Giả vờ hỏi đường để cướp giật dây chuyền
Thấy bà Võ Thị Phát Minh đeo sợi dây chuyền bằng vàng, Phương vờ hỏi đường rồi bất ngờ đánh vào mặt bà, giật dây chuyền tẩu thoát.
Ngày 16/2, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) được biết, cơ quan này vừa bắt giữ đối tượng Huỳnh Tiến Phương (33 tuổi, ngụ xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) để điều tra hành vi “Cướp giật tài sản”.
Đối tượng Huỳnh Tiến Phương tại cơ quan điều tra.
Cũng theo cơ quan công an, đối tượng Huỳnh Tiến Phương từng có 2 tiền án về tội “Chiếm giữ vũ khí quân dụng trái phép” và “Cướp giật tài sản”. Phương vừa mới chấp hành xong án phạt vào năm 2014. Ra tù chưa được bao lâu, y đã “ngựa quen đường cũ” và đối diện với vòng lao lý.
Nạn nhân của Phương là bà Võ Thị Phát Minh (56 tuổi, ngụ xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).
Thông tin ban đầu được biết, sự việc xảy ra vào khoảng 8 giờ sáng ngày 16/2, tại khu vực chợ Sơn Hòa (xã Sơn Hòa, huyện Châu Thành).
Lúc này, Huỳnh Tiến Phương chạy xe đến khu vực chợ Sơn Hòa thì phát hiện bà Võ Thị Phát Minh đeo dây chuyền vàng. Thấy thế, Phương giả vờ chặn đầu xe bà Minh hỏi đường, bất ngờ đánh vào mặt bà Minh, giật sợi dây chuyền rồi nhanh chóng lên xe máy tẩu thoát.
Bị đánh, cướp bất ngờ bà Minh chỉ còn kịp kêu lên: “Cướp! Cướp! rồi nhìn tên cướp mất hút cùng với sợi dây chuyền của mình. Sau đó, bà lập tức trình báo sự việc lên cơ quan chức năng.
Nhận được tin báo, cơ quan CSĐT lập tức thu thập lời khai nhân chứng, bổ sung hồ sơ sự việc, sàng lọc đối tượng gây án. Chỉ 4 tiếng đồng hồ sau, cơ quan điều tra đã xác định được đối tượng gây án và Huỳnh Tiến Phương nhanh chóng bị bắt giữ.
Tại cơ quan điều tra, Huỳnh Tiến Phương đã cúi đầu thú nhận hành vi phạm tội của mình. Phương khai nhận, sau khi thực hiện trót lọt vụ cướp giật, sợi dây chuyền của bà Minh, Phương đem bán ở một tiệm vàng thuộc xã Tam Phước (huyện Châu Thành) được trên 3 triệu đồng. Y vừa bán vàng xong thì bị cơ quan công an ập đến bắt giữ.
Sự việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ, xử lý theo pháp luật.
Theo Phu nư TPHCM
Cảnh báo tội phạm trộm cắp, cướp giật gia tăng dịp cuối năm
Cứ vào dịp cuối năm, tội phạm trộm cắp ở nơi công cộng, trộm đột nhập hay cướp giật tài sản lại có những diễn biến phức tạp
Canh giac những vụ bẻ khóa trộm xe nguy hiểm và táo tợn nhất
Vì vậy, để tránh biến mình thành "con mồi" của các loại tội phạm này, người dân cần phải nêu cao cảnh giác, chủ động bảo vệ tài sản.
Trộm cắp cuối năm: Lắm chiêu, nhiều kế
Cứ đến thời điểm cuối năm, nhất là vào tháng giáp Tết, các loại tội phạm trộm cắp lại lộng hành và táo bạo hơn bao giờ hết với muôn vàn mánh lới trộm cắp. Chúng lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của người dân nên sẵn sàng hoạt động trộm cắp bất chấp cả ngày lẫn đêm, hành động rất chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Vụ hai cha con bị giết hại khi truy đuổi trộm xảy ra rạng sáng ngày 7/12, tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất là điển hình của loại tội phạm trộm cắp táo tợn gây ra thảm án. Khoảng 1h, thấy nhà ông Nguyễn Lương Chuân (57 tuổi, ở thôn 9, xã Canh Nậu) không khóa cửa, nghi phạm bật tường rào đột nhập vào nhà. Anh Chỉnh (con trai gia chủ) ngủ trên tầng 2 phát hiện người lạ mặt vào nhà đã hô hoán, chạy xuống tầng 1. Trong lúc giằng co với tên trộm, anh Chỉnh và ông Chuân bị đối tượng sát hại. Thấy hung thủ định trèo tường rào tẩu thoát, vợ ông Chuân cùng người con trai cả lao theo giữ chân thì bị hắn dùng dao chống trả khiến hai người bị thương. Kẻ gây án sau đó trèo lên máy giặt, nhảy qua tường ra ngoài tẩu thoát.
Trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 75 vụ trộm
Cuối năm là thời điểm tội phạm trộm cắp hoạt động mạnh với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Phổ biến nhất là tình trạng trộm cắp xe máy. Chỉ cần một phút sơ hở, người dân có thể mất xe trong nháy mắt.
Qua những chuyên án đã khám phá, co thê thấy, thủ đoạn phổ biến của bọn trộm cắp xe máy bao gồm: Lợi dụng sơ hở của nạn nhân như để xe ngoài đường, trước cửa nhà, cửa hàng, cửa hiệu... không có người trông coi, chúng dùng vam, chìa khóa vạn năng, kìm cộng lực... để mở, bẻ, cắt khóa bảo vệ lấy xe rồi tẩu thoát. Đăc biêt, cac gia đình có nhiều xe máy để ở tầng 1, ngủ ở tầng trên, ban đêm, đợi mọi người ngủ say, kẻ gian dùng công cụ cắt, phá khoá cửa vào bên trong, dùng chìa khóa vạn năng mở khóa cổ xe để lấy.
Không nhưng thê, tôi pham trôm căp xe may con lợi dụng những cuộc hội họp, đám cưới, đám ma đông người, xe máy thường để lộn xộn và việc trông giữ lỏng lẻo, chúng trà trộn vào bẻ khóa lấy xe. Các địa bàn công cộng như cửa hàng, chợ, bến xe, công sở... thường xảy ra tình trạng xe để lộn xộn, vì không có nơi coi giữ, hoặc có nơi giữ xe nhưng để xe không đúng nơi quy định, không khoá hoặc khoá không đảm bảo chắc chắn, thiếu sự giám sát trông coi cẩn thận... cũng là nơi "lý tưởng" để bọn trộm cắp xe máy hoạt động.
Tài sản mà chúng nhằm vào là các loại xe ga có giá trị lớn. Có nhóm đi bộ, hoặc dùng xe máy chở nhau chạy quanh các tuyến quốc lộ, lang thang dọc theo các phố, các khu tập thể, đường liên thôn, liên xóm, khu dân cư... như đi dạo, hoặc giả đi tìm người quen hay hỏi thăm, tìm việc làm... để "tăm tia".
Ngoài ra, tội phạm còn hay nhắm vào các khu nhà trọ, vì ý thức cảnh giác của những người ở trọ còn kém. Các nhà trọ của sinh viên, công nhân thường sơ sài, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng hoạt động.
Khi thời cơ thuận lợi, các đối tượng chia nhau cảnh giới từ xa, để một tên vào bẻ khóa lấy xe. Trong lúc đó, đồng bọn nổ xe máy chờ sẵn đề phòng bị phát hiện. Sau khi lấy được xe, cả bọn nhanh chóng tẩu thoát, những tên đi sau có nhiệm vụ "cản địa" nếu bị truy đuổi. Thời điểm "ăn hàng" phổ biến là vào buổi trưa, buổi chiều tối. Chúng thường đội mũ bảo hiểm, bịt khẩu trang... để tránh bị camera tại các nơi công cộng hoặc trước cổng nhà dân ghi hình.
Có thể nói, lâu nay, người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ thường có thói quen để tài sản có giá trị trong cốp xe và tin tưởng đây là nơi an toàn. Tuy nhiên, lợi dụng sự mất cảnh giác của chủ tài sản, các đối tượng trộm cắp dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội của mình. Bởi lẽ, những chiếc cốp xe không được thiết kế để bảo đảm an toàn cho tài sản mà chỉ đơn thuần là nơi để cất giữ đồ đạc. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trong vài giây, đối tượng vẫn có thể lấy được tài sản ở bên trong.
