Giá vật liệu tăng ảnh hướng đến tiến độ các dự án bất động sản
Giá vật liệu xây dựng trong nước hiện đã tăng bình quân tới 25% so với đầu năm, nhất là sắt thép, ảnh hưởng không ngỏ đến tiến độ các công trình xây dựng.
Nếu không kìm hãm đà tăng giá vật tư đầu vào, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến người mua.
Giá vật liệu xây dựng chưa hạ nhiệt
Theo rà soát của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam ( Bộ Xây dựng), thép xây dựng hiện chiếm khoảng 28% chi phí xây một căn hộ chung cư và khoảng 35% chi phí xây dựng một căn nhà liền kề. Với giá thép hiện tăng lên tới 40-45% so với những tháng đầu năm, đơn giá bán nhà của các nhà đầu tư sẽ chịu tác động lớn.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đã điều chỉnh mức giá sản phẩm bán ra, với mức tăng từ 30.000-40.000 đồng/tấn trở lên, cũng làm “đội” chi phí đầu tư xây dựng so với dự kiến ban đầu của các công trình…
Đây là nỗi lo của nhiều nhà thầu xây dựng và các chủ đầu tư, bởi các đơn giá xây lắp đang bị đội cao hơn hẳn so với dự toán từ đầu năm, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư, trong khi với các sản phẩm BĐS, các chi phí giá vật tư đều được tính vào giá bán và khách mua nhà phải chịu. Nếu không kìm hãm đà tăng của giá các vật tư đầu vào, nhiều khả năng BĐS sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến người mua và tiến độ của các công trình xây dựng.
Giá vật liệu tăng ảnh hướng đến tiến độ các dự án BĐS.
Chưa hết, riêng với doanh nghiệp xây dựng, việc giá vật liệu đầu vào tăng vọt, sẽ làm chi phí xây dựng tăng mạnh theo, giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, giá thi công/m2 tăng, cũng khiến nhiều khách hàng có kế hoạch xây nhà hoãn lại hoặc nếu tiếp tục hợp đồng thì phải cắt giảm quy mô xây dựng, giảm bớt nguyên vật liệu ở những hạng mục khác để bù phần phát sinh và chất lượng các công trình xây dựng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hiệp nhận định, các nhà thầu xây dựng hiện nay đều vấp phải khó khăn không có cách tháo gỡ, do các chủ đầu tư không phải vốn Nhà nước đa số đều sử dụng hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng. Lực lượng nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận…
Vì vậy, các nhà thầu đang xây dựng hy vọng Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tổ chức lập chỉ số giá xây dựng, phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, làm cơ sở điều chỉnh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian và điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, nhằm bình ổn thị trường vật liệu.
Video đang HOT
Còn theo Tổng Cục Thống kê, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là khu vực chịu nhiều tác động từ dịch COVID-19 trong hơn 1 năm qua, với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lên tới 86%. Để vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, phần lớn doanh nghiệp đều phải tiết giảm chi phí sản xuất, thi công xây dựng, cân đối nguyên liệu đầu vào.
Sớm bình ổn giá vật liệu xây dựng
Báo cáo của Bộ Xây dựng trong quý III/2021, ngay cả trong lúc dịch bệnh, giá nhà đất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn tăng và khó tìm căn hộ giá rẻ trên thị trường. Thực trạng khan hiếm nguồn cung các dự án vốn đã “nhỏ giọt” từ năm 2019, chịu thêm tác động bởi 2 năm dịch COVID-19 càng trở nên khan hiếm.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, nhu cầu về an cư và đầu tư BĐS của người dân vẫn còn lớn, trong khi nguồn cung eo hẹp. Ngoài nguyên nhân từ vấn đề pháp lý, dịch bệnh, khiến tiến độ hoàn thành dự án của nhiều chủ đầu tư bị ảnh hưởng, sự lệch pha cung – cầu là một trong những nguyên nhân chính khiến giá BĐS tiếp diễn xu hướng tăng.
Còn GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, những bất cập, chồng chéo giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai, cũng như với các luật liên quan là nguyên nhân làm thị trường thiếu hụt các dự án mới. Không gỡ các vấn đề về pháp lý cho các dự án BĐS sẽ tác động đến thị trường trong trung hạn. Những năm tới thị trường BĐS sẽ thiếu cung, giá sẽ tiếp tục tăng theo quy luật của thị trường…
Bàn về thị trường BĐS giai đoạn cuối năm 2021, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Kênh dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam batdongsan.com.vn mới đây đưa ra kết quả khảo sát, trong đó có thay đổi hành vi của người tìm kiếm BĐS sau mỗi lần dịch bùng phát. Cụ thể, đợt bùng dịch lần đầu diễn ra đầu năm 2020, mức độ tìm kiếm BĐS giảm mạnh. Nhưng ngay sau đó, khi dịch được kiểm soát thì có sự phục hồi mạnh, tăng tới 306%. Lần bùng dịch thứ 3, mức độ đạt đỉnh với lượt quan tâm tăng 378% trong tháng 3/2021. Đến lần thứ 4, lượng quan tâm vẫn cao hơn đa phần các giai đoạn năm 2020. Thực tế sự quan tâm tới BĐS luôn tồn tại, chỉ bị ảnh hưởng do dịch, nhưng trong thời gian ngắn.
