Giá vốn tăng cao kéo lợi nhuận quý I của Quốc Cường Gia Lai giảm 84%
Giá vốn trong kỳ tăng tới 23% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu khiến lợi nhuận gộp của QCG giảm tới 65% so với quý I/2018.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo tài chính quý I/2019, CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) ghi nhận quý đầu tiên của năm với các chỉ tiêu kinh doanh biến động trái chiều. Theo đó, doanh thu trong kỳ của QCG tăng 7,7% so với cùng kỳ, đạt 378 tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm tới hơn 84% so với quý I/2018, xuống còn 5,5 tỷ đồng.
Trong kỳ, giá vốn tăng tới 23% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu khiến biên lãi gộp của QCG giảm từ 17,5% xuống chỉ còn 5,6%, tương ứng lợi nhuận gộp 21,4 tỷ đồng, giảm 65% so với quý I/2018.
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 7,2 tỷ đồng so với cùng kỳ tuy nhiên chi phí tài chính lại tăng gần 6,9 tỷ đồng so với quý I năm ngoái. Kết quả, QCG báo lãi trước thuế giảm tới 87% so với quý I/2018 xuống 6,1 tỷ đồng.
Tính đến hết quý I/2019, tổng tài sản của QCG đã giảm 3% so với đầu năm xuống 10.648 tỷ đồng. Tồn kho cuối kỳ gần 7.388 tỷ đồng hầu hết là bất động sản dở dang với 6.932 tỷ đồng bao gồm các khoản chi phí đền bù, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến các dự án.
Đáng chú ý, đến hết 31/03/2019, QCG vẫn còn khoản phải trả ngắn hạn khác lên đến 4.642 tỷ đồng chiếm gần một nửa tổng tài sản trong đó có 2.883 tỷ đồng phải trả Sunny cho dự án Phước Kiển.
Video đang HOT
Trái với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, cổ phiếu QCG lại tăng hơn 30% so với thời điểm đầu năm 2019 qua đó kết thúc phiên giao dịch ngày 03/05 với giá 5.250 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường tạm tính hơn 1.400 tỷ đồng.
Theo bizlive.vn
VnIndex tăng 17 điểm, cổ phiếu QCG nhà Cường Đôla vào "danh sách đen"
Sau khi "ém" 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỷ đồng, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai do bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Nguyễn Quốc Cường - Cường Đôla) giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã bị HSX đưa vào diện cảnh báo và danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ kể từ ngày 15.2.
VnIndex tăng 17 điểm phiên "khai xuân"
Sau một thời gian dài giằng co quanh ngưỡng 900 điểm, chỉ số VnIndex đã tăng tới tăng 17,43 điểm (1,92%) lên 926,1 điểm trong phiên "khai xuân". Còn HNX-Index tăng 1,91 điểm (1,85%) lên 105,25 điểm.
Hôm nay, khối ngoại trên TTCK Việt Nam mua ròng đạt 1,16 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 3,7 tỷ đồng. Tính riêng sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 10,7 tỷ đồng.
Trong đó, STB đứng đầu với giá trị mua ròng của khối ngoại đạt 27 tỷ đồng. Tiếp theo, VCB và HPG được khối ngoại mua ròng lần lượt 23,9 tỷ đồng và 21,3 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VHM bị bán ròng 23,2 tỷ đồng. GAS đứng vị trí thứ hai trong danh sách bán ròng của khối ngoại trên sàn HOSE với giá trị bán ròng là 17,9 tỷ đồng.
Sau phiên giao dịch "khai xuân" (ngày 11.2), VnIndex tăng tăng 17,43 điểm (1,92%) lên 926,1. (Ảnh: TVSI)
Diễn biến tích cực trong phiên giao dịch "khai xuân" (ngày 11.2) với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bluechip đã giúp chỉ số VnIndex tăng hơn10 điểm trong phiên giao dịch sáng.