Không những vậy, vào những ngày cuối năm các trung tâm thương mại rất đông người. Đây cũng là địa điểm yêu thích của bọn trộm cắp, móc túi. Chúng thường đi thành từng nhóm, vờ chen lấn vào đám đông để móc túi, bấm dây chuyền. Có khi chúng vờ va quẹt vào mình và ra tay.
Chỉ cần một phút sơ hở, người dân có thể mất xe trong nháy mắt.
Cướp giật mọi nơi, mọi lúc
Không kể ngày hay đêm, nạn cướp giật đang khiến người dân lo lắng và bất an. Đặc biêt là vào thời điểm năm hết tết đến, các đối tượng cướp giật càng hoạt động mạnh và diễn biến phức tạp hơn.
Trên thực tế, hoạt động của các đối tượng cướp giật đang ngày càng phức tạp, chúng lợi dụng mọi sơ hở của người dân để ra tay với mục tiêu duy nhất là tài sản của nạn nhân.
Cuối năm, nắm bắt được nhu cầu đi lại trao đổi mua bán hàng Tết nên nhiều người thường mang theo tiền, các đối tượng cướp giật đã ra tay hành động rất nhanh gọn.
Thời điểm cuối năm tình trạng cướp giật tài sản cũng trở nên phức tạp
Tình trạng cướp giật len lỏi trong những hoạt động hàng ngày của mỗi người, dù đi trên đường, hay ở nhà, chỗ đông người cũng như chỗ vắng vẻ. Những tên cướp giật xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, lợi dụng sơ hở của mọi người mà hành nghề một cách 'điêu luyện'.
Trên mạng liên tục xuất hiện những đoạn clip cảnh báo người dân về các thủ đoạn cướp giật tinh vi của các nhóm tội phạm. Các chiêu thức lừa đảo ngày càng táo bạo và có thể diễn ra ngay giữa nơi đông người
Cướp giật trên đường phố đã trở thành vấn nạn suốt bao lâu nay. Mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp trấn áp tội phạm cũng như cảnh báo người dân bảo vệ tài sản nhưng có vẻ như nạn cướp giật chỉ tạm thời lắng xuống một thời gian chứ chưa thực sự hết nóng. Càng ngày, tội phạm cướp giật, trộm cắp càng bày ra nhiều chiêu trò, dàn cảnh tinh vi khiến người dân không kịp trở tay.
Trong hầu hết trường hợp cướp giật, phương thức được sử dụng phổ biến vẫn là đi xe máy hòa chung vào dòng người lưu thông trên đường để quan sát. Khi phát hiện những sơ hở, nhóm cướp sẽ nhanh chóng bám theo "con mồi" để chờ thời cơ thực hiện hành vi cướp giật tài sản.
Ngoài ra, phương thức gây án phổ biến là sử dụng xe máy "đi dạo" trên các tuyến đường để quan sát. Khi thấy có người mang theo tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao và dễ tiêu thụ (như điện thoại di động, máy ảnh, nữ trang, túi xách, vàng, tiền mặt...), hoặc những người vừa giao dịch trong ngân hàng, tiệm vàng, cây ATM đi ra, chúng liền tổ chức đeo bám. Đến những địa điểm thuận lợi (như đường thoáng rộng hay có nhiều ngã rẽ tiện cho việc tẩu thoát, phía trước vắng người ...), chúng lập tức tăng ga áp sát mục tiêu để cướp giật túi đồ đựng tiền, vàng rồi tẩu thoát. Nếu bị truy đuổi, kẻ chạy xe phía sau sẽ làm nhiệm vụ ngăn cản, gây khó khăn cho người truy đuổi.
Manh động hơn, bọn trộm cướp còn trắng trợn mở ba lô của người đi đường. Đối tượng thường lợi dụng lúc đường đang kẹt xe, di chuyển chậm để dừng xe sát với "con mồi". Bằng thủ thuật nào đó, chúng mở dây kéo hoặc rạch đứt ba lô của người đi đường rồi "cuỗm" tài sản lấy được.
Tâm lý của tội phạm cướp giật rất manh động, quyết liệt, bất chấp mọi nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người khác, miễn là cướp được tài sản. Khi bị truy đuổi, sẵn sàng sử dụng hung khí mang theo để chống trả. Gần như tên cướp giật nào cũng "găm đồ" (dao, kiếm, công cụ hỗ trợ...) trong người.