Trước thực tế trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá vừa yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát, bình ổn giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, cát, xi măng… Ngoài ra, theo dõi sát diễn biến của thị trường BĐS, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá BĐS trong các tháng còn lại của năm và thực hiện có hiệu quả các giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao về thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.
Thị trường bất động sản quý IV kịp thích ứng với tình hình mới?
Theo công bố ngày 6/10 của Kênh thông tin dịch vụ bất động sản (BĐS) batdongsan.com.vn và của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), trong quý III/2021, số lượng nguồn cung dự án trên thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Thị trường trầm lắng
Kênh batdongsan.com.vn công bố, mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường sụt giảm mạnh trong quý III do ảnh hưởng tiêu cực bởi diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 kéo dài. Nguồn cung dự án và nhu cầu trên thị trường giảm khá mạnh trong 2 tháng 7 - 8. Lượng tin đăng và mức độ quan tâm đến BĐS toàn trang giảm lần lượt 22% và 12% trong tháng 7. Tháng 8 tiếp tục có mức giảm sâu hơn, lần lượt là 58% và 27% so với tháng liền trước.
Các tỉnh, thành phố có mức giảm mạnh nhất trong tháng 7 là Phú Yên (37%), Bình Dương (35%), Đồng Nai (35%), TP Hồ Chí Minh (33%), Khánh Hòa (32%) và trong tháng 8 là Đà Nẵng (49%), Bình Dương (40%), Hà Nội (36%), Đồng Nai 35%). Đây đều là những khu vực có số ca nhiễm COVID-19 lớn nhất cả nước. Loại hình BĐS có mức sụt giảm mạnh nhất cả về nguồn cung và nguồn cầu là nhà riêng/nhà mặt phố, căn hộ chung cư và đất nền. Trong tháng 8, Hà Nội có mức giảm mạnh ở cả hai thị trường BĐS bán và cho thuê so với TP Hồ Chí Minh, mức giảm lần lượt của hai khu vực là 36% và 17% so với tháng 7.
Thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19.
Còn theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 ở Việt Nam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành, nghề bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng. Ngành BĐS không phải là một ngoại lệ. Do phải giãn cách xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, thị trường giao dịch BĐS gần như ngưng trệ hoàn toàn.
Tại Hà Nội, trong quý III/2021, nguồn cung BĐS tiếp tục nằm ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các kỳ trước. Chung cư vẫn là sản phẩm chủ đạo khi chiếm đến 87,3% tổng nguồn cung, chủ yếu nằm ở các quận Hoàng Mai, Từ Liêm, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Trong đó, sản phẩm căn hộ bình dân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nguồn cung căn hộ của quý III, khi chỉ đạt 3,5% tổng lượng cung và nằm ở xa khu trung tâm. Tổng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường Hà Nội đạt 5.886 sản phẩm (chủ yếu là căn hộ, với 5.141 sản phẩm). Lượng giao dịch đạt 1.745 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 29,6%.
Đối với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, mặc dù trong thời gian qua, BĐS du lịch nghỉ dưỡng gần như "tê liệt" vì giãn cách xã hội, nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu, nhưng các dự án phát triển BĐS du lịch - nghỉ dưỡng vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan. Lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường trong quý II đạt 7.206 sản phẩm, giao dịch đạt 2.280 sản phẩm, tương đương tỷ lệ hấp thụ 31,6%. Các tỉnh, thành phố ghi nhận có sản phẩm chào bán gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Quốc... Trong đó, Quảng Ninh là khu vực có tỷ lệ hấp thụ tốt nhất.
Trong khi đó, phân khúc BĐS công nghiệp ghi nhận khoảng 370 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 115.200 ha. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhưng hầu hết các khu công nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường, ngoại trừ một số địa phương có số ca lây nhiễm lớn và phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đối với thị trường bán lẻ, cụ thể là phân khúc cho thuê thương mại, bán lẻ, tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có số ít trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đồ thực phẩm thiết yếu có hoạt động. Nhiều hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở kinh doanh và dịch vụ đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì phải đóng cửa, dừng hoạt động do giãn cách xã hội. Hiện tượng cơ sở kinh doanh phải trả lại/giảm bớt mặt bằng thuê cho chủ diễn ra phổ biến, đặc biệt là các đô thị lớn ước đến 50%...
