Giá xăng dầu, cước vận tải: Đôi đũa lệch
Giá xăng dầu nhiều lần được điều chỉnh giảm nhưng giá cước vận tải vẫn tiếp tục ‘ bất động’ hay ‘ nhỏ giọt’ đã khiến người dân bức xúc.
Vận tải hàng hóa luôn đóng một vai trò quan trọng và được xem là cầu nối, mắt xích trong khâu lưu thông để có thể tạo ra dòng chảy xuyên suốt đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Có câu nói: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống và hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống”.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, phát biểu tại tọa đàm.
Trên thực tế, chi phí xăng dầu thường luôn song hành với giá cước vận tải và theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, chi phí xăng dầu có thể chiếm đến 25-35% cước vận tải. Vì vậy, khi xăng dầu tăng giá thì giá cước vận tải sẽ tăng theo và khi giá xăng dầu giảm, cước vận tải cũng phải giảm. Thế nhưng, điều nghịch lý đang diễn ra trên thị trường Việt Nam là khi xăng dầu tăng giá thì cước vận tải ồ ạt tăng giá ngay, nhưng khi giá xăng giảm, cước vận tải lại không có dấu hiệu giảm hoặc chỉ giảm rất hạn chế và chậm chạp.
Tại buổi Tọa đàm “Giá cước vận tải và quyền lợi người tiêu dùng” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức hôm 8/9/2015 tại văn phòng cơ quan phía Nam Báo Người Tiêu Dùng(62-64-66 Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5, TP.HCM), các chuyên gia vật giá, giao thông vận tải, đại diện các Sở Tài chính, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thông tấn báo chí, người tiêu dùng đã bày tỏ mối quan ngại đối với vấn đề này.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, dẫn chứng về việc xăng giảm giá nhưng cước vận tải không giảm: “Từ 28/7/2014 đến 21/1/2015, giá xăng đã có 14 lần liên tục giảm. Ở thời điểm ngày 21/1/2015, giá xăng RON 92 chỉ còn 15.677 đồng/lít, giảm 9.963 đồng so với thời điểm trước khi điều chỉnh giá ngày 28/7/2014. Như vậy, giá xăng đã giảm gần 39% nhưng giá cước vận tải vẫn án binh bất động. Kéo theo đó, giá cả hàng hóa có liên quan cũng giậm chân tại chỗ”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, trả lời thắc mắc của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Giá cước vận tải bằng ô tô được thực hiện theo cơ chế giá thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước. Thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết cần thiết để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích chung. Đó là ý kiến phát biểu của ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá Việt Nam.
Vì vậy, về câu hỏi của bạn đọc liên quan đến vấn đề giảm giá cước vận tải trong thời gian tới, ông Thỏa cho biết, điều này hoàn toàn có thể được. Bởi lẽ, trong 2 tháng qua, cụ thể từ ngày 14/7 – 3/9, xăng đã giảm giá 5 lần liên tiếp, tổng mức giảm là 3.380 đồng/lít đối với xăng A92 và 2.760 đồng/lít đối với dầu diesel. Với mức giảm đó, cước vận tải cũng đã đủ để các nhà kinh doanh vận tải giảm giá.
Tuy nhiên, ông Thỏa cũng thừa nhận, việc giảm giá cước vận tải vẫn chưa thỏa đáng so với mức giảm giá của xăng dầu. Cụ thể, giá cước taxi của Việt Nam hiện cao đáng kể so với các quốc gia trong khu vực. Giá cước taxi tại Việt Nam là 11.000 – 13.900 đồng/km tại Hà Nội và 14.500 – 15.500 đồng/km tại TP.HCM. Trong khi đó, tại Bangkok (Thái Lan) cước taxi chỉ 3.800 đồng/km; tại Manila (Philippines) 5.700 đồng/km và ngay cả thành phố đắt đỏ hàng đầu thế giới là Singapore, cước taxi cũng chỉ 8.700 đồng/km.
