Giá xăng dầu leo thang, các hãng bay tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng
Thời gian qua, giá nhiên liệu bay Jet A1 tăng mạnh, từ mức gần 73 USD/thùng năm 2021 lên hơn 100 USD/thùng. Thêm nữa, chiến sự Nga – Ukraine cũng đẩy giá dầu thô tiếp tục tăng nhanh, có lúc lên tới 138 USD/thùng.
Doanh nghiệp hàng không gặp nhiều khó khăn khi giá xăng dầu tăng cao.
Một số nhà phân tích dự báo giá dầu thô sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng 150 USD/thùng, vượt mức giá kỷ lục 147 USD/thùng năm 2008. Trong trường hợp này giá nhiên liệu bay Jet A1 sẽ tăng lên mức hơn 160 USD/thùng, thậm chí có thể lên đến 200 USD/thùng. Việc giá nhiên liệu tăng mạnh khiến doanh nghiệp hàng không nhận thêm cú giáng sau khi đã lao đao trong thời gian dài vì dịch bệnh COVID-19.
Chia sẻ với VTC News, đại diện Vietnam Airlines cho biết việc giá nhiên liệu bay Jet A1 trung bình đầu tháng 3 đạt trên 130 USD/thùng khiến chi phí nhiên liệu của hãng tăng mạnh.
“Nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí ước tính sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng và nếu lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng thêm đến 9.120 tỷ đồng”, lãnh đạo Vietnam Airlines nói.
Video đang HOT
Tương tự, đại diện Bamboo Airways cho biết, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải hàng không nên việc giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng lớn tới giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh của tất cả các hãng bay, trong đó có Bamboo Airways.
“Đây là là điều bất lợi cho toàn ngành giao thông vận tải nói chung khi đang trên đà phục hồi sau dịch. Tuy nhiên, việc tăng giá xăng dầu cũng giống như dịch bệnh, đều là các yếu tố khách quan bất khả kháng và đòi hỏi các doanh nghiệp linh hoạt ứng biến, thích nghi. Chúng tôi đã và đang nghiên cứu, triển khai các phương án khai thác linh hoạt, thích ứng với tình hình thực tế để vừa có thể tiết kiệm chi phí, mặt khác giảm tác động ô nhiễm môi trường”, đại diện Bamboo Airways nói.
Hiện Bamboo Airways sử dụng đội tàu bay thế hệ mới như Boeing 787-9 Dreamliner, Airbus A321neo, Embraer…hiện đại với tuổi đời bình quân thấp, được thiết kế tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời, đội tàu đa dạng chủng loại, với các tầm bay và tải trọng khác nhau cho phép Bamboo Airways linh hoạt điều chỉnh kế hoạch khai thác phù hợp với từng chặng bay, qua đó tối ưu hóa nhiên liệu tiêu hao.
Chính phủ cũng vừa ban hành nghị quyết số 31 để thông qua dự án nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 theo đề xuất của Bộ Tài chính. Đây là đề xuất rất được mong đợi.
“Chúng tôi tin tưởng các những giải pháp tích cực, cơ chế phù hợp, điều chỉnh kịp thời của Chính phủ sẽ góp phần giảm bớt áp lực, trợ giúp cho các doanh nghiệp hàng không hồi phục sau dịch”, đại diện hãng bay nói thêm.
Về khả năng tăng vé máy bay, phía Bamboo Airways cho hay giá vé phụ thuộc vào cung cầu thị trường và nhiều yếu tố khách quan. Hãng đã xây dựng bộ quyền lợi nhóm giá vé với 8 nhóm giá. Mỗi nhóm giá tương ứng với các bộ quyền lợi khác nhau như số cân hành lý, suất ăn; quyền đổi tên, đổi hành trình, thời gian bay); quyền chọn chỗ, ưu tiên check-in, sử dụng phòng chờ thương gia; tích lũy điểm trong chương trình khách hàng thân thiết Bamboo Club…
Tùy theo nhu cầu của bản thân, mỗi hành khách có thể lựa chọn hạng vé với các quyền lợi đi kèm phù hợp, đồng thời loại bỏ các dịch vụ không cần thiết, để tối ưu trải nghiệm và chi phí.
Chọn xe tiết kiệm nhiên liệu để giảm áp lực tăng giá
Những tháng đầu năm 2022, thị trường xăng dầu trong nước liên tục xác lập những kỷ lục mới về giá, khiến không chỉ doanh nghiệp vận tải, mà phần lớn người tham gia giao thông sử dụng ô tô, xe gắn máy ý thức rõ hơn sự cần thiết của việc lựa chọn những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu để lưu thông, giảm áp lực chi phí khi giá nhiên liệu tăng.
Người tiêu dùng cần hiểu rõ quy định về nhiên liệu xe
Theo ông Trần Hoàng Phong, Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam-Bộ GTVT), căn cứ Thông tư liên tịch số 43 của Bộ GTVT và Bộ Công Thương quy định về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, loại từ 7 chỗ trở xuống và Thông tư 40 của Bộ GTVT về hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ, Thông tư 59 đối với xe máy, tất cả kiểu loại xe đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 43, Thông tư 40 và Thông tư 59. Trong đó, tất cả các kiểu loại ô tô, mô tô, xe gắn máy đều phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường, gồm các chỉ tiêu về tiêu thụ nhiên liệu được in trên nhãn năng lượng, kết quả báo cáo thử nghiệm khí thải...