Nhắc đến cụm từ "cướp giật trên đường phố", nhiều người dân xem đó là nỗi kinh hoàng. Chỉ cần một chút sơ hở là người dân sẽ trở thành "mồi ngon" của bọn cướp giật.
Nếu như trước đây, các vụ cướp chỉ xảy ra ở những nơi ít người qua lại, phần lớn cướp vào đêm khuya, thì bây giờ, bọn cướp giật còn tấn công người giữa ban ngày và ngay giữa lúc đông người.
Thực trạng này khiến nhiều người dở khóc, dở cười vì không ngờ bọn cướp lại có những hành động táo tợn giữa thanh thiên bạch nhật như thế.
Làm gì để 'phòng trộm, chống cướp'
Những ngày cận Tết và sau Tết, nhiều gia đình lơ là mất cảnh giác vì nhiều lý do tất bật công việc cuối năm, mua sắm chuẩn bị đón Tết, về quê đón Tết... mà quên đề phòng trộm cắp, cướp giật, nhiều kẻ gian lợi dụng để hành nghề. Chính vì thế mọi người cần nâng cao cảnh giác dịp cuối năm.
Nạn trộm cắp, cướp giật ngày thường vốn đã rất tinh vi, đến dịp Tết lại càng bùng phát với những thủ đoạn chiếm đoạt táo tợn và nguy hiểm, gây bất an trong cuộc sống của người dân
Không chỉ những ngày giáp Tết, mà bất cứ thời gian nào người dân cũng cần phải nâng cao cảnh giác trộm cướp tài sản. Vào những thời điểm nhạy cảm như giáp Tết, trong và sau Tết, nhiều gia đình lơ là mất cảnh giác như vì tổng kết công việc, chuẩn bị đón Tết, về quê ăn Tết, hoặc đi du lịch ngày Tết nhiều ngày... nên kẻ xấu lợi dụng "viếng thăm" khoắng sạch tài sản có giá trị.
Để đảm bảo an toàn về tài sản, các bạn nên tự chủ động đề cao cảnh giác, phòng tránh trộm cắp bất kì lúc nào. Luôn khoá cửa cẩn thận trước khi ra ngoài hay buổi tối trước khi đi ngủ; nên để những vật dụng có giá trị vào tủ có khoá; không đeo quá nhiều trang sức, vòng vàng khi ra đường; không nên giữ quá nhiều tiền mặt trong người
Cận Tết là thời điểm nhạy cảm để các đối tượng trộm cắp mở rộng phạm vi và cách thức hoạt động. Không ai biết được nạn nhân tiếp theo sẽ là ai nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động đề phòng, luôn ý thức và cảnh giác cao độ, để hạn chế tối đa việc mất cắp tài sản cho mình và người thân.
Thời điểm tết đến là lúc tội phạm hoạt động càng nhiều và tinh vi, với những hành động táo bạo, chúng sẵn sàng làm bất cứ mọi việc để cướp giật có tiền tiêu xài. Người dân cần cẩn thận hơn, cũng như hạn chế đến những nơi vắng vẻ không có người vì đây là địa điểm "lý tưởng" cho các đối tượng tội phạm hoạt động.
Nguy cơ bị trộm 'ghé thăm' luôn rình rập mỗi ngày
Cách tốt nhất khi ra đường là đừng phô trương tài sản quý, hạn chế đeo đồ trang sức khi ra đường. Nếu đeo thì nên quàng khăn, mặc áo dài tay kín cổ, áo chống nắng... trùm ra ngoài để che khuất đi. Không nên mang theo nhiều đồ đắt tiền bên mình, trừ khi thật sự cần thiết. Khi đó, phải cất tiền, tài sản vào trong cốp xe (nếu có) hoặc chằng buộc cẩn thận vào xe. Lưu ý, trước khi cất đồ vào cốp hoặc lấy ra thì phải nhìn xung quanh, vì bọn cướp giật thường chọn thời điểm này để gây án. Nếu túi to, cốp nhỏ không để vừa, thì tốt nhất là đeo túi, balô, cặp laptop... về phía trước bụng, hoặc treo buộc túi ở ba-ga xe máy (giữa hai đùi), quàng dây cẩn thận qua cổ xe, để tránh bị rạch túi nếu đeo sau lưng. Quai túi nên chọn loại to bản, chắc chắn để bọn cướp từ bỏ ý định giằng giật. Tuyệt đối không đặt, treo đồ vật, hành lý sơ hơ (như trong giỏ xe trước ghi đông, ở giá để hàng tại khung xe).
Trên đường đi cần chú ý quan sát, nếu qua gương chiếu hậu phát hiện thấy có đối tượng nghi vấn bám theo sau, hoặc có biểu hiện như tăng ga, lạng lách đánh võng cùng chiều với mình, thì phải chạy thật chậm lại, đi sát vào lề đường, hoặc táp xe vào lề đường rồi dừng hẳn, hoặc cố gắng đi đến khu vực có nhiều người. Không nên vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại. Nếu buộc phải nghe điện, nên táp xe vào lề đường rồi dừng lại ở nơi có chướng ngại vật (cây, cột điện) rồi xuống xe, rút điện thoại ra nghe bằng tai bên phải (ở phía có chướng ngại vật). Trong lúc nghe điện thoại vẫn nên nhìn xung quanh. Nếu thấy có người đang lao xe thẳng về phía mình, cần cảnh giác và tính nhanh việc đối phó. Phải cảnh giác khi có người đi sát hỏi đường, hoặc khi dừng đèn đỏ giao lộ.
Cần nhớ đến các đồ vật mang theo, phán đoán vật gì có thể bị cướp giật để chú ý bảo quản. Khi chẳng may xảy ra va quệt xe, cần nghĩ ngay đến khối tài sản đang mang theo trên người hoặc treo ở xe và có biện pháp bảo vệ, vì rất có thể sự cố là do bọn cướp giật cố tình dàn cảnh tạo ra để làm phân tán sự chú ý của nạn nhân. Cảnh giác khi có trẻ em bán hàng rong, vé số dạo... tự nhiên đi sát hoặc xô đẩy, chen lấn với mình. Vì bọn cướp thường lợi dụng đối tượng này để tạo ra sơ hở, gây phân tâm hoặc che tầm quan sát của người có tài sản, để tên khác chớp thời cơ cướp giật tài sản. Nếu vận chuyển hàng hóa bằng xe ôtô hay xe taxi, phải nâng cao cảnh giác, chú ý quan sát xung quanh trước khi đưa tiền, hàng hóa lên, xuống xe. Đặc biệt, trước khi bước ra khỏi xe ôtô, cần nhìn trước ngó sau. Khi người đã ra ngoài xe thì mới lấy đồ ra.
Trên đường không nên cho người lạ mặt không quen biết đi nhờ xe, tránh việc bị cướp hoặc trộm cắp, giật đồ. Không nên đi về quá khuya trên các cung đường vắng. Khi đi dạo bộ trên phố cần chú ý bảo vệ đồ vật. Không đi bộ dưới lòng đường; hoặc đi sát lề đường nhưng treo giỏ xách bên vai trái (phía lòng đường), vì đối tượng dễ giật được tài sản. Khi rút tiền từ các ngân hàng và ATM, nên có người đi cùng và chú ý quan sát, cảnh giác khi rời khỏi các địa điểm này.
Khi bị cướp giật, hầu như ai cũng mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn, mất kiểm soát hành vi tức thời. Khi đó, hãy cố gắng trấn tĩnh lại bằng cách hít thở sâu vài lần. Nhiều người vì luyến tiếc đồ vật bị cướp, đã tăng ga đuổi theo đối tượng một cách vô thức. Việc làm này rất nguy hiểm, vì khi mải đuổi theo bọn cướp mà không để ý đến xe cộ trên đường rất dễ gây ra tai nạn cho mình và người khác. Ngoài ra, nên nhớ tên cướp giật nào cũng có hung khí giấu trong người. Chúng sẵn sàng ra tay manh động chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao.
Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 đã cận kề, sẽ diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, mua sắm, vui chơi, giải trí... là cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Do đó mọi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác trong việc tự bảo vệ tài sản của chính mình, tránh để kẻ gian lợi dụng sơ hở thực hiện hành vi cướp giật, trộm cắp đồng thời mạnh dạn tố giác tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự cho xã hội.
Đến nơi đông người rất dễ bị móc túi. Ảnh minh họa.