Theo lý giải của một đại diện Sở Tài chính, cơ quan về quản lý giá của TP.HCM, nguyên tắc quản lý giá là theo cơ chế thị trường. Vấn đề cước xe liên quan đến việc kê khai giá, nghĩa là khi có biến động về giá thì doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cho phù hợp.
Vị này cũng chia sẻ với báo giới về tờ trình liên quan đến việc kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải của Ban Vật giá thuộc Sở Tài chính ký ngày 8/9 mới đây cho thấy, Bộ đã có hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo đó, đối với vận tải hành khách bằng taxi sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn và đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định cũng có quy định cụ thể. Tính đến hết ngày 7/9 đã có 10/51 doanh nghiệp kê khai giảm giá với mức phổ biến từ 3 – 5%.
Tuy nhiên, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, cho rằng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải nên tận dụng công nghệ thông tin đưa ra các giải pháp để giảm giá thành như Uber, GrabTaxi. “Doanh nghiệp không nên chỉ trông chờ vào việc giảm giá xăng dầu để có cơ sở giảm cước mà nên tự đổi mới công nghệ trong quản lý”, ông Hùng nói.
Theo ông, vấn đề “đôi đũa lệch” giữa giá xăng dầu và cước vận tải trong nước chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp diễn trong tương lai cho tới khi đạt được các giải pháp hài hòa và triệt để giữa các bên liên quan trên cơ sở quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo. Tất nhiên, vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với vấn đề này cũng quan trọng không kém.
Theo Người tiêu dùng
Thực phẩm giảm theo giá xăng
Giá các loại rau xanh và thủy hải sản giảm 5-10% so với tháng trước.
Khảo sát tại các chợ TPHCM cho thấy, giá các loại rau xanh giảm 5-10% so với tháng trước đó. Cụ thể, tại chợ Văn Thánh, Thị Nghè (Bình Thạnh) bầu, bí giảm 2.000 đồng một kg xuống 8.000 đồng. Cà tím rẻ thêm 5.000 đồng xuống 10.000 đồng một kg. Cải xanh, cải thảo thay vì 15.000 đồng một kg như trước đây thì nay chỉ dao động 10.000 - 12.000 đồng một kg (tùy loại). Rau xà lách cuộn nếu trước đây 35.000 đồng thì nay còn 30.000 đồng một kg, còn xà lách không cuộn cắt tỉa gọn gàng giá 20.000 đồng một kg, loại chưa cắt tỉa 8.000 đồng. Mướp giảm 2.000 đồng xuống còn 10.000 đồng một kg. Nhiều xe đẩy thậm chí còn bán 10.000 đồng 4 trái.
Rau xanh giảm giá 5 -10%. Ảnh: Thi Hà.
Riêng cà rốt và súp lơ tăng giá. Nếu trước đây súp lơ xanh 45.000 đồng một kg thì nay lên 50.000 đồng, còn súp lơ trắng đắt thêm 10.000 đồng, lên 40.000 đồng một kg. Nguyên nhân là sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc khan hàng nên đội giá so với tháng trước đó.
Bên cạnh mặt hàng rau xanh có giá rẻ hơn so với tháng trước thì một số loại thủy hải sản cũng đi xuống. Mực ống loại vừa trước đây 140.000 đồng một kg thì nay chỉ 120.000 -130.000 đồng. Cá nục rẻ đi 5.000 đồng xuống 40.000 đồng một kg. Cá ngừ loại nhỏ ướp lạnh giảm 10.000 đồng còn 20.000 đồng một kg.
Thịt heo tại một số chợ cũng giảm 2.000 - 5.000 đồng một kg. Trứng gia cầm nếu đầu tháng 8 vẫn ở mức cao do ảnh hưởng của thị trường bánh Trung thu thì tới nay cũng đã hạ nhiệt khi rẻ đi 1.000 -2.000 đồng một vỉ 10 trứng. Cụ thể, trứng gà loại vừa giảm 2.000 đồng còn 23.000 đồng một vỉ; trứng vịt thay vì 27.000 đồng xuống còn 26.000 đồng một vỉ. Đối với một số mặt hàng khác như thịt gà, bò vẫn đứng yên và chưa có dấu hiệu giảm giá.
