Giá vàng tuần từ 1- 5/7: Cẩn trọng áp lực chốt lời hậu Hội nghị G20
Giá vàng có thể sẽ chịu áp lực chốt lời sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận tạm đình chiến bền lề Hội nghị thượng định G20.
Giá vàng quốc tế đã giảm khá mạnh từ 1.439USD/oz xuống 1.398USD/oz trong tuần này
Trong tuần này, sau khi mở cửa ở mức 1.399USD/oz, giá vàng quốc tế đã có thời điểm tăng lên mức 1.439USD/oz, nhưng sau đó áp lực chốt lời tăng mạnh, khiến giá vàng giảm xuống 1.398USD/oz và chốt tuần ở mức 1.409USD/oz.
Trong khi đó tại thị trường vàng Việt Nam, sau khi mở cửa ở mức 38,58- 38,77 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC đã tăng vọt lên mức 39,4- 39,9 triệu đồng/lượng, sau đó giảm xuống mức 38,1- 38,4 triệu đồng/lượng và đóng cửa tuần ở mức 38,6-39,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng đã điều chỉnh trong tuần này là do Chủ tịch FED Powell cho biết cơ quan này sẽ không phản ứng thái quá với tín hiệu kinh tế ngắn hạn, đồng nghĩa với việc chưa xác nhận sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong cuộc họp tháng 7 tới, mặc dù kinh tế Mỹ đang phát đi một số tín hiệu bất ổn. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn ngại rủi ro từ Hội nghị thượng đỉnh G20, nên đã đóng bớt trạng thái và ngừng giao dịch vàng.
Quả vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận nối lại đàm phán thương mại song phương nhằm giải quyết những bất đồng hiện nay, đồng thời Mỹ sẽ tạm thời không áp thêm thuế 25% đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.
Video đang HOT
Kết quả nói trên dù chưa làm chấm dứt căng thẳng thương mại giữa 2 nước, nhưng cũng phần nào giải tỏa tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư về gói thuế mới của Mỹ sẽ làm bất ổn nghiêm trọng kinh tế toàn cầu. Và điều này chắc chắn sẽ chắc chắn sẽ hỗ trợ tích cực cho USD và làm giảm vai trò trú ẩn của vàng.
Đặc biệt với kết quả này, FED cũng có thêm thời gian cân nhắc cắt giảm lãi suất cơ bản, vì nguy cơ bất ổn kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng tạm thời vơi bớt. Do đó, giá vàng sẽ khó tránh khỏi áp lực chốt lời của các nhà đầu tư vào tuần tới.
Ông Adam Button, Giám đốc điều hành của Forexlive, cho rằng việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm đình chiến bên lề Hội nghị G20 là tín hiệu tích cực, chắc chắn sẽ làm giảm kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ của FED, qua đó tác động tiêu cực đến giá vàng ngắn hạn. “Giá vàng có thể sẽ điều chỉnh vào tuần tới, với vùng hỗ trợ quan trọng tại 1.350- 1.375USD/oz, thậm chí dưới vùng này nếu căng thẳng Mỹ- Iran dịu bớt”, ông Adam Button nhận định và cho biết thêm, về dài hạn, giá vàng vẫn còn duy trì được đà tăng giá vì FED khó cưỡng lại được việc cắt giảm lãi suất trong điều kiện kinh tế Mỹ vẫn đang có nhiều bất ổn.
Trong khi đó, căng thẳng Mỹ- Iran vẫn tiếp tục gia tăng khi Mỹ vừa điều một phi đội tiêm kích tàng hình F-22 tới Qatar- quốc gia nằm sát Iran. Dù Mỹ chưa công bố rõ lý do tăng cường phi đội máy bay F22 tàng hình ở Qatar, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, động thái này nhằm bảo vệ lực lượng quân đội và lợi ích của Mỹ ở khu vực Trung Đông trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Iran. Trong khi những phát ngôn từ phía Iran vẫn rất cứng rắn sau vụ bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ.
