Giá vàng vượt 92 triệu đồng, ‘14 năm trước vay vàng, giờ trả bằng tiền được không’?
Giá vàng liên tục lập đỉnh, đến nay đã vượt 92 triệu đồng mỗi lượng. Nhiều người tranh luận về tình huống ‘10 năm trước vay bằng vàng, giờ trả bằng tiền có được không?’.
Những ngày gần đây, giá vàng liên tục lập đỉnh, đến nay đã vượt 92 triệu đồng mỗi lượng. Trên một số diễn đàn trao đổi về pháp luật, nhiều chủ đề được mang ra tranh luận xung quanh giá vàng.
“Năm 2010, vợ chồng tôi có vay của anh chị 10 lượng vàng, giá vàng khi đó là 36 triệu đồng mỗi lượng. Khi vay, anh chị có quy ra 360 triệu đồng, yêu cầu trả lãi mỗi tháng 2 triệu đồng, gốc bao giờ có thì trả.
Vừa rồi, tôi có bán miếng đất để gom tiền trả nợ, nhưng anh chị đòi phải trả bằng 10 lượng vàng chứ không phải 360 triệu đồng.
Mong mọi người cho ý kiến để anh chị nhận bằng tiền (360 triệu đồng), chứ với giá vàng như hiện giờ thì tôi không thể trả bằng vàng được”, một thành viên đăng tải.
Giá vàng liên tục lập đỉnh trong thời gian qua. Ảnh T.N
Câu chuyện trên hiện đang nhận được rất nhiều ý kiến. Một số cho rằng vay vàng thì phải trả bằng vàng, số khác lại nghĩ chỉ cần trả bằng tiền (360 triệu đồng) vì khi người em vay thì anh chị đã quy đổi vàng ra tiền để tính lãi rồi.
Giá vàng tăng chóng mặt: ‘14 năm trước vay vàng, giờ trả bằng tiền được không’?
Vậy, pháp luật quy định ra sao về trường hợp này?
Vay vàng thì phải trả bằng vàng
Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, viện dẫn điều 463 bộ luật Dân sự, quy định về hợp đồng vay tài sản. Theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 466 bộ luật này cũng quy định rất rõ về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Đó là, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Đối chiếu với quy định trên, 14 năm trước vợ chồng người em vay anh chị 10 lượng vàng thì nay phải trả lại đúng 10 lượng vàng.
Trường hợp có nguyện vọng trả bằng tiền và được anh chị đồng ý, vợ chồng người em có thể trả nợ bằng tiền, nhưng là số tiền tương đương giá của 10 lượng vàng tại thời điểm trả nợ, chứ không phải số tiền 360 triệu đồng khi vay.
Nhưng khi cho vay, anh chị đã quy đổi vàng ra số tiền tương ứng và tính lãi hàng tháng, tình huống này có ngoại lệ?
Luật sư Tâm nhận định, nếu 2 bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc trả nợ bằng số tiền tương ứng với giá vàng tại thời điểm cho vay, thì bên vay chỉ cần trả 360 triệu đồng. Còn không, bên vay vẫn phải trả bằng vàng.
Với số tiền lãi đã trả hàng tháng, đây là sự thỏa thuận giữa 2 bên, ngay từ khi xác lập việc cho vay. Theo quy định, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Theo chuyên gia pháp luật, vay vàng thì phải trả bằng vàng, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác. Ảnh TUYẾN PHAN
Cần rõ ràng ngay từ đầu, tránh “đòi được nợ nhưng mất tình cảm”
Thực tế, câu chuyện “vay vàng thì trả bằng vàng hay bằng tiền” không phải hiếm gặp, luôn gây nhiều tranh luận, nhất là khi giá vàng liên tục tăng như hiện nay.
Để tránh trường hợp khó xử, thậm chí “đòi được nợ nhưng mất tình cảm”, luật sư Hà Công Tâm khuyến nghị cả người cho vay và người vay nên có sự rõ ràng với nhau ngay từ đầu.
Khi vay vàng, các bên nên lập thành hợp đồng, ghi rõ nội dung thỏa thuận đã thống nhất như: số lượng, lãi suất (nếu có), thời hạn trả… Đặc biệt, các bên cần ghi rõ khi bên vay trả nợ thì trả bằng vàng hay bằng tiền. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có.
Ví dụ, anh chị cho em vay bằng vàng, thỏa thuận rõ khi trả bằng vàng, thì khi trả phải trả bằng vàng, không phụ thuộc giá vàng lên hay xuống tại thời điểm trả.
Trường hợp thỏa thuận trả bằng tiền nhưng quy đổi theo giá vàng ở thời điểm cho vay, người em phải trả bằng số tiền tương ứng với thời điểm đó. “Lúc cho vay giá vàng là 36 triệu đồng mỗi lượng, đến nay giá vàng tăng lên 92 triệu đồng mỗi lượng, bên vay cũng chỉ cần trả số tiền tương ứng 36 triệu đồng mỗi lượng”, luật sư Tâm đặt tình huống giả định.
Giá vàng SJC tăng bất thường vượt 80 triệu đồng/lượng, liệu có lập đỉnh mới?
Giới đầu tư vàng có nhiều kỳ vọng về kim loại quý này trong năm 2024 khi thời điểm cuối năm ngoái thị trường đã có những diễn biến bất ngờ về giá.
Năm nay, giá vàng sẽ tăng giảm ra sao?
Kết thúc năm 2023, giá vàng thế giới dừng ở mức 2.062,2 USD/ounce, tăng 13% và đánh dấu năm hoạt động tốt nhất kể từ năm 2020.