Giá xăng tăng cao từ đầu năm đến nay làm thay đổi thói quen sử dụng xe của người dân. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Còn ông Mai Văn Hiến (Vụ Môi trường-Bộ GTVT) chia sẻ, các phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là xe mô tô, chiếm 70% lượng xăng dầu cả nước, góp 22,6% lượng rác thải khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Một trong những biện pháp giảm thiểu tác động này là việc đánh giá và dán nhãn mức tiêu thụ năng lượng đối với xe cơ giới. Do đó, các quy định về dán nhãn năng lượng trên xe ô tô, mô tô, xe gắn máy chính là yếu tố bắt buộc để các nhà sản xuất công khai mức tiêu hao nhiên liệu và đảm bảo người tiêu dung có thể hiểu rõ để chọn mua. Với các trường hợp không tuân thủ quy định, chế tài xử phạt hiện nay đang ở mức đình chỉ nhãn năng lượng, thu hồi chứng nhận.
Cụ thể, tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP, điều 30 đã quy định Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng. Điều 32 cũng quy định Vi phạm các quy định về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Trong năm 2022, Bộ GTVT cũng chủ trương xây dựng về mức tiêu thụ nhiên liệu với ô tô con, quy trình kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo công tác đo kiểm và công bố nhiên liệu.
Qua tìm hiểu thực tế, việc quyết định mua mẫu xe nào hiện nay của người tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Tính thời trang, sự bền bỉ, nhiều trang bị hay đơn giản chỉ là thích... Tuy nhiên, trong bối cảnh giá xăng tăng cao, việc kiểm soát chi phí đối với phương tiện giao thông đang dần thay đổi. Vì mức tiêu hao nhiên liệu của xe ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp vận tải ô tô, chưa kể tới ý thức của toàn bộ người dân đang quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường.
Về vấn đề này, ông Đặng Thanh Bình, Trưởng phòng dịch vụ (Công ty Yamaha Motor Việt Nam) cho hay, lợi ích xe tiết kiệm nhiên liệu mang lại rõ ràng như: Tiết kiệm được tiền bạc, giảm thời gian đến trạm xăng, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế cháy nổ... Do đó, các hãng xe đều đang tập trung nghiên cứu, sản xuất các mẫu xe đạt được mức tiết kiệm nhiên liệu tối đa để khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường, kèm theo các chính sách sau bán hàng như bảo dưỡng, kiểm tra miễn phí để duy trì tiết kiệm nhiên liệu trong thời gian dài.
Nắm rõ mức tiêu hao nhiên liệu
Thực tế cho thấy, chỉ số tiêu thụ nhiên liệu của các mẫu xe hiện nay được cống bố chỉ là con số trong phòng thử nghiệm, còn việc sử dụng xe tiết kiệm nhiên liệu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Cách thức sử dụng - vận hành; bảo hành bảo dưỡng, kinh nghiệm của người sử dụng... Vì vậy, theo ông Đặng Thanh Bình, đối với người tham gia giao thông hiện nay, việc bảo dưỡng xe định kỳ có vai trò quan trọng, vì liên quan trực tiếp đến khả năng vận hành, đặc biệt là khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Bên cạnh đó, chủ xe, lái xe thường nói thói quen chạy xe gây ảnh hưởng tới mức tiêu thụ nhiên liệu như: Chạy tốc độ thấp/cao hơn quá nhiều với mức độ tiêu thụ nhiên liệu; tăng/giảm ga quá nhanh, rồ ga, phanh gấp... cũng làm ảnh hưởng. PGS.TS Nguyễn Thành Công (Phó Trưởng khoa Cơ khí ô tô-Đại học GTVT) cho biết, thông số chỉ tiêu tiết kiệm nhiên liệu sẽ phụ thuộc vào thông số tốc độ khai thác, ví dụ đi ở tốc độ cao nhất hoặc thấp nhất sẽ tiết kiệm nhiên liệu mà sẽ nằm ở vùng tốc độ, tất nhiên đối với mỗi một loại xe, vùng tốc độ này sẽ được thiết lập riêng. Để giúp xe tiết kiệm nhiên liệu, người sử dụng cần có kinh nghiệm trong quá trình vận hành xe để có thể vận hành tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất.
"Trên mỗi phương tiện, phương pháp đo mức tiêu hao nhiên liệu thường sẽ tương tự nhau, nhưng tuỳ từng công nghệ của các mẫu xe sẽ cách thể hiện khác nhau. Việc tính toán tiêu hao nhiên liệu trên xe còn phụ thuộc vào tốc độ đạp ga, vòng tua máy, cách vận hành xe của người sử dụng", ông Nguyễn Thành Công chia sẻ.
Giá xăng tăng cao kỷ lục, doanh nghiệp vận tải gặp 'ác mộng' Xăng dầu tăng giá mạnh trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp gây sức ép khủng khiếp lên doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực vận tải. Trong kỳ điều chỉnh mới nhất, giá mỗi lít xăng A95 đã chạm 25.320 đồng, xăng E5 cao nhất là 24.570 đồng, giá các loại dầu cũng tăng mạnh. Việc giá nguyên liệu...