Trong tuần tới, Mỹ sẽ công bố 2 số liệu kinh tế quan trọng, đó là số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) và số liệu PMI dịch vụ và sản xuất. Đây là 2 số liệu kinh tế được coi là một trong những cơ sở để FED quyết định có cắt giảm lãi suất cơ bản trong cuộc họp tháng 7 hay không. Theo dự kiến, NFP có thể tăng nhẹ so với kỳ trước (75.000 việc làm), nhưng PMI giảm so với kỳ trước.
Theo phân tích kỹ thuật, động lực tăng giá vàng trung và dài hạn vẫn còn, nhưng trong ngắn hạn giá vàng đã và đang có một số tín hiệu điều chỉnh, nhất là sau kết quả tích cực của Hội nghị G20. Theo đó, nếu không trụ vững trên 1.380USD/oz, giá vàng sẽ về vùng 1.360USD/oz, kế tiếp là 1.350USD/oz, thậm chí là 1.314USD/ozz. Trong khi đó mức 1.425USD/oz đang là kháng cự đầu tiên, kế tiếp là 1.440USD/oz.
Theo kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 1-5/7, trong số 17 chuyên gia phân tích của phố Wall, có 10 người (59%) dự báo giá vàng sẽ tăng; chỉ có 1 người (6%) dự báo giá vàng sẽ giảm và 6 người (35%) dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Trong khi đó, trong số 591 độc giả tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, có 320 người (54%) nhận định giá vàng sẽ tăng; 162 người (27%) nhận định giá vàng sẽ giảm; 109 người (18%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Ngọc Anh
theo enternews.vn
Tỷ giá nhìn từ biến động giá vàng
Lần đầu tiên trong sáu năm qua giá vàng thế giới vượt mốc 1.400 đô la Mỹ/ounce và đến sáng ngày 26-6-2019 nó lên tới 1.427 đô la Mỹ/ounce, tương đương 40,2 triệu đồng/lượng chưa tính thuế nhập khẩu và chi phí gia công thành vàng miếng bốn số chín.
Giá vàng trong nước biến động tỷ lệ thuận với giá thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vàng nội địa chậm hơn và yếu hơn. Ảnh minh họa là người dân đi mua vàng tại một cửa hàng vàng bạc đá quý. Ảnh: TTXVN
Hồi giữa tháng hai năm nay, giá vàng quốc tế cũng từng lên đến 1.350 đô la Mỹ/ounce nhưng sau đó đã từ từ đi xuống sau khi đồng đô la Mỹ mạnh trở lại so với hầu hết các ngoại tệ khác. Lần này không thế, giá vàng thế giới đã có một bước tiến xem ra vững chắc nhờ những thông tin xung quanh khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể hạ lãi suất.
Tổng thống Donald Trump đã liên tục phàn nàn Fed giữ lãi suất đồng đô la quá cao. Cho đến giờ Fed vẫn đang để ngỏ khả năng có thể hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 7-2019. Vàng cứ thế được thể lên giá. Thêm vào đó, ngân hàng trung ương một số quốc gia như Trung Quốc và Nga đã mua vào vàng, đẩy giá kim loại quý hiếm này tăng mạnh.
Giá vàng trong nước biến động tỷ lệ thuận với giá thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vàng nội địa chậm hơn và yếu hơn. Mức cao nhất bán ra của giá vàng được ghi nhận tại các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý và một số ngân hàng thương mại được phép kinh doanh vàng là 39,7 triệu đồng/lượng vào chiều ngày 25-6-2019. Giá mua vào quanh mức 39,1-39,2 triệu đồng/lượng. Khi giá vàng càng cao thì chênh lệch giữa giá mua và bán càng lớn. Nhu cầu mua vào của người dân thấp trong khi nhu cầu bán lại cao. Nhiều người nắm giữ vàng ở mức 36-36,5 triệu đồng/lượng đã hàng năm nay, giờ giá tăng, họ mang ra bán.
Vẫn có cầu mua vàng, nhưng giá mua trong nước luôn thấp hơn giá thế giới khoảng 400.000-500.000 đồng/lượng. Người mua vàng lúc này không dại gì mua vào để đấy chờ giá cao hơn mới bán ra, tức mang tính đầu cơ, vì giá vàng quốc tế có thể biến động nhanh chóng bất cứ thời điểm nào. Nếu Fed không tăng lãi suất, giá vàng có khả năng rớt mạnh và rớt ngay lập tức. Chưa kể các quỹ đầu cơ quốc tế có thể bán vàng ra để mua lại khi giá xuống.