Sau đây là một vài thói quen bạn nên chú ý:
- Dịp Tết, nhiều gia đình khóa cửa về quê ăn Tết. Đây là cơ hội để bọn trộm cắp hoạt động và có thể tự do "khoắng" sạch tài sản khi gia chủ vắng nhà. Hiện nay bọn tội phạm còn dùng đèn khò để cắt khóa, khoan cửa. Chính vì vậy khi ra ngoài hay đi chơi lâu ngày, bạn cần khóa kỹ cửa bằng những loại khóa chất lượng tốt. Nên có khóa ở phía trong. Cần lưu ý những vị trí dễ đột nhập như cửa sổ, cửa lùa, ô thông gió, ban công, mái nhà. Và tốt nhất là nên nhờ người quen trông nom nhà khi đi vắng.
- Với các phương tiện giao thông, cần để ở nơi an toàn, trang bị khóa, còi chống trộm, tín hiệu cảnh báo; nếu phải ra ngoài nên gửi ở nơi trông giữ xe, hoặc khóa cẩn thận. Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ chạy đi vài phút thôi mà lơ là, vì hiện nay bọn trộm rất tinh vi với công cụ phạm tội hiện đại. Cuối năm, cũng là dịp người dân đi lại rất đông. Bạn không nên mang theo quá nhiều tài sản bên mình, trở thành con mồi béo bở của bọn trộm, cướp. Nếu phải mang nhiều đồ thì nên sắp xếp khoa học và không nên xách quá nhiều túi đồ, rất khó quản lý.
- Luôn kiểm tra các ổ khoá trong nhà, từ cửa sân đến cửa chính và các cửa sổ trước khi ra khỏi nhà. Cần chú ý là cửa sổ cũng quan trọn y như cửa chính bởi đã xuất hiện những hành vị trộm cắp bằng câu tài sản qua cửa sổ.
- Với các vụ lừa đảo làm người thân vào nhà "diễn kịch" để trộm, các gia đình nên dặn người già, trẻ em và người giúp việc không cho người lạ vào nhà khi chủ nhà đi vắng. Nếu quen ai, chờ người đó về tiếp, phòng trường hợp tội phạm không chỉ lừa trộm đồ mà còn gây án mạng để cướp khi bị phát hiện. Đối tượng có cho nghe điện thoại cũng không nên tin vì chúng đã tìm hiểu thông tin về gia đình chủ nhà rất kỹ, cho người giả giọng chủ nhà nói chuyện với người giúp việc hay người già, trẻ em một cách vội vàng rất khó phân biệt.
- Rút tiền tại các trụ ATM trong toà nhà, trung tâm thương mại có bảo vệ, các cửa hàng tiện ích 24/7 (trong trường hợp sau 9 giờ tối). Luôn đi cùng gia đình/ bạn bè theo nhóm, tuyệt đối không đi một mình rút tiền buổi tối.
- Tập thói quen khoá an toàn cho xe, lấy thẻ/ vé xe khi đi ăn ở những quán ăn đường phố. Người dân nên tránh việc bỏ xe đi đâu đó, dù chỉ vài phút, vài chục mét là có thể bị trộm. Khóa cổ, khóa càng với dân "đua nóng" vẫn không ăn thua.
- Không đeo dây chuyên, trang sức lấp lánh nếu không cần thiết khi đi ra đường. Trong những dịp lễ, Tết cuối năm cần chú ý cảnh giác về tài sản khi xuất hiện ở đám đông chen lấn. Tốt nhất là bạn nên chia nhỏ tài sản/ để túi xách ở nơi dễ thấy nhất.
- Trên khắp cả nước, càng về cuối năm, nạn trộm cắp càng hoành hành, do đó, hộ gia đình và sinh viên ở trọ thuê nên cẩn thận, tìm phương án chống đạo chích để bảo vệ tài sản của mình.
Những điều đề phòng dịp Tết Dịp Tết là cơ hội làm ăn "béo bở" của bọn "đạo chích". Chúng lợi dụng lưu lượng người đi lại nhiều, người dân thường mang theo nhiều tài sản để móc túi, cướp giật; lợi dụng việc vắng nhà dài ngày, sơ hở của gia chủ để đột nhập trộm cắp. Nhiều thủ đoạn, phương thức trộm mới, táo tợn và liều lĩnh đã xuất hiện. Vì vậy, chẳng thừa khi một lần nữa cảnh báo bạn đọc cần cất giữ cẩn thận tài sản của mình. "Ma trận" khuyến mại Mỗi dịp Tết, để tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp tung ra các chương trình khuyến mại hoành tráng. Đây cũng là lúc gia đình bạn cần mua sắm nhiều thứ hơn bình thường. Nhưng trước mỗi chương trình khuyến mại cần cân nhắc thật kỹ xem chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng, giá cả thực của nó ra sao... Bởi có rất nhiều doanh nghiệp, trung tâm mua sắm tung ra các chiêu khuyến mại nhưng thực chất là nâng giá lên gấp đôi rồi khuyến mại 50%, hay khuyến mại các mặt hàng kém chất lượng, hàng lỗi mốt. Tai nạn giao thông Mỗi dịp sau Tết, người ta lại thống kê con số vụ và người tử vong vì tai nạn giao thông. Những con số này thường xuyên tăng lên. Có hàng trăm nghìn nguyên do của tai nạn, song nếu mỗi người biết trân trọng mạng sống của mình và đồng loại hơn nữa thì hẳn sẽ vơi bớt những nỗi đau. Hãy nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của mình, không phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, nói chuyện điện thoại khi đang lái xe, cần đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, tuyệt đối không uống rượu bia nếu phải lái xe, hãy nhường nhịn người khác cùng tham gia giao thông... Và nữa, nếu bạn chưa tự tin về kỹ năng lái xe, phản xạ của mình thì hãy lựa chọn các phương tiện giao thông công cộng hoặc nhờ người khác chở. Cảnh giác với xe dù, bến cóc Tàu xe ngày Tết là nỗi kinh hoàng của nhiều người, nhưng không tránh được vì đây là phương tiện công cộng rẻ tiền và thông dụng nhất. Để hạn chế những phiền toái nếu phải đi xa bằng tàu xe, bạn cần vào bến mua vé, không nên mua vé của các cò hoặc bắt xe khách dọc đường kẻo mua phải vé giá cao, vé giả hoặc đi phải xe dù, kém chất lượng. Bạn cũng không nên quá quan trọng chuyện ngày tốt, ngày xấu mà dẫn đến cháy vé ngày tốt, trống ghế ngày xấu. Ngày Tết cũng là thời điểm "làm ăn" của bọn cờ bạc bịp, móc túi. Nếu bạn tham gia các phương tiện giao thông công cộng thì nên hết sức cảnh giác với các đối tượng móc túi, và đừng tin bất kỳ trò may rủi nào trên tàu, xe khách. Tránh xa "bà hỏa" Chỉ một đường dây điện bị đứt, một điếu thuốc chưa kịp tắt, thắp hương khi đi vắng, đốt vàng mã quá đà, hay chiếc bếp than... đều có thể là nguyên nhân của những vụ cháy nổ gây hậu quả khủng khiếp. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức bảo về tài sản, tính mạng của chính mình và người khác. Đặc biệt, ngày Tết, nguy cơ cháy nổ do chập điện thường gia tăng. Tại các kho hàng, chợ, trung tâm thương mại... do lượng hàng hóa lớn, nhiều mặt hàng dễ cháy nên khi dây điện bị côn trùng cắn, quá tải, quên ngắt điện dễ dẫn đến chập điện. Còn trong mỗi hộ gia đình, ngày Tết nhiều thiết bị điện công suất lớn được sử dụng thường xuyên như tủ đông, bình nóng lạnh, bếp từ để ăn lẩu... Nếu không chú ý lắp dây trục tiết diện lớn hoặc mua phải dây điện kém chất lượng sẽ rất dễ xảy ra cháy, chập. Đặc biệt, thời gian gần đây những vụ cháy nổ ô tô, xe máy càng làm người dân lo sợ. Để bảo vệ tài sản và tính mạng của mình, các chủ phương tiện nên kiểm tra, bảo dưỡng xe thường xuyên để kịp thời phát hiện hỏng hóc. Đừng để chết vì rượu, bia Rượu bia là những "chất xúc