Dự báo thị trường quý IV/2021
Kênh batdongsan.com.vn dự báo 9 kịch bản có thể xảy ra trên thị trường BĐS trong quý IV/2021. Một là, tháng 10/2021 nhiều thành phố lớn và nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành cơ bản tiêm vaccine cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm COVID-19, tạo ra nhiều khu vùng xanh an toàn sẽ tạo điều kiện cho các địa phương gỡ dần các biện pháp hạn chế chống dịch; kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, bao gồm hoạt động phát triển dự án BĐS và thị trường giao dịch BĐS.
Giao dịch các dự án BĐS hy vọng hồi phục trong quý IV/2021.
Hai là, nguồn cung trên thị trường không có nhiều cải thiện, các dự án đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư (số lượng lớn) chắc chắn vẫn gặp nhiều khó khăn chưa thể tham gia thị trường. Nguồn cung đất nền trên thị trường phần lớn không nằm ở các dự án được phê duyệt quy hoạch, mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ba là, giá bất động sản quý IV sẽ được điều chỉnh tương đương cùng kỳ năm 2020. Những dự án không điều chỉnh, vẫn giữ giá như đầu quý II/2021 chắc chắn sẽ có tỷ lệ hấp thụ thấp. Thị trường vẫn chịu áp lực tăng giá BĐS vì nguồn cung thấp, giá đất tăng (giải phóng mặt bằng) thuế đất tăng, nguyên vật liệu và thiết bị tăng, nhân công tăng...
Bốn là, tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường dự báo đạt trên 40%.
Năm là thị trường BĐS ở những địa phương có khả năng sôi động sớm gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Thuận, Long An, Phú Quốc.
Sáu là, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn tiếp tục thu hút và được quan tâm từ các nhà đầu tư. Những dự án quy mô được đầu tư với đa dạng loại hình dịch vụ, nghỉ dưỡng hút đầu tư nhiều. Vùng sôi động về phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng dự báo: Quảng Ninh, Hòa Bình , Thanh Hóa , Quảng Bình , Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc.
Bảy là thị trường BĐS bán lẻ, thương mại, cơ sở kinh doanh, cửa hàng sẽ phục hồi trở lại và đạt trên 50% ngay trong tháng 10. Giá cho thuê các cơ sở bán lẻ giảm nhẹ khoảng 10%. Đối với văn phòng cho thuê dự báo phân khúc hạng A sẽ khan hiếm. Trong khi đó, phân khúc văn phòng cho thuê chuyên nghiệp hạng B, C sẽ đạt trên 50%.
Tám là thị trường BĐS công nghiệp sẽ phục hồi sớm nhất. Tỷ lệ lấp đầy tiếp tục duy trì như quý III/2021. Giá thuê không biến động. Thị trường nhà ở cho thuê và dịch vụ quanh các khu công nghiệp đã hoạt động sẽ ổn định trở lại trong quý IV/2021. Các khu công nghiệp mới đang phát triển tại 13 địa phương như: Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa thiên Huế , Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long... sẽ mang đến cho thị trường khoảng 40 dự án BĐS công nghiệp quy mô lớn. Nguồn cung BĐS xung quanh các khu công nghiệp đang triển khai đã bắt đầu có dấu hiệu sôi động.
Chín là sức khỏe của thị trường BĐS Việt Nam quý IV/2021 và các doanh nghiệp phát triển BĐS bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 có thể hồi phục, trở lại trạng thái bình thường khoảng 50%.
Tuy nhiên, doanh nghiệp dịch vụ, môi giới BĐS thực sự suy yếu, chưa thể hồi phục hoạt động ngay trong quý IV/2021, đạt khoảng 30%, nhưng thị trường cũng sẽ đón nhận số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Khách hàng có nhu cầu mua nhà, phục hồi và phát sinh nhu cầu không cao trong quý IV/2021, ước đạt 30% lực cầu mua nhà so cùng kỳ các năm 2018, 2019. Nhà đầu tư nhỏ lẻ truyền thống, suy giảm lực đầu tư, nhưng thị trường tiếp tục tăng lực F0, làm lực cầu đầu tư trên thị trường tăng mạnh, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ các năm 2018,2019.
Bất động sản cho thuê 'lao đao' Dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khiến thị tường bất động sản (BĐS) cho thuê lầm vào khủng hoảng mà chưa có hồi kết. Chủ mặt bằng cho thuê phải giãn nợ, giảm giá 20-30%, thậm chí 50%, nhưng vẫn không có khách. Giá thuê "lao dốc" vẫn không có khách Chị Nguyễn Thanh Vân (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)...