Giá vàng thế giới cao nhất 8,5 năm, vàng trong nước tiến sát 50 triệu đồng/lượng
Sức mua mạnh đã khiến giá vàng thế giới tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 8,5 năm, mở ra một tiềm năng tăng giá mạnh hơn sắp tới. Giá vàng trong nước cũng tiến gần hơn đến mức 50 triệu đồng/lượng.
Sáng nay, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Vàng miếng SJC đến thời điểm này được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC điều chỉnh tăng tới 210 nghìn đồng/lượng chiều mua vào, tăng 240 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. Theo đó, mức giá giao dịch hiện tại đang là 49,25 – 49,63 triệu đồng/lượng (TP.HCM), 49,25 – 49,65 triệu đồng/lượng (Hà Nội).
Tương tự, các doanh nghiệp khác cũng đang niêm yết giá vàng SJC ở mức rất cao. Đơn cử, giá thương hiệu vàng quốc gia tại Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu cùng mức 49,40 – 49,60 triệu đồng/lượng; PNJ 49,25 – 49,52 triệu đồng/lượng; DOJI 49,38 – 49,59 triệu đồng/lượng…
Với đà tăng mạnh, giá vàng liên tục công phá các mức đỉnh trước đó
Trên thế giới, giá vàng đã vọt tăng đạt mức cao nhất 8,5 năm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (đêm qua theo giờ Việt Nam). Sang đến sáng nay, kim loại quý vẫn giữ mức cao và đang giao dịch trên 1.784 USD/ounce.
Giá vàng kỳ hạn tháng 8 đã tăng tới gần 20 USD/ounce, ở mức xấp xỉ 1.801 USD.
Yếu tố cơ bản thúc đẩy thị trường vàng vẫn là nhu cầu trú ẩn an toàn do đại dịch Covid-19 dường như đang trở nên tồi tệ thay vì tốt hơn. Ngoài ra, có vẻ như các thương nhân và nhà đầu tư đang nhận ra dòng tiền khổng lồ của các ngân hàng trung ương vào thị trường tài chính thế giới trong vài tháng qua sẽ tạo ra những vấn đề nghiêm trọng đối với lạm phát. Trong khi kim loại quý là một hàng rào giúp chống đỡ lạm phát.
Thị trường chứng khoán toàn cầu trộn lẫn trong phiên giao cuối cùng của tháng và của quý thứ hai. Khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư dường như đã giảm phần nào khi thị trường đang tiềm ẩn quá nhiều rủi ro hơn là cơ hội trong bối cảnh kinh tế, địa chính trị đang đầy bất ổn.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) Jerome Powell trong bài phát biểu hôm qua đã nói rằng nền kinh tế Mỹ đã hồi phục nhanh hơn dự kiến từ thiệt hại Covid-19 nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức.
Còn tại Trung Quốc, Luật An ninh quốc gia đã chính thức được thông qua, trong đó Trung Quốc sẽ áp đặt quyền lực mới của họ đối với Hong Kong, làm sâu sắc thêm mối quan ngại về căng thẳng tại đây.
Video đang HOT
Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư bán khống lãi đậm sau nhận định của Warren Buffett
VN-Index tăng hơn 18 điểm; Lãi suất cho vay sang tháng 5 tiếp tục đà giảm; Dự báo hướng chảy của dòng tiền tháng 5; 4 tháng, nhà đầu tư ngoại bán ròng gần 14.735 tỷ đồng trên HOSE; Thử thách quý II; Chứng khoán châu Á nới đài đi lên; Các trader kiếm "lãi khủng" trong 1 ngày sau lời nhận xét của Warren Buffett về ngành hàng không..là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 6/5 tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm đúng trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,85 - 48,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 3,6 USD lên 1.706,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng yếu dần và lui về dưới mốc 1.700 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 3,5 USD xuống 1.707,1 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,38% lên 100,09 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.254 đồng, giảm 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.330 - 23.510 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,86 USD ( 3,5%), lên 25,42 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,59 USD ( 1,91%), lên 31,56 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index có phiên tăng mạnh
Thị trường có nửa cuối phiên sáng sôi động sau khi VHM có giao dịch thỏa thuận khủng đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư, VN-Index theo đó vượt dễ ngưỡng 775 điểm.
Bước vào phiên chiều, sự hứng khởi của dòng tiền tiếp tục dâng cao, kéo hàng trăm mã tăng giá, VN-Index vượt qua 780 điểm khi đóng cửa.
VHM là cổ phiếu tâm điểm, tăng 5,35%, khớp 4,29 triệu đơn vị, giao dịch thỏa thuận hơn 35,7 triệu đơn vị, giá trị 2.145,5 tỷ đồng.
Các mã bluechip khác như BID, MSN, VPB, MWG, CTG, STB, TPB tăng trên dưới 2%, còn VNM, VCB, TCB, MBB, PNJ tăng trên dưới 1%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 59,95 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 2.438,41 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/5: VN-Index tăng 18,43 điểm ( 2,41%), lên 782,59 điểm; HNX-Index tăng 1,25 điểm ( 1,18%), lên 106,66 điểm; UPCoM-Index tăng 0,36 điểm ( 0,7%), lên 52,34 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Sau khi xuống mức giá kỷ lục, giá dầu thô đã hồi phục mạnh trong 1 tuần qua và trong phiên thứ Ba nhảy vọt 20%, giúp nhóm cổ phiếu năng lượng thăng hoa theo.
Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dược cũng khởi sắc với triển vọng tích cực về việc phát triển vắc-xin chống Covid-19.
Tuy nhiên, đà tăng của thị trường bị hãm lại khá nhiều trong những phút cuối phiên khi một số dữ liệu kinh tế tiêu cực được công bố.
Theo đó, khu vực dịch vụ của Mỹ lần đầu tiên sau 10 năm rưỡi bị thu hẹp trong tháng 4, trong khi cả xuất và nhập khẩu trong tháng 3 đều sụt giảm kỷ lục xuống mức thấp nhất nhiều năm.
Kết thúc phiên 5/5, chỉ số Dow Jones tăng 133,33 điểm ( 0,56%), lên 23.883,09 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,70 điểm ( 0,90%), lên 2.868,44 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 98,41 điểm ( 1,13%), lên 8.809,12 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục nghỉ giao dịch
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ trong phiên giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,63% lên 2.878,14 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,61% lên 3.963,25 điểm.
Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian nghỉ lễ có ảnh hưởng không nhỏ đến nhóm cổ phiếu A, vì các nhà đầu tư cho rằng, sẽ không có biện pháp tức thời nào được đưa ra để giải quyết tranh chấp, trong bối cảnh dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ đi xuống, Zhang Gang, nhà phân tích của China Central cho biết.
Hôm nay, cổ phiếu của các công ty xây dựng, bất động sản lớn tăng mạnh khi Bắc Kinh tiết lộ kế hoạch khởi động kế hoạch ủy thác thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc đã công bố kế hoạch này vào thứ Năm tuần trước, nhằm tạo ra một thị trường mở cho các quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs), nhằm hướng vốn tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Chứng khoán Hồng Kông cũng giao dịch tích cực trở lại và ghi nhận phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,13% lên 24.137,48 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises cũng tăng 1,13% lên 9.807,76 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi giới đàu tư lạc quan sau khi một số quốc gia quyết định dần dần mở lại nền kinh tế.
Giá cổ phiếu tăng với hy vọng mở lại nền kinh tế và giá dầu phục hồi, mặc dù vẫn còn lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhà phân tích Lee Won của Bookook Securities nhận định.
Kết thúc phiên 6/5: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 18,06 điểm ( 0,63%), lên 2.878,14 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 268,82 điểm ( 1,13%), lên 24.137,48 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 33,39 điểm ( 1,76%), lên 1.928,76 điểm.
Giá vàng giao ngay đi xuống tại thị trường châu Á phiên 6/5 Trong phiên giao dịch chiều 6/5, giá vàng giao ngay sụt giảm tại thị trường châu Á, giữa bối cảnh nhiều quốc gia đã nới lỏng các lệnh phong tỏa liên quan tới dịch COVID-19, làm dấy lên triển vọng các hoạt động kinh tế dần phục hồi và làm mất sức hấp dẫn của các "thiên đường trú ẩn an toàn" như...