Giá xăng dầu hôm nay 27/8: Dầu giảm trở lại do nhu cầu thị trường yếu
Giá xăng dầu hôm nay giảm trở lại sau phiên tăng trước đó, giá dầu giảm do nhu cầu trên thị trường còn yếu trong khi đại dịch COVID-19 vẫn không ngừng gia tăng.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay
Ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam) ngày 27/8, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ước tính đã giảm gần 0,2% xuống 42,95 USD/thùng, giá dầu thô Brent ước tính giảm hơn 0,1% xuống 45,60 USD/thùng.
Giá dầu ổn định vào thứ Tư (26/8). Giá dầu vẫn đang bị kìm hãm về nhu cầu trong đại dịch COVID-19 nhưng lại nổi lên khi các nhà sản xuất ở Mỹ đóng cửa sản lượng ở Vịnh Mexico trước cơn bão Laura.
Những lo lắng gia tăng về đại dịch COVID-19 gia tăng vốn đã làm giảm nhu cầu và khiến giá xuống thấp kỉ lục vào tháng 4, làm suy yếu tâm lý thị trường sau khi báo cáo tuần này về việc bệnh nhân bị tái nhiễm, làm dấy lên lo ngại về khả năng miễn dịch trong tương lai.
Ảnh minh họa.
Các nhà sản xuất dầu hôm thứ Ba (25/6) đã sơ tán 310 cơ sở khai thác dầu ngoài khơi và đóng cửa 1,56 triệu thùng/ngày sản lượng dầu thô, 84% sản lượng khai thác ngoài khơi của Vịnh Mexico.
Video đang HOT
Trong khi đó, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,7 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 21/8, so với kỳ vọng giảm 3,7 triệu thùng của các nhà phân tích, EIA cho biết.
Giá xăng dầu trong nước
Chiều 12/8, Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán mặt hàng xăng RON92 và dầu mazut giữ ổn định so với kì trước, giá xăng RON95, dầu diesel và dầu hỏa giảm nhẹ so với giá hiện hành.
Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
Xăng E5RON92: không cao hơn 14.409 đồng/lít;
Xăng RON95-III: không cao hơn 14.922 đông/lít;
Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 12.201 đồng/lít;
Dầu hỏa: không cao hơn 10.207 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 11.183 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 27/8: Dầu giảm trở lại do nhu cầu thị trường yếu
Có bao nhiêu thùng dầu thô bán giá -37 USD?
Giá -37,63 USD/thùng là mức giá được giao dịch giữa các trader (thương nhân) trên sàn giao dịch. Đây không phải giá giao dịch giữa nhà sản xuất dầu thô và người sử dụng cuối cùng (nhà máy lọc dầu). Số lượng dầu giao dịch ở mức này rất thấp, chỉ khoảng 600.000 thùng.
Giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5/2020 trên sàn giao dịch NYMEX (New York, Mỹ) ngày 20/4, chốt ở mức -37,63 USD/thùng. Mức giá thấp này chưa từng có trong lịch sử. Lý do xảy ra tình trạng trên do ngày 21/4 là ngày chốt hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5/2020.
Vào ngày này, người mua hợp đồng này phải đưa ra quyết định có nhận lô dầu này hay không. Nếu nhận thì họ phải đóng hợp đồng và sẽ nhận lô dầu vật chất. Tuy nhiên, với tình trạng nhu cầu dầu thô sụt giảm mạnh trên thế giới do dịch COVID-19 hiện nay, dầu thô vẫn được sản xuất trong khi các kho chứa đầy và thuê kho để chứa là không thể hoặc với chi phí rất cao.
Do vậy, một số người sở hữu hợp đồng này đã quyết định "bán tháo" với mọi giá tại 2 giây cuối cùng của phiên giao dịch và giá khớp tại 2 giây cuối cùng này được coi là giá chốt phiên. Thực chất giá - 37,63 USD/thùng là mức giá được giao dịch giữa các trader trên sàn giao dịch chứ không phải là giá giao dịch giữa nhà sản xuất dầu thô và người sử dụng cuối cùng (nhà máy lọc dầu). Số lượng dầu giao dịch ở mức -37,63 USD/thùng này rất thấp, ghi nhận khối lượng khoảng 600 ngàn thùng.
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá dầu trên các sàn giao dịch cho tháng 5/2020 có giảm nhiều nhưng giá dầu Mỹ ngọt nhẹ giao tháng 6 trên sàn giao dịch NYMEX vẫn duy trì ở mức khoảng 20 USD/thùng và giá dầu Brent trên sàn giao dịch ICE (London) vẫn ở mức 25,6 USD/thùng.
Do vậy việc giảm giá WTI mang tính cục bộ tại Mỹ (do sức chứa và cung cầu) có ảnh hưởng mạnh tới tâm lý trên thị trường. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn. Theo dự báo của các hãng dự báo nổi tiếng (IHS, WM) và các nhà phân tích của Mỹ giá dầu thô giảm chỉ trong ngắn hạn và sẽ đi lên trong tháng 6 hoặc tháng 7/2020.
Trong ngắn hạn, nhu cầu thế giới giảm mạnh gần 30 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái trong khi đó thỏa thuận OPEC chỉ cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 6 và có hiệu lực từ đầu tháng 5 nên dự báo trong tháng 4 giá dầu có thể giảm chút ít, tháng 5 sẽ dừng giảm với dao động biên độ nhỏ.
Về trung hạn, cầu tăng dần từ sau tháng 5 khi các nước trên thế giới gỡ dần phong tỏa, đặc biệt các nước tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu kết hợp với cung giảm dần theo thỏa thuận OPEC và một số công ty khai thác Mỹ phá sản hoặc buộc phải giảm sản xuất vì giá bán thấp hơn chi phí khai thác sẽ làm cân bằng cung-cầu cải thiện và giá dầu sẽ tăng dần, dự kiến cuối năm 2020 khoảng 40 USD/thùng, cuối 2021 có thể đạt lại mức khoảng 60 USD/thùng.
Trong dài hạn, do giá dầu ở mức thấp trong thời gian dài, các công ty dầu khí đều cắt giảm đầu tư thăm dò và phát triển mỏ, dẫn đến nguồn cung giảm. Tuy nhiên, cả về trung và dài hạn, việc hồi phục thị trường phụ thuộc nhiều vào kết quả khống chế dịch COVID - 19, giá dầu sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới, đặc biệt các nước G20 phục hồi.
Quỳnh Nga
Giá xăng dầu hôm nay 18/8: Dầu thô bắt đầu đi xuống Giá xăng dầu trong nước vẫn bình ổn kể từ đợt điều chỉnh gần nhất. Trong khi đóm dầu thô WTI sáng nay quay đầu giảm nhẹ; dầu thô Brent đứng giá so với chốt phiên giao dịch hôm qua. Giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm Trong phiên sáng ngày 18/8, giá dầu thô WTI giao ngay quay đầu giảm...