Giá xăng dầu hôm nay 4-12: Giá dầu WTI về mốc dưới 67 USD/thùng, Brent tăng 0,30%
Giá xăng dầu hôm nay 4-12 chứng kiến sự đối nghịch khi mà dầu WTI giảm 0,36% thì Brent tăng nhẹ 0,30%.
Theo oilprice, giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao dịch lúc 6 giờ 15 phút ngày 4-12 (giờ Việt Nam) giảm 0,36% (tương đương 0,24 USD/thùng), xuống 66,26 USD/thùng. Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent giao tháng 1 được giao dịch ở mức tăng 0,30% (tương đương 0,21 USD/thùng) lên 69,88 USD/thùng.
Goldman Sachs khá lạc quan về giá dầu. Ảnh: oilprice
Giá dầu ngày 2-12 đã tăng gần 3% khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC ) cho biết họ có thể xem xét lại chính sách tăng sản lượng của mình trong thời gian ngắn nếu nhu cầu dầu giảm.
Các nhà phân tích hàng hóa của Goldman Sachs khá lạc quan về giá dầu bất chấp quyết định hôm 2-12 của OPEC vẫn duy trì mức bổ sung 400.000 thùng/ngày vào sản lượng của khối trong tháng tới.
Trong ngày 3-12, giá dầu cũng trải qua những phút thăng trầm, khi giá dầu tăng nhẹ sau lại chuyển sắc “đỏ”, “xanh”, và giữ cả hai màu “xanh”, “đỏ” trong sáng 4-12.
Theo báo cáo của Bloomberg, các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận thấy “rủi ro tăng giá rất rõ ràng”, và vào năm 2023, dầu thô Brent được giao dịch ở mức giá trung bình 85 USD/thùng.
Lý giải cho nhận định này, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết đó là vì các nhà sản xuất dầu của Mỹ sẽ tăng sản lượng một cách thận trọng, đặc biệt là sau đợt giảm giá gần đây nhất. Bên cạnh đó, OPEC đang gặp vấn đề về năng lực sản xuất, mà vấn đề này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi khối tuân thủ thỏa thuận OPEC về việc bổ sung sản lượng.
Năm 2020, OPEC đã cắt giảm sản lượng kỷ lục 10 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu. Con số đó đã được thu hẹp trở lại khoảng 3,8 triệu thùng/ngày. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các thành viên OPEC thường xuyên không đạt được mục tiêu sản lượng, sản xuất ít hơn khoảng 700.000 thùng/ngày so với kế hoạch trong cả tháng 9 và tháng 10 vừa qua.
Video đang HOT
Việc giá dầu giảm “sốc” hồi cuối tuần trước sau sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, theo Goldman Sachs, là sự “thái quá”. Thêm vào đó, các nhà giao dịch đã “đánh giá quá cao” tác động tiềm tàng của Omicron đối với nhu cầu dầu toàn cầu, giảm tới 7 triệu thùng dầu/ngày.
OPEC vẫn để ngỏ khả năng nhóm họp trở lại để “bình ổn” giá dầu. Ảnh: oilprice
Sự giảm này chỉ có thể diễn ra khi mà (1) không một chiếc máy bay nào bay vòng quanh thế giới trong ba tháng, hoặc (2) một nửa số quốc gia trên thế giới đóng cửa như hồi Quý 2-2020, hoặc (3) thế giới thậm chí còn tồi tệ hơn so với trước khi tiêm chủng”, theo Damien Courvalin, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Năng lượng & Chiến lược hàng hóa cấp cao tại Goldman Sachs.
Trong quyết định tăng sản lượng ngày 2-12, các nhà sản xuất dầu mỏ của OPEC vẫn để ngỏ khả năng thay đổi chính sách nhanh chóng nếu nhu cầu dầu giảm do ảnh hưởng của biện pháp ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.
Theo đó, OPEC có thể nhóm họp bất kỳ lúc nào chứ không cần chờ đến lần họp tiếp theo, dự kiến vào 4-1-2022.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 4-12 như sau:
- Xăng E5 RON 92 giá 22.917 đồng/lít.
- Xăng RON 95 giá 23.902 đồng/lít.
- Dầu diesel giá 18.382 đồng/lít.
- Dầu hỏa giá 17.197 đồng/lít.
- Dầu mazut 16.477 đồng/kg.
