, công bằng giữa sản xuất và tiêu dùng. Theo vị chuyên gia này, các phương án biểu giá điện đưa ra hiện nay còn phiến diện, chưa đủ căn cứ khoa học đối với người làm chính sách. "Sự thiếu công bằng lớn nhất là ở chỗ biểu giá đưa ra bảo vệ tính nguyên vẹn lợi ích của EVN, trong mọi tình huống đều đẩy mọi trách nhiệm về phía người tiêu dùng. Do đó, khó có sự thỏa mãn đầy đủ của các hộ tiêu dùng. Vì sao phải bảo vệ nguyên vẹn doanh thu của ngành điện và có lãi, đảm bảo giá bán lẻ bình quân 1.747 đồng/kWh trong khi tính minh bạch chưa được làm rõ?".
"Đừng nói bậc mà hãy tính lại giá. Tôi đề nghị không rút gọn xuống 3 hoặc 4 bậc hay 2 bậc như các đề xuất mà để nguyên 6 bậc như hiện nay, với các giải pháp thực hiện như sau: Tính toán kỹ lưỡng mỗi bậc thang từ bao nhiêu kWh đến bao nhiêu kWh tương ứng với giá là bao nhiêu. Để áp giá các bậc một cách chính xác, đề nghị xác định giá bình quân điện sinh hoạt hợp lý, trong đề án EVN lấy giá bình quân điện sinh hoạt là 1.747 đồng/kWh là chưa có cơ sở, cao hơn nhiều giá điện bình quân cho mọi đối tượng 1.662 đồng/kWh" - ông Duệ nói.
Còn GS.Nguyễn Quang Thái - Viện Kinh tế Việt Nam thì cho rằng, có thể tách ra đồng hạng giá điện cho người sử dụng dưới 100 kWh, người nghèo được hỗ trợ trực tiếp không qua EVN. Tuy nhiên, các đơn giá tiếp theo phải là con số không có số lẻ, người dân tự kiểm chứng được. Theo ông Thái, có thể đưa phương án giá bán lẻ điện 4 bậc thang như dưới 100 KWh; 100-200 KWh; 201-400 KWh và trên 401 KWh và các nấc thang cũng nên "mượt mà" hơn. Ví dụ: bậc 1 (1.500 đồng/kWh); bậc 2 (tăng 20% là 1.800 đồng/kWh); bậc 3 (tăng thêm 20% là 2.100 đồng/kWh) và bậc 4 là (tăng thêm 20% nữa là 2.400 đồng/kWh).
Theo Dantri
BMW công bố giá bán cho 8 mẫu xe tại VIMS 2015 BMW đẫ thực sự gây ấn tượng tại triển lãm ôtô quốc tế Việt Nam 2015 (VIMS) khi đem đến 8 mẫu xe trải dài ở nhiều phân khúc. Tại VIMS 2015 tại Hà Nội. Gian hàng BMW ngoài việc góp mặt 8 mẫu xe mới đa dạng phân khúc, hãng xe này cũng đã thông báo và cập nhật mức giá cho...