Thị trường vàng trong nước cuối năm 2023 đã có diễn biến đầy bất ngờ. Giá vàng SJC tăng đột biến lên mức cao kỷ lục mọi thời đại, vượt 80 triệu đồng/lượng rồi đảo chiều "lao dốc" về quanh ngưỡng 73 - 78 triệu đồng/lượng.
Với đà này, giá vàng sẽ biến động thế nào trong năm 2024?
Giá vàng trong năm 2024 được nhận định chiều hướng tăng nhiều hơn giảm. (Ảnh: Nguyễn Huế)
Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn của Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PV VietNamNet.
PV: Ông có đánh giá thế nào về diễn biến giá vàng trong nước năm 2023 vừa qua?
Ông Huỳnh Trung Khánh: Năm 2023, giá vàng đã lên mức kỷ lục, cũng tương đồng với giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, giá vàng SJC tăng vượt ngưỡng 80 triệu đồng/lượng, mức cao bất thường; trong khi giá vàng nhẫn lên cao nhất cũng chỉ ở mức 64-65 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC chênh lệch tới 18 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Thế nhưng, ngay sau khi có công điện chỉ đạo của Thủ tướng, giá vàng đã hạ nhiệt.
Thị trường vẫn đang chờ biện pháp giải quyết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như thế nào, cũng như quy định tại Nghị định 24 sẽ được sửa đổi ra sao để phù hợp với tình hình mới.
Trong cuộc họp hồi đầu năm, Phó Thống đốc NHNN cũng nhìn nhận, giá vàng chênh lệch như vậy là không thể chấp nhận được và chắc chắn NHNN sẽ có điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 24 cho phù hợp.
- Vàng được đánh giá hưởng lợi từ xu hướng chống lạm phát, quan điểm của ông về vấn đề này?
Lạm phát ở Việt Nam dưới 4% là mức chấp nhận được, không cần trú ẩn trong vàng. Lạm phát cao hơn lãi suất ngân hàng mới đáng ngại, đáng sợ. Khi đó, người tiêu dùng sẽ trú ẩn trong vàng, để bảo vệ giá trị tài sản của mình.
Người dân có câu "nhất thổ, nhì kim", vì thế, cũng có nhiều người trú ẩn trong đất đai.
Với tình hình địa chính trị phức tạp hiện nay trên thế giới, nhiều nhà đầu tư, người tiêu dùng cũng đã tìm đến vàng để trú ẩn, nhất là ở những quốc gia có lạm phát cao, trên 5%. Khi lạm phát giảm, kinh tế ổn định trở lại, họ lại bán vàng ra.
- Vậy, ông đánh giá thế nào về lợi suất của vàng so với các kênh đầu tư phổ biến khác ở Việt Nam?
Riêng năm nay, vàng tăng đến 13-14%, trong khi lãi suất ngân hàng giảm xuống mức 5-6%; còn bất động sản sụt giá, "đóng băng".
Thị trường chứng khoán sau khi lên mức cao 1.500 điểm, hiện vẫn lình xình ở mức 1.100-1.200 điểm. Các vụ việc liên quan đến trái phiếu, cổ phiếu đã xảy ra cũng khiến nhiều nhà đầu tư e dè; nhất là những người chưa có nhiều kinh nghiệm.
Khi nền kinh tế chung còn khó khăn, địa chính trị phức tạp nhưng vàng lại có thanh khoản cao, hơn gửi tiết kiệm. Đồng thời, vàng lại dễ mua, dễ bán, được giá nên đây vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư.
- Là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, ông có dự báo ra sao về diễn biến giá vàng trong nước và thế giới trong năm 2024?
Tôi cho rằng, giá vàng SJC trong nước sẽ giảm nếu NHNN sẽ có biện pháp can thiệp, sửa đổi Nghị định 24. Từ đó, giá vàng sẽ tiệm cận hơn với giá vàng thế giới, nếu có chênh lệch chỉ ở mức 3-5 triệu đồng/lượng.
Nhiều dự báo giá vàng thế giới năm nay sẽ tăng. Diễn biến trên thị trường từ đầu năm đến nay cho thấy, giá vàng thế giới vẫn "lình xình" ở mức trên 2.000 USD/ounce.
Fed chưa giảm lãi suất, nhưng khi giảm, giá vàng sẽ lại tăng lên. Giá vàng thế giới năm nay trung bình ở mức 2.000-2.100 USD/ounce, thậm chí có thể lên tới 2.200 USD/ounce.
Khi giá vàng thế giới lên mức đó, ắt giá vàng trong nước sẽ lại tăng lên. Chiều hướng giá vàng tăng trong năm nay vẫn nhiều hơn là giảm.
Tuy nhiên, giá vàng trong nước khó có mức tăng cao, đột biến như cuối năm 2023 nếu NHNN có biện pháp can thiệp.
- Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường vàng năm nay là gì, thưa ông?
Vàng chỉ là một công cụ đầu tư, chứ không phải tất cả. Vì thế, không nên dồn đầu tư hết vào vàng, chỉ đầu tư khoảng 20% vào vàng trong danh mục đầu tư.
Còn lại có thể đầu tư vào bất động sản hay chứng khoán, tùy khẩu vị đầu tư của từng người.
Xin cảm ơn ông!
Nhiều khả năng giá vàng sẽ tiếp tục tăng Giá vàng thế giới đã vượt mức 2.000 USD/ounce khi xung đột tại Trung Đông leo thang thúc đẩy hoạt động mua vào tài sản an toàn. Phân tích của giới chuyên môn cho thấy, giá vàng có thể tiếp tục tăng khi đây vốn được xem là 'hầm trú ẩn' an toàn. Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng một lần...