Mức giá bán lẻ nói trên được áp dụng kể từ ngày 25-11 khi mà liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu 15 ngày/lần.
Kể từ 2-1-2022, chu kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ rút về 10 ngày thay vì 15 ngày như trước. Theo đó, thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ rơi vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hằng tháng.
Giá xăng dầu sắp giảm cực mạnh sau 5 lần liên tiếp tăng "sốc"
Trên thị trường thế giới, giá dầu giảm và chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2021.
Nguồn cung dầu thô trên toàn cầu theo dự báo của cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) tăng mạnh trong những ngày qua. Dự kiến, sản lượng dầu tăng lên 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 11, 12.
Nguyên nhân là do Mỹ đề nghị các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu khác như Trung Quốc và Nhật Bản cân nhắc phối hợp xả dầu từ kho dự trữ.
Cùng với đó, giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng hạ nhiệt. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,11% xuống 78,37 USD/thùng vào lúc 6 giờ 48 phút ngày 18.11 (theo giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 1 giảm 2,61% xuống 80,28 USD/thùng. Giá dầu giảm và chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10/2021.
Chính điều này đã tạo ra sức ép lên giá xăng dầu tại thị trường trong nước, mặt hàng này có khả năng giảm mạnh sau nhiều lần tăng "sốc" trong thời gian vừa qua.
Biến động giá mặt hàng xăng dầu tại thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Singapore.
Theo dữ liệu cập nhật trên website của Bộ Công thương, cập nhật đến ngày 17/11, xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 dao động ở mốc 92-93 USD/thùng; xăng RON 95 ở mức 95 - 96 USD mỗi thùng. Giá dầu hỏa có thời điểm về dưới mốc 90 USD/thùng, dầu diesel 91 - 92 USD/thùng.
Như vậy, so với mức giá tại chu kỳ điều hành trước đó, xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 là 99,03 USD/thùng, nhiều thời điểm leo lên mốc 103 USD/thùng, xăng RON 95 bình quân 102,5 USD/thùng, nhiều thời điểm cao ở mức 106 USD/thùng thì mức giảm này khá là mạnh.
Theo chia sẻ của lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu, giá xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới đây sẽ giảm mạnh, có thể lên tới mức 1.200 - 1.400 đồng/lít xăng tùy loại và giá dầu giảm 400 - 600 đồng/lít tùy loại. Tuy nhiên, do khả năng cao cơ quan điều hành sẽ tiến hành trích lập quỹ bình ổn nên mức giảm có thể sẽ ít hơn.
Giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex hiện hành.
Mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện hành.
Trước đó, trong lần điều hành giá ngày 10/11, xăng E5 RON 92 tăng 559 đồng/lít, RON 95 tăng 658 đồng/lít, dầu diesel và dầu hỏa giữ nguyên, dầu mazut giảm 389 đồng/kg. Đây là lần thứ 5 liên tiếp mặt hàng xăng trong nước tăng giá. Mỗi lít xăng RON 95 đã tăng thêm gần 3.900 đồng, còn xăng E5 RON 92 tăng thêm gần 3.800 đồng so với cách đây 2 tháng.
Cùng với đó, liên Bộ Tài chính - Công Thương không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với xăng RON 95, RON 92 và dầu diesel. Trích lập quỹ cho dầu hỏa là 150 đồng/lít và dầu mazut là 500 đồng/kg.
Đồng thời, liên Bộ chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 800 đồng/lít, xăng RON 95 là 100 đồng/lít, với dầu diesel là 08 đồng/lít, dầu hỏa là 44 đồng/lít, dầu mazut là 0 đồng/kg.
Về Quỹ bình ổn giá, theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến hết quý 3/2021, quỹ hiện có 824,088 tỷ đồng. Trong đó, tổng số trích trong kỳ là 502,284 tỷ đồng; tổng số sử dụng là 802,947 tỷ đồng; Lãi phát sinh trên số dư là 1,844 tỷ đồng; Lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm trong kỳ là 14 triệu đồng.
'Nín thở' nhìn xăng dầu tăng giá Đó là tâm trạng của nhiều người trước giờ điều chỉnh giá xăng dầu hôm qua. Với lần tăng thứ 5 liên tiếp này, giá xăng đứng ở mức kỷ lục trong vòng 8 năm trở lại đây và tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Giá xăng lại tăng, lên gần mức...