Bước vào phiên giao dịch chiều 11.2, sắc xanh xuất hiện ở hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn, giá trị giao dịch của các cổ phiếu VIC, GAS, PLX, FPT, HPG, KDC, PLX đều tăng mạnh. Trong đó, VIC bật tăng 5,3% lên 104.000 đồng, GAS tăng 2,8% lên 90.500 đồng, PLX tăng 3,9% lên 55.600 đồng, PVD tăng 2,1% lên 16.650 đồng, MSN tăng 2,3% lên 80.200 đồng, ROS tăng 6,3% lên 33.650 đồng, MWG tăng 1,9% lên 84.600 đồng...
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, VPB tăng 5,7% lên 21.200 đồng, VCB tăng 2,8% lên 58.100 đồng, CTG tăng 3% lên 20.700 đồng...
Ở chiều ngược lại, một vài cổ phiếu ngược chiều giảm nhẹ như VHM giảm 0,1% xuống 79.900 đồng, TCB giảm 0,6% xuống 27.050 đồng.
Sau phiên "khai xuân", tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể. Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh 5,26%, tương đương 3.764,64 tỷ đồng, lên 75.292,79 tỷ đồng sau khi cổ phiếu VIC kết phiên với mức tăng 5,3% lên mức giá cao nhất ngày và khớp lệnh 527.310 đơn vị.
Tài sản tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng tăng 157,05 tỷ đồng (0,71%) lên 22.317,53 tỷ đồng nhờ đà tăng của cổ phiếu VJC. Trong khi đó, cổ phiếu HPG đảo chiều sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó, với mức tăng 5,9% lên sát giá trần 28.900 đồng giúp tài sản của tỷ phú Trần Đình Long trở lại mức 11.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu nhà Cường Đôla vào "danh sách đen"
Do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai của nhà Cường Đôla đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) đưa vào diện cảnh báo.
Cụ thể, từ ngày 15.2, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) chính thức bị đưa vào diện cảnh báo do vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin. Theo đó, cổ phiếu QCG đồng thời cũng không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, nâng con số cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ trên HOSE lên 80 đơn vị.
Trước đó, Quốc Cường Gia Lai đã có văn bản giải trình về những nội dung liên quan đến "ma trận khối nợ nghìn tỷ" cũng như các giao dịch góp, thoái vốn diên ra tư năm 2013-2017.
Quốc Cường Gia Lai cho biết, do liên tục có sự thay đổi nhân sự thư ký quản trị Công ty nên quá trình cập nhật các quy định quản trị còn hạn chế, hiểu chưa đúng về nội dung và thời hạn công bố thông tin. Phía Công ty cũng thừa nhận đã thiếu sót khi không công bố thông tin kịp thời mà chỉ ghi nhận kết quả các giao dịch tại báo cáo tài chính được công bố thông tin theo quy định khi hoàn tất.
Trong khoảng thời gian từ ngày 24.1.2013 - 26.8.2017, Quốc Cường Gia Lai có 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Nguyễn Quốc Cường - Cường Đôla) từng phải giải trình về 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch trên 3.200 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)
Trong tháng 1.2019 này, Quốc Cường Gia Lai nhà Cường Đôla tiếp tục có hàng loạt quyết định về việc góp vốn, thoái vốn khỏi công ty con.
Trong đó, doanh nghiệp giảm giá trị vốn mà công ty góp tại Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng xuống còn 261 tỷ đồng (giảm 195,3 tỷ đồng) trên tổng vốn điều lệ 290 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, HĐQT Quốc Cường Gia Lai cũng phê duyệt chủ trương giảm tỉ lệ vốn góp tại Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường từ 74,68% xuống còn 30,8%. Công ty này vừa mới thành lập ngày 25.9.2018 với người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Như Loan.
Ngay trước Tết Nguyên Đán, Quốc Cường Gia Lai nhà Cường Đôla công bố đã hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn điều lệ tại Công ty CP Bất động sản Sông Mã.
Theo danviet.vn
Vận đen đầu năm của Quốc Cường Gia Lai Theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, từ ngày 15/2, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bị đưa vào diện cảnh báo. Thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng giải thích rõ lý do đưa cổ phiếu QCG vào diện cảnh báo. Theo đó, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã...