Giả vờ chuyển công ty lên núi để ép nhân viên nghỉ việc
Các nhân viên nghi ngờ công ty Trung Quốc này cố tình tạo ra điều kiện làm việc khắc nghiệt để buộc họ phải tự nghỉ việc, tránh việc công ty phải bồi thường vì sa thải.
Nhân viên cho biết họ phải làm việc trong điều kiện tồi tệ. Ảnh: Shutterstock
Theo SCMP, một công ty quảng cáo có trụ sở tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đang bị tố cáo cố tình chuyển văn phòng từ khu trung tâm thương mại sầm uất đến một vùng núi xa xôi, hẻo lánh để tránh phải sa thải và chi trả tiền bồi thường cho nhân viên.
Vụ việc phơi bày bởi một cựu nhân viên họ Chang. Anh mô tả địa điểm mới nằm sâu trong dãy núi Tần Lĩnh, cách xa trung tâm tới 2 giờ lái xe, trong khi giao thông công cộng lại hạn chế.
“Những đồng nghiệp không có phương tiện cá nhân phải phụ thuộc vào chiếc xe buýt chạy 3 giờ/chuyến. Sau đó, họ phải đi bộ thêm 3 km trên đường núi để đến văn phòng”, Chang cho biết.
Anh tiết lộ thêm chi phí taxi từ ga tàu gần nhất lên đến 50-60 nhân dân tệ và công ty từ chối hỗ trợ kinh phí đi lại.
Video đang HOT
Ngoài việc gây khó khăn về mặt di chuyển, Chang còn lên tiếng về môi trường làm việc tệ hại và thiếu an toàn tại cơ sở mới của công ty. Theo lời anh, cơ sở vật chất nơi này thiếu thốn, không đảm bảo tiện nghi cơ bản. Nhân viên nữ thậm chí phải đi bộ một quãng đường dài để sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở ngôi làng gần nhất.
Chang cũng bày tỏ lo ngại về sự an toàn của nhân viên khi đi làm về trong đêm tối, đặc biệt khi vùng núi này có nhiều chó hoang đi theo người.
Trước tình trạng làm việc tồi tệ và nguy hiểm, 14 trong số hơn 20 nhân viên đã ký đơn xin nghỉ việc sau nỗ lực phản đối không thành công. Tuy nhiên, chỉ 4 ngày sau khi nghỉ, họ phát hiện công ty đã quay lại trung tâm thành phố và đang tích cực tuyển nhân viên mới.
Các nhân viên nghi ngờ công ty cố tình tạo ra điều kiện làm việc khắc nghiệt để buộc họ phải nghỉ việc. Tuy nhiên, ông Zhang – đại diện công ty – bác bỏ cáo buộc, cho rằng việc chuyển địa điểm chỉ là biện pháp tạm thời để giảm chi phí.
“Tiền thuê mặt bằng ở khu trung tâm thương mại rất cao, và văn phòng mới của chúng tôi đang được cải tạo. Chúng tôi đang điều hành một nhà nghỉ, vì vậy, chúng tôi tạm thời chuyển đến đó trong một tuần”, ông Zhang nói.
Vị này cũng cho biết công ty đang cân nhắc khởi kiện các nhân viên cũ vì bôi nhọ danh tiếng và có thể gây thiệt hại kinh doanh.
Tuy nhiên, các nhân viên bác bỏ tuyên bố của ông Zhang về việc tạm thời chuyển công ty lên núi một tuần.
“Chúng tôi được thông báo rằng thời gian làm việc ở vùng núi sẽ kéo dài rất lâu, có thể đến năm sau. Nếu chỉ một tuần, ai mà không chịu nổi điều kiện làm việc đó?”, một nhân viên nói.
Sự việc này đã nhận được sự ủng hộ lớn trên mạng, nhiều người chỉ trích cách hành xử của công ty.
“Chủ sử dụng lao động thật xảo trá. Kiểu sếp như vậy thực sự nguy hiểm”, một người bình luận.
Một người khác lại cho rằng trách nhiệm giải quyết tình huống nằm ở phía nhân viên.
‘Nếu tôi ở vị trí của họ, tôi sẽ thuê nhà ở trên núi. Nó rẻ, và tôi sẽ không nghỉ việc nếu không có bồi thường thỏa đáng”, người này nói.
“Hợp đồng lao động quy định địa điểm làm việc. Việc chuyển văn phòng ban đầu là vi phạm hợp đồng. Các nhân viên có thể bị cưỡng bức nghỉ việc nên hãy yêu cầu bồi thường”, một người khuyên.
'Ăn' phải gián, ruồi... đến 200 lần, cô gái bị cảnh sát 'tóm gáy'
Cảnh sát chú ý đến cô Đặng do 200 suất đồ ăn cô đặt qua mạng đều có ruồi, gián, móng tay...
và nhờ đó, cô không phải trả tiền, lại được bồi thường gần 70 triệu đồng.
Trong 6 tháng gần đây, cô Đặng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc thường xuyên đặt đồ ăn trên mạng giao về nhà. Cô hoàn thành hơn 200 đơn. Điều kỳ lạ là đơn hàng nào của cô Đặng cũng có vấn đề, trong phần ăn được giao đến luôn có "vật lạ" như tóc, gián chết, ruồi chết, mảnh kẽm, ghim giấy, móng tay...
Sau khi đồ ăn được giao đến nhà, cô Đặng luôn chụp vài bức ảnh, liên hệ trực tiếp với nhà hàng, phản ánh rằng trong đồ ăn của cô có "vật lạ" khiến cô lo lắng cho sức khỏe của mình và bị ám ảnh vô cùng. Cuối cùng, cô Đặng yêu cầu nhà hàng miễn phí bữa ăn và bồi thường một số tiền nhất định.
Cứ thế, trong 6 tháng đặt đồ ăn qua mạng ở khắp mọi nơi, cô Đặng vừa không phải trả tiền hàng vừa được bồi thường tới 20 nghìn nhân dân tệ (khoảng 68,5 triệu đồng).
(Ảnh minh họa)
Do trường hợp của cô Đặng quá bất thường, các điều tra viên của Đội điều tra hình sự Cục Công an Bắc Kinh đã vào cuộc điều tra. Họ đến nhà cô Đặng ở Tây An khi cô vừa đi du lịch cùng chồng về. Hiện cô Đặng đã bị cảnh sát bắt giữ và vụ việc đang được tiếp tục điều tra.
Cảnh sát Bắc Kinh cho biết, ngoài cô Đặng, các điều tra viên đã xác định được 560 trường hợp có liên quan, 13 nghi phạm có hành vi tương tự trong thông tin khiếu nại trên nền tảng giao đồ ăn. Những người này nhiều lần lấy lý do có vật thể lạ trong thực phẩm để tống tiền và yêu cầu người bán, người cung cấp dịch vụ bồi thường. Sắp tới, những người này sẽ lần lượt bị xử lý.
Phát hiện tiền cổ 2.000 năm tuổi tại Tây An (Trung Quốc) Theo Tân Hoa xã, một loạt di vật lịch sử mới bao gồm hàng nghìn đồng tiền xu bằng đồng, đã được các nhà khoa học Trung Quốc khai quật từ phế tích của một xưởng đúc có niên đại hơn 2.000 năm trước đây ở thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc nước này. Một loạt di...