Vậy vàng trong nước được mua để làm gì? Các tiệm vàng nhỏ khi có cầu thì họ mới mua vào và bán ra ngay. Cầu vàng hiện nay đang yếu nên việc mua vào rồi bán ra ngay của các tiệm vàng nhỏ không mang tính phổ biến. Ít ai chú ý rằng đã có một sự liên hệ tương đối chặt chẽ giữa sự biến động của giá vàng và tỷ giá hối đoái cả trên thị trường tự do và ngân hàng những tuần qua. Hai tuần gần đây, bộ phận kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng đã mua vào lượng ngoại tệ tiền mặt mà người dân và một số điểm thu đổi ngoại tệ mang đến bán tới 200 triệu đô la Mỹ - một con số kỷ lục đối với ngân hàng này và nhiều ngân hàng khác. Khảo sát của chúng tôi với năm tổ chức tín dụng có chức năng kinh doanh vàng cho thấy hai tuần gần nhất các ngân hàng đã mua vào được từ dân cư, tổ chức chừng 400 triệu đô la Mỹ tiền mặt. Trong cơ cấu đô la tiền mặt các ngân hàng mua, có thể đến từ khách du lịch nước ngoài, Việt kiều, kiều hối..., các nguồn này luôn là yếu tố thường xuyên và chúng ít biến động. Đô la mà ngân hàng mua được tăng vọt là nhờ biến động giá vàng. Hay nói cụ thể là do xuất vàng lậu.
Với mức chênh lệch từ 300.000 đồng/lượng trở lên, vàng trong nước đã được thu gom và xuất lậu qua biên giới, làm tăng lượng ngoại tệ tiền mặt được đưa vào thị trường tự do. Số liệu ước tính của một số ngân hàng khá giống nhau: đã có khoảng 5-8 tấn vàng được xuất lậu qua biên giới. Nên nhớ đầu tháng 5-2019 giá vàng quốc tế vẫn còn dưới 1.300 đô la Mỹ/ounce và suốt tháng 5 giá đô la Mỹ chuyển khoản niêm yết bán ra của các ngân hàng luôn đứng ở 23.430 - 23.450 đồng/đô la Mỹ. Ngay cả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, có thời điểm tỷ giá được giao dịch tới 23.400-23.410 đồng/đô la Mỹ. Lúc đó giá đô la Mỹ tại thị trường tự do cũng bám sát giá ngân hàng, thậm chí có ngày còn cao hơn.
Rồi đột nhiên giá vàng thế giới tăng và tăng nhanh, tăng mạnh và tỷ giá thị trường tự do giảm mạnh. Giá đô la trên thị trường tự do hạ vì cung nhiều, mà cung nhiều là nhờ xuất vàng lậu qua biên giới. Khi giá đô la tự do giảm, tất nhiên người ta mang ngoại tệ vào bán cho ngân hàng.
Như vậy đô la tiền mặt là tác nhân kéo tỷ giá xuống trong khoảng nửa tháng gần đây. Giá vàng hay nói chính xác là xuất vàng lậu qua biên giới là yếu tố làm giá đô la hạ. Rất khó để thống kê chính xác lượng vàng lậu đã được xuất đi và lượng ngoại tệ được đưa vào lưu thông từ nguồn này. Các ngân hàng cũng chỉ ước đoán trên số ngoại tệ mặt mà họ mua được.
Theo thesaigontimes.vn
Chứng khoán kỳ vọng vào cuộc gặp Mỹ - Trung! Chi sô VN-Index đa tru vưng kha tôt trươc ap lưc tai cơ câu danh muc cua hai quy VNM ETF va FTSE Vietnam ETF vao cuôi tuân trươc. Măc du khôi ngoai vân ban rong khoang 200 tỉ đông nhưng hoat đông phat hanh chưng chi quy mơi cua ba quy ETF bao gôm VNM ETF, VFMVN30 ETF, iShares MSCI Frontier 100...