Giá vé dự kiến xe buýt nhanh BRT Hà Nội là 7.000 đồng/lượt
Theo phương án vận hành tuyến buýt nhanh BRT vừa được trình Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, giá vé dự kiến là 7.000 đồng/lượt.
Chiều 13/12, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết đơn vị đã trình Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phương án vận hành tuyến buýt nhanh BRT.
Theo đó, trung tâm này cùng Tổng công ty vận tải Hà Nội dự kiến thời gian chạy xe buýt cho tuyến BRT giai đoạn đầu là 45 phút/lượt xe (chậm hơn 8 phút so với thiết kế và nhanh hơn thực tế hiện nay 5-10 phút).
Vận tốc khai thác đạt 19,6 km/h, chậm hơn so với vận tốc thiết kế 4,2 km/h và nhanh hơn so với tuyến buýt nhanh chạy thử hiện nay 2-3,6 km/h.
Theo phương án vận hành, vé dùng cho xe buýt nhanh trước mắt vẫn là vé thẻ giấy thông thường như vé xe buýt và được bán tại các điểm nhà chờ. Vé lượt dự kiến là 7.000 đồng/lượt.
Video đang HOT
Vé tháng áp dụng như vé tháng của xe buýt thông thường. Nhân viên bán vé và kiểm tra vé trên xe. Tuyến buýt nhanh có số hiệu 99, lộ trình bến xe Kim Mã – bến xe Yên Nghĩa.
Khi tuyến buýt nhanh BRT có số hiệu 99 đi vào vận hành, các đơn vị liên quan sẽ điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 22 để giảm trùng lặp với tuyến BRT trên trục Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương.
Ngoài ra, phương án vận hành này cũng điều chỉnh 4 tuyến để tăng kết nối, mở rộng vùng phục vụ, trong đó có điều chỉnh lộ trình tuyến vòng gom khách số 09 kết nối với tuyến BRT tại nhà chờ Vũ Ngọc Phan, điều chỉnh lộ trình tuyến vòng gom khách số 18 và tạo kết nối tại điểm đầu cuối tại nhà chờ Kim Mã…
Nội thất xe buýt nhanh BRT. Ảnh: Bảo Lâm.
Với các điểm dừng xe buýt dọc tuyến BRT (tuyến kết nối dọc), hiện trạng dọc tuyến BRT có 44 điểm dừng (cả 2 chiều) phục vụ dừng đón trả khách các tuyến buýt thường.
Để tăng cường khả năng kết nối, tạo thuận tiện cho hành khách chuyển tuyến, Trung tâm Quản lý đề xuất điều chỉnh, di chuyển 10 điểm dừng và bổ sung 10 điểm cho 2 chiều vận hành.
Ông Vũ Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), cho hay do đặc thù giao thông ở Hà Nội nên trong phương án vận hành phải linh hoạt, như tốc độ di chuyển, gờ dải phân cách thay bằng vạch kẻ liền và đinh phản quang.
“Khi đã phân luồng cho tuyến BRT thì các phương tiện đi vào sẽ bị xử phạt.Tại các nhà chờ dọc tuyến đều có lắp camera ghi lại hình ảnh và xử phạt nguội.
Tuy nhiên, trong những tình huống cần thiết, cảnh sát giao thông có thể điều tiết, phân luồng phương tiện đi vào làn đường này để giải tỏa”, ông Hà nói phương án hạn chế các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh.
Dự kiến 15/12, tuyến buýt nhanh BRT sẽ bắt đầu vận hành.
Lộ trình tuyến buýt nhanh BRT. Ảnh: Google Maps.
(Theo Zing News)
TP.HCM: Thêm tuyến xe bus "5 sao" đến sân bay Tân Sơn Nhất
Sáng nay (19/5), tuyến xe bus "5 sao" thứ hai giữa sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm TP.HCM đã chính thức được đưa vào sử dụng.
Tuyến xe bus 5 sao giữa sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm TP.HCM.
Cùng với tuyến 109 trước đó, tuyến xe bus chất lượng cao thứ hai này nhằm góp phần hoàn thiện tuyến xe bus cao cấp phục vụ du khách đến và đi tại TP.HCM. Thời gian tuyến xe bus này hoạt động từ 5h30 ngày hôm trước đến 1h30 sáng hôm sau, với giá vé 40.000 đồng/người.
Toàn bộ các xe được nhập khẩu từ Hàn Quốc với sức chứa 29 hành khách. Xe đạt tiêu chuẩn khí thải của các nước phát triển cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo giao tiếp tiếng Anh. Tần suất xe từ 15 - 30 phút/chuyến.
Theo_VTV
Hà Nội: Chưa sử dụng, nhà chờ xe buýt "5 sao" đã hoen gỉ, nhếch nhác Sau hơn một năm xây dựng, hệ thống nhà chờ xe buýt hiện đại bậc nhất tại Hà Nội vẫn chưa được đưa vào sử dụng, đang trong tình trạng bụi bặm, cũ bẩn, nhếch nhác thậm chí hoen gỉ. Hà Nội: "Nhà chờ xe buýt 5 sao" bụi bẩn và nhếch nhác Bụi bặm, cũ bẩn, nhếch nhác thậm chí hoen gỉ,...