Giá vàng trong nước lao dốc, giới đầu cơ lỗ nặng
Giá vàng trong nước sáng nay (14/3) tiếp tục giảm mạnh theo đà giảm của giá thế giới khiến nhiều người đầu cơ vàng lỗ nặng.
Sáng nay, giá vàng trong nước đánh mất mốc 47 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, Tập đoàn DOJI niêm yết vàng SJC giao dịch quanh mức 45,5 – 46,5 triệu đồng/lượng trên thị trường Hà Nội, giảm 800.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 450.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước.
Giá vàng lao dốc, đầu cơ vàng lỗ nặng.
Giá vàng SJC tại Hà Nội giao dịch quanh mốc 45,6 – 46,82 triệu đồng/lượng, giảm 850.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 350.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch giá giữa 2 chiều mua – bán giãn từ 600.000 đồng/lượng lên 1,2 triệu đồng/lượng.
Công ty Phú Nhuận sáng nay niêm yết giá vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội ở quanh mức 44,8 – 46,3 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 300.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch giá giữa 2 chiều mua – bán kéo giãn từ 900.000 đồng/lượng lên 1,5 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Sự chênh lệch quá lớn giữa giá mua vào và bán ra khiến nhiều người mua vàng chiều qua lỗ khoảng hơn 1,5 triệu đồng/lượng.
Diễn biến của giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá thế giới sáng nay giảm mạnh do các nhà đầu tư ồ ạt bán các loại tài sản đi để nắm giữ tiền mặt.
Ngọc Vy (VTC News)
Chênh lệch giá mua bán 1,5 triệu đồng, đầu cơ vàng lỗ nặng
Trong khi giá vàng bán giảm 350.000 đồng so với ngày hôm qua, giá mua vào vàng miếng đã bị nhiều doanh nghiệp giảm gần 1 triệu, đẩy cao chênh lệch mua - bán vàng trên thị trường.
Sau khi tăng giá gần 800.000 đồng vào cuối ngày hôm qua (13/3), giá vàng trong nước sáng nay (14/3) lại quay đầu giảm. Đáng chú ý, các doanh nghiệp trong nước đang giảm mạnh giá mua để nới rộng chênh lệch mua - bán.
Cụ thể, giá vàng miếng tại TP.HCM do Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) bán ra hiện ở mức 45,6 triệu/lượng, giảm 850.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Trong khi đó, giá mua vào chỉ được doanh nghiệp giảm 350.000 đồng, hiện đạt 46,8 triệu/lượng.
Mức giảm tương tự cũng được doanh nghiệp áp dụng tại Hà Nội và các thành phố lớn khác, hiện bán ra ở ngưỡng 46,82 triệu đồng.
Việc giảm không đồng nhất hai chiều mua bán vàng đã khiến chênh lệch giá tại SJC lên tới 1,2 triệu đồng/lượng. Điều này cũng khiến những người mua vàng từ chiều qua đến sáng nay ghi nhận khoản lỗ 1,55 triệu mỗi lượng. Gần 80% số thua lỗ đến từ chênh lệch giá mua - bán vàng.
Giá hiện tại của vàng SJC cũng là mức thấp nhất trong tuần này. Nếu so với ngày thứ hai (9/3), giá kim loại quý tại đây đã giảm 1,85 triệu (mua) và 1,45 triệu đồng (bán).
Tương tự, nhiều doanh nghiệp vàng trong nước sáng nay cũng giảm giá với mặt hàng này, nhưng giữ xu hướng nới rộng chênh lệch mua - bán.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI giảm 550.000 đồng giá bán vàng sáng nay nhưng giá mua vào giảm tới 950.000 đồng/lượng, hiện giao dịch ở mức 45,3-46,5 triệu/lượng (mua vào - bán ra).
Trong những phiên trước đó, DOJI luôn là doanh nghiệp có chênh lệch giá mua - bán thấp nhất thị trường (khoảng 500.000 đồng) nhưng hôm nay cũng phải tăng lên 1,2 triệu/lượng.
Chênh lệch giá tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thậm chí đã tăng lên tới 1,5 triệu đồng khi doanh nghiệp này giảm 700.000 đồng giá mua nhưng chỉ giảm 200.000 đồng giá bán so với chiều qua. Hiện vàng miếng được PNJ mua vào ở mức 44,8 triệu/lượng, thấp nhất thị trường, trong khi giá bán vẫn neo ở ngưỡng 46,3 triệu đồng.
Cả Bảo Tín Minh Châu và Tập đoàn Phú Quý sáng nay cũng đã giảm giá vàng so với chiều qua, hiện phổ biến mua vào ở mức 45,5 triệu đồng và bán ra ở ngưỡng 46,5 triệu đồng.
Kim loại quý trong nước sáng nay rớt giá chủ yếu do thị trường thế giới có thêm một phiên giảm sâu vào đêm qua (theo giờ Việt Nam).
Vàng đêm qua trên sàn Kitco đã giảm hơn 45 USD, đóng cửa tuần ở mức 1.529 USD/ounce. Tương tự, là mức giảm của kim loại quý giao dịch trên sàn New York. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của vàng thế giới từ đầu năm 2020 đến nay.
Quy đổi ra tiền Việt, vàng thế giới hiện có giá khoảng 43 triệu/lượng, thấp hơn nhiều giá các doanh nghiệp trong nước đưa ra.
Tính trong tuần này (9-14/3), kim loại quý thế giới đã giảm 170 USD/ounce từ vùng giá xấp xỉ 1.700 USD ngày 9/3, tương đương giảm 10% một tuần.
Nguyên nhân khiến vàng rớt giá dù thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới giảm mạnh là việc ngân hàng trung ương các nước đã bắt đầu hành động trước lo ngại về một cuộc suy giảm kinh tế.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 12/3 đã tuyên bố sẽ bơm thêm 1.500 tỷ USD vốn ngắn hạn vào thị trường thông qua hợp đồng mua lại (repo). Trước đó, cơ quan này đã hạ lãi suất đột ngột 0,5 điểm phần trăm và được dự báo sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong cuộc họp vào ngày 17-18 tới đây.
Theo Zing.vn
Giá vàng hôm nay 7/3: Vững vàng trên đỉnh 8 năm, xu hướng tăng nhẹ Áp lực rủi ro trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 ngày càng lớn, cộng với việc đồng USD đi xuống và ngân hàng Trung ương nhiều nước hạ lãi suất để hỗ trợ kinh tế, đã đẩy giá vàng hôm nay duy trì đà tăng nhẹ. Ảnh minh hoạ Ghi nhận của Petrotimes, tính đến đầu giờ sáng ngày 7/3, theo giờ Việt...