Giá vàng tăng, tiến sát ngưỡng 57 triệu đồng/lượng
Mở cửa phiên giao dịch ngày 6/11, giá vàng trong nước tăng từ 100.000-350.000 đồng/lượng, đưa giá vàng tiến sát ngưỡng 57 triệu đồng/lượng. Giá vàng mua vào thấp nhất là 56,1 triệu đồng/lượng, giá vàng bán ra cao nhất là 56,8 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,15-56,65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với cuối phiên giao dịch ngày 5/11. Chênh lệch giá mua – bán ở mức 500.000 đồng/lượng. Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 56,1-56,8 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng đang là 700.000 đồng/lượng. Còn thương hiệu vàng PNJ niêm yết giá vàng miếng ở mức 56,1-56,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng đang là 600.000 đồng/lượng.
Nghịch lý khi giá vàng nhảy múa: Ôm dễ, bán không dễ...
Những người lỡ ôm vàng giá cao đang ngồi trên đống lửa khi sau một tháng tạo sóng, thị trường vàng đang nguội lạnh, áp lực bán gia tăng.
Từ đầu tuần đến nay, giá vàng thế giới chỉ quanh quẩn ngưỡng 1.920 USD/ounce trong khi mức chênh lệch giá mua - giá bán quá cao và giá vàng trong nước đang chênh với giá vàng thế giới tới hơn 2 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ thế nhưng việc bán vàng không hề dễ. Cụ thể, khi giá vàng tăng, các nhà đầu tư nhỏ lẻ chen chân muốn bán nhưng các công ty vàng không mua, tìm cách trì hoãn bằng việc ghi sổ với lý do không có tiền.
"Đây là "bài" của nhà vàng nhằm làm chậm tốc độ bán vàng của người dân. Hơn nữa, khi nới rộng khoảng cách giữa giá mua vào với giá bán ra thì chỉ có nhà vàng lãi, còn nhà đầu tư nhỏ lẻ bị thiệt.", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét.
Ông Thịnh khẳng định, lạm phát chính là nguyên nhân làm cho vàng tăng giá chứ không phải vì vàng tăng giá gây nên lạm phát tăng.
Khi các quốc gia trên thế giới bơm tiền ra thị trường để phục hồi nền kinh tế, lập tức nó làm cho giá trị đồng tiền rẻ đi, lạm phát tăng lên, kéo theo giá vàng tăng. Khi đồng tiền mất giá, vàng được coi là kênh trú ẩn an toàn.
Ngày nay, hiện tượng vàng hóa trong nền kinh tế Việt Nam đã giảm thiểu đáng kể, cho nên thời gian qua, dù giá vàng có biến động theo chiều hướng tăng mạnh thì hiện tượng xếp hàng để mua vàng không còn nhiều nữa.
"Dĩ nhiên, khi giá vàng tăng lên đến hơn 60 triệu đồng/lượng cũng có hiện tượng xếp hàng, nhưng là để bán vàng", ông Thịnh cho biết.
Đánh giá những yếu tố khiến lạm phát trong tháng 8 có thể tăng hầu như không có khi giá xăng dầu chỉ tăng rất nhẹ, giá thực phẩm - trong đó có thịt lợn vào nửa cuối tháng 8 có xu hướng giảm, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cảnh báo lạm phát tháng 9 có thể tăng do đầu tháng là thời điểm khai giảng năm học mới, một số mặt hàng có thể biến động về giá. Chưa kể, theo kế hoạch trước đây (chưa điều chỉnh), tháng 9 là thời điểm một số dịch vụ công sẽ tăng giá... Đây là những yếu tố sẽ dẫn đến lạm phát tăng.
Bởi những diễn biến này nên theo vị chuyên gia, giá vàng trong thời gian tới rất khó dự báo, đặc biệt khi nó còn phụ thuộc vào giá vàng thế giới, các yếu tố như diễn biến dịch bệnh, bầu cử Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, tình hình ở Trung Đông...
"Dẫu vậy, giá vàng dù có tăng thì cũng khó lên được mức đỉnh 2.076,2 USD/ounce như trước vì Nga đã thử nghiệm vaccine tốt, dù vẫn có những nghi ngờ nhưng phần đông đều cho rằng vaccine Nga có tác dụng tốt. Chưa kể, vaccine của nhiều quốc gia cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, cho nên nhiều người hy vọng dịch bệnh Covid-19 trên thế giới sẽ được kiềm chế, sản xuất kinh doanh sẽ trở lại bình thường", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét.
Liên quan đến giá vàng, trong ngày 27/8, thị trường vàng đã có diễn biến bất ngờ khi tăng mạnh vào buổi sáng rồi sau đó giảm sốc.
Chốt phiên giao dịch vào trưa 27/8 (giờ Việt Nam), giá vàng trên thị trường thế giới tăng mạnh tới mốc 1.954,7 USD/ounce.
Đây là diễn biến bất ngờ của giá vàng thế giới sau liên tiếp nhiều ngày có xu hướng đi xuống, thậm chí có thời điểm giảm mạnh xuống chỉ còn 1.918 USD trong phiên giao dịch ngày 26/8.
Hãng Reuters nhận định, giá vàng tăng mạnh do đồng USD trượt giá trước bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Jerome Powell, và các nhà đầu tư đặt cược vào các biện pháp kích thích hơn nữa để giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19.
Ông Powell được dự báo sẽ ủng hộ mục tiêu lạm phát cho phép các nhà hoạch định chính sách để lạm phát tăng cao hơn mục tiêu truyền thống hàng năm là 2%.
Tuy nhiên, giá vàng thế giới đến chiều tối cùng ngày đã giảm mạnh xuống chỉ còn 1.937,7 USD/ounce.
Các nhà phân tích cho rằng triển vọng dài hạn đối với vàng vẫn lạc quan khi các nhà đầu tư nhận thức được tác động lạm phát của những biện pháp kích thích kinh tế mà chính phủ các nước sử dụng để cứu trợ nền kinh tế, và trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai có thể xảy ra vào mùa thu tới.
Tuần đạt đỉnh của giá vàng Quãng thời gian giao dịch 18-24/5 đánh dấu là tuần đạt đỉnh lịch sử của vàng trong nước và mức cao nhất của thế giới trong 8 năm trở lại đây. Thị trường kim loại quý thế giới đang trải qua giai đoạn tích cực khi giá vàng thường xuyên duy trì ở mức cao (trên 1.700 USD/ounce) so với những tuần trước...