Giá xăng dầu hôm nay 10/10: Tiếp tục xu hướng tăng, dầu WTI ở mức 93,46 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay 10/10, thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng tăng, giá dầu thô WTI ở mức 93,46 USD/thùng, còn dầu Brent ở mức 98,63 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 10/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ đang ở mức 93,46 USD/thùng, giá dầu Brent ở mức 98,63 USD/thùng.
Nhà Trắng đã nỗ lực ngăn chặn việc cắt giảm sản lượng của OPEC. Tổng thống Biden hy vọng sẽ giữ cho giá xăng Mỹ không tăng vọt trở lại trước cuộc bầu cử giữa kỳ, trong đó đảng Dân chủ của ông đang vật lộn để duy trì quyền kiểm soát Quốc hội Mỹ.
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 10/10 (theo giờ Việt Nam)
Chính quyền Hoa Kỳ đã vận động OPEC trong nhiều tuần. Trong những ngày gần đây, các quan chức cấp cao của Mỹ từ các nhóm năng lượng, chính sách đối ngoại và kinh tế đã thúc giục các đối tác nước ngoài bỏ phiếu chống lại việc cắt giảm sản lượng, theo hai nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (DOE), Hoa Kỳ là nhà sản xuất dầu số 1 thế giới và cũng là nước tiêu thụ hàng đầu.
Việc bán 180 triệu thùng dầu do Biden chỉ đạo vào tháng 3 từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ đã gây áp lực giảm giá dầu. Vào tháng 3, OPEC cho biết họ sẽ ngừng sử dụng dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan giám sát dầu mỏ của phương Tây, do những lo ngại do Ả Rập Xê Út dẫn đầu rằng Hoa Kỳ có quá nhiều ảnh hưởng.
Video đang HOT
Tổng thống Biden đã gọi quyết định của Ả Rập Xê Út là “một sự thất vọng”, đồng thời nói thêm rằng Washington có thể thực hiện thêm hành động trên thị trường dầu mỏ.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới rạng sáng 10/10 (theo giờ Việt Nam)
Điện Kremlin ca ngợi OPEC vì đã chống lại tình trạng hỗn loạn của Mỹ gieo rắc trên thị trường năng lượng toàn cầu
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết rất tốt khi “công việc cân bằng, chu đáo và có kế hoạch như vậy của các quốc gia có trách nhiệm trong OPEC, trái ngược với các hành động của Mỹ”.
Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch nhập khẩu dầu thô đợt đầu tiên cho năm 2023, chủ yếu cho các nhà máy lọc dầu độc lập.
Một nguồn tin cho biết khối lượng phát hành là khoảng 20 triệu tấn (146 triệu thùng), sớm hơn gần 3 tháng so với thường lệ, nhằm khuyến khích các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh sản xuất.
Tháng trước, Bắc Kinh đã ban hành đợt hạn ngạch thứ ba cho năm 2022, nâng hạn ngạch nhập khẩu ngoài quốc doanh lên 164,61 triệu tấn trong năm nay.
Giàn khoan trên đất liền Yastreb (Hawk) tại cánh đồng Chaivo của Sakhalin-1 (nguồn: Reuters)
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán các mặt hàng xăng dầu tại thị trường trong nước ngày 10/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh chiều ngày 3/10 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Theo đó, xăng E5 RON 92 không quá 20.732 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 21.443 đồng/lít; dầu diesel không quá 22.208 đồng/lít; dầu hỏa không quá 21.688 đồng/lít và dầu mazut không quá 14.094 đồng/kg.
Trong kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương – Tài chính tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ.
Giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm theo xu hướng giảm chung của thị trường thế giới để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều dầu diesel.
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Công Thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore đã tăng lên mức 95 USD/thùng. Đây là mức tăng cao nhất kể từ phiên điều chỉnh giá ngày 1/10 vừa qua. Trong nhiều ngày qua, giá xăng nhập từ mức thấp 90 USD đã liên tục leo cao. Do đó, phiên điều hành điều chỉnh tiếp theo vào ngày 11/10, giá xăng có khả năng tăng trở lại sau 4 lần giảm liên tiếp.
