Giá vàng thế giới tuần qua giảm 1%
Giá vàng thế giới chốt phiên cuối tuần 16/10 tăng, nhưng khép lại tuần qua giảm lần đầu tiên trong ba tuần, khi đồng USD mạnh gây sức ép lên giá các kim loại được tính theo đồng tiền này.
Vàng miếng được bày bán tại Sàn giao dịch vàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Giá vàng giao tháng 12 tăng 2,5 USD, hay 0,1%, lên 1.906,4 USD/ounce trong phiên cuối tuần, sau khi tăng gần 0,1% trong phiên trước.
Giá kim loại quý này tiếp đà đi lên trong hai phiên trước đó. Giá vàng tăng gần 1% trong phiên 14/10, nhờ đồng USD yếu đi và tình hình bất ổn xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và đà phục hồi kinh tế toàn cầu đã làm tăng sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.903,20 USD/ounce. Phiên 15/10, giá vàng giao dịch kỳ hạn tăng 0,1% lên 1.908,90 USD/ounce, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra đề xuất mới về quy mô gói kích thích kinh tế bổ sung.
Trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần (12/10), giá vàng đã rơi khoi mức đỉnh cua ba tuần khi nhưng đôn đoan vê goi cưu trơ kinh tê My quy mô nho hơn đã làm giảm sức hấp dẫn của vàng. Khép lại phiên nay, gia vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.923,56 USD/ounce.
Tiếp đó, giá vàng giảm 1,9% trong phiên 13/10 và để mất ngưỡng 1.900 USD/ounce, giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên và hy vọng về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ xa dần.
Ngoài ra, thị trường kim loại quý cũng đang chịu tác động bởi báo cáo kinh tế bớt ảm đạm từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 1,7%, xuống 1.890,1 USD/ounce.
Video đang HOT
Theo số liệu của FactSet, trong cả tuần, giá vàng giảm 1%, sau khi tăng hai tuần trước đó.
Theo nhà phân tích Lukman Otunuga tại FXTM, diễn biến của thị trường vàng trong tuần qua chịu tác động trước các dự báo về gói kích thích mới tại Mỹ, số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới tăng và những lo ngại trước cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ.
Ông cho rằng thị trường vàng đang chờ một yếu tố mới có tác động trực tiếp trước khi có sự bứt phá.
Giá vàng chịu sức ép khi đồng USD lên giá do hoạt động mua vào trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng.
Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị của đồng tiền này so với các đồng tiền mạnh khác, tăng 0,7% trong tuần qua.
Đồng USD mạnh thường là yếu tố bất lợi cho giá vàng, do khi giá đồng USD tăng, kim loại quý này trở nên đắt hơn cho những người mua bằng đồng tiền khác.
Dù vậy, trong dài hạn, các nhà đầu tư cho rằng giá vàng sẽ bứt lên khỏi ngưỡng 1.900 USD/ounce, do những lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 cũng như việc tăng cường các biện pháp kích thích, một điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của giá kim loại này.
Người phụ trách phân tích của ActivTrades, Carlo Alberto De Casa, cho rằng sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 đang gây lo ngại rằng các biện pháp phong tỏa sẽ được tăng cường, trong khi sự cần thiết về các biện pháp kích thích bổ sung nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đã duy trì sức hấp dẫn chưa từng có của vàng đối với các nhà đầu tư.
Giá vàng không nhận được sự hỗ trợ lớn dù số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Mỹ tháng Chín giảm lần đầu tiên trong năm tháng.
Trong khi đó, chỉ số lòng tin tiêu dùng đầu tháng 10/2020 tăng lên 81,2, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát./.
Giá vàng hôm nay 7/8: Trong nước lập đỉnh mới, thế giới vào giai đoạn hưng phấn nhắm đến kỷ lục 2.100 USD
Giá vàng hôm nay 7/8 vẫn được tiếp nhiệt bởi lãi suất rơi tự do và nguy cơ đồng USD suy yếu do các gói kích thích nhằm chống lại những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.
Giá vàng hôm nay 7/8: Trong nước lập đỉnh mới, thế giới vào giai đoạn hưng phấn nhắm đến kỷ lục 2.100 USD. (Nguồn: Getty)
"Bão giá" ngày 6/8 đã đánh dấu phiên giao dịch biến động mạnh nhất của thị trường trong nước khi biên độ dao động giá trong ngày lên tới 2,5 triệu đồng. Vàng SJC có lúc vọt lên mức cao nhất mọi thời đại 62 triệu đồng một lượng, cao hơn 4 triệu so với giá kỷ lục của thế giới trong vài ngày nay. 14h00, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 60,55 - 62 triệu đồng một lượng, cao hơn gần 4,5 triệu (quy đổi theo tỷ giá) so với mức kỷ lục 2.055 USD/ounce của giá vàng thế giới.
Vào 15h00, giá trong nước hạ nhiệt chút ít và giá bán được duy trì quanh mức 61 triệu đồng một lượng. Công ty vàng bạc đá quý SJC yết giá mua bán tương ứng là là 59,4 - 61,2 triệu đồng.
Cùng lúc, giá vàng thế giới được giao dịch quanh 2.043 USD một ounce, nếu quy đổi theo tỷ giá tương đương với 57,3 triệu đồng một lượng, thấp hơn gần 4 triệu đồng so với giá trong nước.
Giá vàng trong nước tăng nhanh hơn cả giá vàng thế giới, đặc biệt trong hai tuần gần đây. Cuối tháng 7, giá trong nước thường cao hơn giá thế giới 1 - 2,5 triệu đồng một lượng thì tới nay chênh lệch đã được đẩy lên 4 triệu một lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng tương lai chốt vào ngày 6/8 có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài một chuỗi ngày tăng kỷ lục, 5 ngày liên tiếp, trong bối cảnh USD tiếp tục mất giá và các thành tích mờ nhạt của thị trường chứng khoán, hỗ trợ vàng tiếp tục leo đỉnh 2.100 USD/ounce.
Vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 2.000 USD/ounce, giá vàng tăng mạnh, chinh phục đỉnh cao mọi thời đại, rồi lại liên tiếp lập các đỉnh cao mới. Trong ngày 5/8, có thời điểm, giá vàng quốc tế đã tăng mức kỷ lục 2.039 USD/ ounce, mức cao nhất trong lịch sử. Ngày hôm qua (6/8), vàng giao tháng 12 tăng lần lượt từ 0,66%... rồi 1%, lên 2.069,40 USD/ounce, đóng cửa ở kỷ lục thứ năm liên tiếp.
Như vậy, có thể chỉ cần khoảng 1 tuần để giá vàng bỏ xa ngưỡng 2.000 USD/ounce. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn ngày càng tăng trong bối cảnh thế giới bất ổn chưa từng có.
Trong một lưu ý phát hàng ngày, nhà phân tích tại ActivTrades, Carlo Alberto De Casa cho rằng, giá vàng tiếp tục tăng vọt do nhu cầu về kim loại quý này vẫn tiếp tục gia tăng.
Cầu thị trường đối với các kim loại quý, kể cả bạc, như được hồi sinh, trái ngược với sự ảm đạm của thị trường chứng khoán gắn với hàng hóa trong những tuần gần đây, khi đại dịch Covid-19 đã giáng một cơn địa chấn vào các nền kinh tế quốc tế.
Dấu hiệu của sự sụt giảm về việc làm tại Mỹ và những báo cáo thất nghiệp gia tăng hàng tuần có thể lại tiếp thêm cú hích mới cho thị trường các kim loại quý, mà lợi ích của họ đã được củng cố bởi sự không chắc chắn về nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, các ngân hàng Trung ương và Chính phủ các nước đều đang ráo riết tìm các biện pháp kích thích chưa từng có nhằm giảm bớt tác hại kinh tế từ sự bùng phát nguy hiểm, chưa từng có tiền lệ của dịch Covid-19.
Giới phân tích tin rằng, thỏa thuận đối với các gói kích thích kinh tế có thể không đạt được trong tuần này nhưng chắc chắn sẽ được đưa ra sau đó. Bởi vậy, triển vọng của giá vàng vẫn cực kỳ lạc quan khi Phố Wall tập trung vào tác động đến lạm phát trong dài hạn. Đây là một môi trường đã được chứng minh là vô cùng lý tưởng cho thị trường vàng và bạc khi giới đầu tư tìm kiếm "vịnh trú ẩn" an toàn trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh và những biến động lớn đang diễn ra trên toàn cầu.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, vào thời điểm hiện tại, khi giá vàng biến động mạnh hơn, mức tăng hàng ngày lớn hơn thì điều chỉnh cũng sẽ mạnh hơn. Nền kinh tế thứ nhất, thứ hai thế giới và một số nền kinh tế khác cũng đã phát đi một số tín hiệu phục hồi tích cực nhưng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, chưa có tín hiệu nào cho thấy giá vàng đã gần với ngưỡng đỉnh. Dự báo, kinh tế thế giới vẫn còn một chặng đường dài phải qua trước khi trở lại đúng hướng. Mặc dù vậy, phân tích về mặt kỹ thuật, thị trường trong ngắn hạn đã xuất hiện các yếu tố không bình thường, sẽ xuất hiện các điều chỉnh không quá bất ngờ.
Vàng đạt 61,22 triệu đồng/lượng Giá vàng SJC trong nước ngày 6-8 tiếp tục bật tăng mạnh, có thời điểm tăng lên 62,3 triệu đồng/lượng, tức tăng gần 3 triệu đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm trước. Ghi nhận tại TPHCM vào khoảng 16 giờ, Công ty SJC niêm yết giá vàng SJC ở mức 59,4 triệu đồng/lượng mua vào và 61,22 triệu đồng/lượng bán ra. Cùng...