tác" giúp không khí Tết thêm vui vẻ và đầm ấm. Tuy nhiên, nó cũng gây nên những rắc rối không nhỏ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người sử dụng. Mỗi dịp Tết, các bệnh viện lại phải tiếp nhận nhiều hơn các ca ngộ độc do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng. Rượu bia cũng là nguyên nhân của rất nhiều cuộc cãi vã, xô xát, thậm chí là gây án mạng. Uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông, bạn cũng dễ gây tai nạn, hoặc nhẹ hơn thì bị xử phạt vì vi phạm luật giao thông. Về lâu dài, rượu là thủ phạm của rất nhiều bệnh của hệ thần kinh, hệ tim mạch, các bệnh nan y như ung thư dạ dày, ung thư gan...Vì vậy, bạn nên hạn chế lượng chất cồn được đưa vào cơ thể, đừng biến những ngày Tết thành ngày u ám của cả gia đình. Thực phẩm Tết cũng là mối đe dọa Trong những ngày Tết, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn và các loại thức uống được sử dụng nhiều hơn ngày thường. Do thị trường có nhiều nguồn cung cấp thực phẩm, cho nên phải chọn mua loại thực phẩm nơi đáng tin cậy, rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm soát VSATTP bởi các cơ quan chức năng, nếu không việc ăn uống cũng sẽ trở thành mối đe dọa đến sức khỏe của gia đình bạn. Bạn có thể trữ đồ trong tủ lạnh, tủ đông nhưng không nên quá nhiều nếu điều kiện bảo quản không thật tốt, an toàn. Khi chẳng may bị ngộ độc thực phẩm, nếu nhẹ có thể xử trí ở nhà như chọc ói hết thức ăn (nếu buồn nôn), uống nước muối pha loãng, đi tiêu tự nhiên (nếu bị đau bụng), xoa dầu ổ bụng, tuyệt đối không được uống thuốc cầm tiêu chảy. Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng thì nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên môn, lưu mẫu bệnh phẩm (phân, dịch ói), mẫu thức ăn, thức uống để cơ quan chuyên môn xét nghiệm tìm độc tố gây ngộ độc... Nói không với pháo Lệnh cấm pháo đã được ban hành gần hai chục năm nhưng đến nay hàng loạt vụ vận chuyển pháp lậu vẫn diễn ra, ngày Tết đâu đó vẫn còn tiếng pháo. Tiếng pháo thực sự mang lại không khí rộn ràng đêm giao thừa, nhưng không phải không có nguyên do mà Nhà nước ta buộc phải cấm sản xuất, vận chuyển và đốt pháo. Đã có rất nhiều người phải chịu thương tật, tử vong do đốt pháo. Đốt pháo trong ngày Tết là bạn đã vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy nên nói không với pháo là việc cần làm để tránh xa những hậu quả do nó mang lại. Chớ lơ là với trẻ em Trong những ngày Tết và cận Tết, người lớn thường bận bịu nên trẻ ít được để mắt tới hơn. Chỉ một chút sơ sẩy, lơ là của người lớn khiến trẻ dễ bị tai nạn thương tích. Kẹo, hoa quả là món đồ trẻ rất thích, nhưng cần giám sát khi trẻ ăn vì trẻ có thể bị sặc gây khó thở, thậm chí tử vong. Khi cho trẻ dạo chơi bằng xe máy cần rất cẩn thận, cho trẻ ngồi giữa cha và mẹ chứ không cho đứng đằng trước. Cần trông nom khi trẻ chạy nhảy, vui đùa vì cũng rất dễ bị ngã gây thương tích. Và đặc biệt phải cảnh giác với các tai nạn bỏng, điện giật. Cần cho trẻ tránh xa khu vực nấu nướng, để thức ăn nóng, khu vực có các ổ điện và các vật dụng sử dụng, trang trí ngày Tết có điện. Ngoài ra, dịp Tết thời tiết thường rất lạnh, vì vậy cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân để tránh các bệnh đường hô hấp.
Theo Tông hơp
Cướp xông vào nhà dân cướp tiền, vàng rồi tẩu thoát Lợi dụng lúc bà T. ở nhà một mình, một đối tượng bịt mặt xông vào nhà kề dao vào bà này cướp đi một dây chuyền vàng và 10 triệu đồng. Theo tin từ báo Phụ nữ TP. HCM, chiều tối ngày 15/12, đại diện Công an xã Suối Nho, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai xác nhận, vừa tiếp nhận tin...