Giá xăng dầu tăng lên cao nhất trong vòng 1 tháng, đạt 97,92 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay 10/10: giá WTI tăng 16,54% lên 92,64 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 15,01% lên 97,92 USD/thùng.
Giá dầu tăng mạnh trở lại trong tuần 03/10 - 09/10 với động lực chính là quyết định cắt giảm sản lượng sau cuộc họp chính sách tháng 10 của OPEC .
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trong tuần qua, giá xăng dầu dã tăng 5 phiên liên tới, và kết thúc với mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 9. Quyết định cắt giảm sản lượng ở mức 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% nguồn cung trên thế giới. Nếu xét đến 14 trên 20 thành viên và đồng minh đang tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng, thực chất sẽ chỉ có vài nước trong tháng 11 phải sản xuất ít đi. Như vậy, mức cắt giảm sản lượng thực tế sẽ rơi vào khoảng 600.000-1,1 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ đẩy thị trường rơi vào trạng thái thiếu hụt.
Các ngân hàng như Goldman Sachs và Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu trong các tháng cuối năm nay lên 10 USD/thùng, và kỳ vọng giá sẽ sớm quay trở lại ngưỡng 100 USD/thùng do các bất ổn nguồn cung đang gia tăng. Thời hạn tiến hành cấm vận dầu của Nga đang đến gần, và theo các ước tính, khi châu Âu cấm nhập khẩu dầu Nga, và nếu nước này không tìm được đủ người mua thay thế, sản lượng dầu có thể sẽ giảm ít nhất vài trăm nghìn thùng/ngày.
Trong khi đó, khó có thể kỳ vọng nước Mỹ, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, có thể tìm ra giải pháp để giải cứu thị trường. Theo số liệu của hãng cung cấp dịch vụ Baker Hughes, trong tuần kết thúc ngày 07/10, số giàn khoan dầu khí tại Mỹ giảm 3 chiếc xuống 762 chiếc. Trong số đó, số giàn khoan dầu giảm 2 chiếc, giàn khoan khí giảm 1 chiếc. Thiếu hụt trang thiết bị và nhân công, vốn và áp lực từ các nhà đầu tư trong việc nâng cao lợi nhuận thay vì tái đầu tư đang làm giảm sản lượng.
Trong khi đó, nhu cầu có khả năng sẽ tăng trở lại, với sức mua đến từ các quốc gia tại khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Theo thông tin mới nhất Trung Quốc đã cấp hạn ngạch nhập khẩu đầu tiên cho các nhà máy lọc dầu độc lập ở mức 20 triệu tấn dầu cho năm 2023, tương đương 146 triệu thùng dầu, sớm hơn 3 tháng so với hàng năm, gợi ý nước này đang muốn khuyến khích các nhà sản xuất tăng hoạt động lọc dầu. Điều này có thể sẽ khích lệ Trung Quốc tăng thu mua dầu trên thị trường và thúc đẩy đà tăng của giá dầu. Nhu cầu suy giảm ở Trung Quốc do Zero-Covid là một trong các nguyên nhân gây áp lực lớn lên giá dầu trong giai đoạn quý III/2022.
Trong tuần này, lần lượt các cơ quan, tổ chức năng lượng lớn trên thế giới là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, và Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA sẽ ra báo cáo tháng 10. Trong giai đoạn thị trường dầu đang nhiều bất ổn, các báo cáo tháng sẽ là tâm điểm của các nhà đầu tư và giới phân tích nói chung.
Giá xăng dầu hôm nay 8/10: Tăng thêm hơn 2 USD, dầu Brent đạt 95,92 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 8/10, thị trường thế giới giữ đà tăng mạnh. Dầu WTI đạt mức 90,21 USD/thùng, còn dầu Brent tăng mạnh lên 95,92 USD/thùng. Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 8/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tiếp tục tăng mạnh 2,59 USD/thùng, lên mức 90,21...