Mướp hương được mùa nên giá rẻ. Ảnh: Thi Hà.
Lý giải nguyên nhân giá rau hạ nhiệt so với tháng trước, chị Hoa, tiểu thương chợ Văn Thánh cho biết, thời gian gần đây giá xăng liên tục giảm, giá cước vận tải cũng được điều chỉnh nên chi phí vận chuyển rẻ hơn khiến nông sản ở chợ đầu mối có giá hấp dẫn so với trước.
Tính chung trong năm 2015, giá xăng RON 92 đã 7 lần giảm, tổng cộng 5.588 đồng và 4 lần tăng với 5.040 đồng. Như vậy, giá xăng hiện nay rẻ hơn so với thời điểm đầu năm khoảng 548 đồng mỗi lít. Kéo theo đó, nhiều mặt hàng rau xanh và thực phẩm cũng đã giảm giá.
Mặt khác, theo chị Hoa, năm nay rau được mùa nên nguồn cung lớn. Thay vì phải nhập nhiều rau ở Đà Lạt thì nay các địa phương như Củ Chi, Hóc Môn nguồn hàng rất dồi dào.
"Gần tháng nay, các loại mướp, bí, cải xanh, cải thìa vào mùa nên hàng nhiều. Nếu 2 ngày nữa thời tiết tiếp tục mưa, các loại rau ăn lá có thể giảm giá nữa vì người dân ồ ạt nhổ bán", anh Thanh tiểu thương chợ Bà Chiểu chia sẻ.
Bên cạnh chợ, tại các siêu thị, có đơn vị ngoài việc thực hiện chương trình khuyến mại theo định kỳ thì còn giảm thêm khi giá vận tải điều chỉnh.
Cụ thể, tại Co.opmart, đại diện siêu thị này cho biết, ngoài chương trình khuyến mại định kỳ theo kế hoạch thì ngay sau các đợt giảm giá xăng, siêu thị đã phối hợp cùng các nhà cung cấp tiến hành rà soát chi phí để tiến hành giảm giá bổ sung. Đợt giảm giá lần này chủ yếu áp dụng trên các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả do nhóm này có độ trễ nhỏ, tỷ lệ giảm giá bổ sung trung bình là 5% và đã áp dụng từ 6/9. Các nhóm hàng còn lại vẫn đang được tiếp tục rà soát để tiến hành giảm giá theo cơ cấu chi phí đầu vào, trong đó có giá xăng. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến siêu thị sẽ có đợt điều chỉnh giảm giá đợt tiếp theo cho một số mặt hàng công nghệ và hóa phẩm trong khoảng 2 tuần nữa. Còn tại Big C, đơn vị này cho biết, chưa có kế hoạch điều chỉnh vì chưa có nhà cung cấp nào phản hồi.
Trong khi chợ và siêu thị rục rịch giảm giá thì tại các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, hầu hết chưa có ý định điều chỉnh.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt cho biết, thời gian trước khi giá trứng ngoài chợ lẻ tăng mạnh thì doanh nghiệp giữ yên mức cũ nên dù xăng giảm đơn vị vẫn chưa thể điều chỉnh. Mặt khác, chi phí xăng dầu chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ trong cấu thành sản phẩm (50 đồng trên mỗi quả trứng) nên không tác động nhiều.
Cũng cho rằng giá vận chuyển chỉ tác động 0,1% lên cấu thành sản phẩm, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan cho biết, toàn bộ sản phẩm tại công ty ông vẫn giữ mức giá bình thường. "Chúng tôi đang thực hiện chương trình khuyến mại nên nhiều sản phẩm giảm 5 -10% chứ không hề liên quan đến giá xăng", ông Mười nói.
Theo Vietstock
Gánh quá nhiều thuế, phí: Giá xăng vẫn phù hợp? Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, hiện giá xăng dầu của Việt Nam đã phù hợp với giá thế giới. Nếu so sánh với các nước trên thế giới, nhất là các nước láng giềng, thì giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam không phải ở mức cao. Mặc dù giảm liên tiếp 5 lần gần đây, một số chuyên gia vẫn...