Giá vàng tăng mạnh nhưng giao dịch thục tế không tăng đáng kể
Báo cáo tháng 7/2020 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giá vàng tăng mạnh trong tháng 7/2020, song thị trường trong nước đã loại bỏ được tính chấ t đầu cơ do không cho xuất, nhập vàng như trước đây.
Đánh giá chung của Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP.HCM, giá vàng thế giới vẫn được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, căng thẳng Mỹ – Trung, