Giá vàng thế giới tăng sau tuyên bố của Fed
Mở cửa giờ giao dịch sáng nay (28/8), giá vàng lại lội ngược dòng tăng 8 USD từ đáy 1.928 USD/ounce chốt phiên hôm qua lên 1.936 USD/ounce (lúc 9h30, giờ Việt Nam).
Thị trường trong nước điều chỉnh thận trọng, đầu phiên giảm nhẹ, rồi lại tăng. Ghi nhận lúc 9h30 sáng 28/8, giá vàng SJC giao dịch tại TPHCM ở mức 55,50 – 56,45 triệu đồng/lượng, Hà Nội 55,50 – 56,47 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên chốt phiên hôm qua, biên độ giãn cách hai chiều đang thu hẹp ở mức 930.000 đồng.
Tại hệ thống của Công ty vàng bạc đá quý Doji, thị trường Hà Nội niêm yết giá vàng ở mức 55,45 – 56,05 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên chốt phiên hôm qua, biên độ hai chiều đang giãn cách ở mức 600.000 đồng.
Hệ thống cửa hàng của Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, vàng SJC được niêm yết ở mức 55,55 – 56,15 triệu đồng/lượng, tăng 180.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên chốt phiên hôm qua, biên độ giao dịch giãn cách còn 600.000 đồng.
Vàng Phú Quý đang giao dịch ở ngưỡng 55,50 – 56,20 triệu đồng/lượng, giữ nguyên mức giao dịch chiều mua vào, giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với phiên chốt phiên hôm qua, biên độ giao dịch giãn cách còn 700.000 đồng.
Video đang HOT
Giá vàng lại lội ngược dòng tăng 8 USD (Ảnh: usfunds.com)
Đúng như dự báo của chuyên gia, giá vàng trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch hôm qua biến dộng dữ dội lên xuống tới 70 USD khi đón nhận thông điệp của Fed qua bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tại Hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole.
Tuyên bố của Fed cho biết đã áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu và thừa nhận lợi ích của một thị trường lao động vững mạnh. Chiến lược chính sách mới nhất của Fed duy trì mục tiêu lạm phát 2%, tuy nhiên Fed vẫn cố gắng duy trì lạm phát ở mức trung bình 2% trong khoảng thời gian dài.
Ông Cailin Birch, nhà kinh tế học ở The Economist Intelligence Unit (EIU), nhận định: kỳ vọng sự hỗ trợ cho giá vàng vẫn được củng cố, vì nhận xét của ông Powell phản ánh rõ ràng rằng sự phục hồi kinh tế từ cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ lâu dài và dần dần.
Giá vàng biến động mạnh còn do chịu áp lực từ những căng thẳng mới nảy sinh giữa Mỹ – Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về những động thái trả đũa lẫn nhau ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Nếu chiến tranh thương mại mới nổ ra ngay lúc này sẽ là đòn giáng mạnh vào nỗ lực phục hồi nền kinh tế trong đại dịch Covid-19. Điều này khiến nhu cầu tìm đến nơi trú ẩn tài sản an toàn là vàng có thể tăng đột ngột.
Giá vàng lên 49 triệu đồng/lượng
Cả giá vàng trong nước lên 49 triệu đồng/lượng sau nhiều tuần lình xình dưới ngưỡng này.
Giá vàng lên mức cao nhất trong nhiều tuần qua. Ảnh: Linh Anh
Lúc 11 giờ 30 ngày 23-6, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC mua vào 48,65 triệu đồng/lượng, bán ra 49 triệu đồng/lượng.
Đây là mức cao nhất của giá vàng SJC trong nhiều tuần qua, sau khi liên tục lình xình quanh ngưỡng 48,6 - 48,8 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tăng mạnh theo đà đi lên của giá thế giới. Hiện giá vàng thế giới đang ở mức 1.751 USD/ounce, có thời điểm kim loại quý lên tới 1.765 USD/ounce, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết khoảng 49,2 triệu đồng/lượng, tức cao hơn giá vàng trong nước khoảng 200.000 đồng mỗi lượng.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 thúc đẩy giới đầu tư quốc tế tìm đến vàng nhiều hơn. Tính tới sáng nay theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận gần 9,2 triệu ca nhiễm và hơn 473.000 người chết do Covid-19, tình hình dịch bệnh tại châu Mỹ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ngược với giá vàng, giá USD ở các ngân hàng tiếp tục giảm về mức 23.120 đồng/USD mua vào, 23.300 đồng/USD bán ra, giảm 10 đồng mỗi USD so với phiên trước. Tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.241 đồng/USD, không đổi so với hôm qua.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, thị trường tài chính thế giới biến động mạnh và khó lường. Giá dầu giảm sâu làm cho giá vàng thế giới tăng mạnh và diễn biến phức tạp trong 5 tháng đầu năm. Giá vàng trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng đó nhưng mức độ thấp hơn và không ảnh hưởng nhiều đến cung cầu thị trường, đến thị trường tiền tệ.
"Hiệu quả quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cùng cơ chế chính sách và điều hành chính sách về tỉ giá và ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục là yếu tố nền tảng, bảo đảm trật tự thị trường vàng; bảo đảm ổn định thị trường và hạn chế tình trạng đầu cơ làm giá" - lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM nhận xét.
Tương tự, tỉ giá và thị trường ngoại hối của Việt Nam cũng ổn định trong điều kiện đồng USD trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, gắn liền với nhu cầu về tài sản an toàn tăng do tác động của dịch Covid-19. Cung cầu ngoại tệ vẫn bảo đảm. Trong đó các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp, người dân vẫn được hệ thống ngân hàng thương mại bảo đảm đáp ứng.
Giá vàng trong nước quay đầu giảm nhẹ Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/6, giá vàng trong nước đồng loạt giảm nhẹ theo đà giảm của giá vàng thế giới. Chốt phiên giao dịch ngày 22/6, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 48,55 - 48,90 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào - bán ra so với mở cửa phiên...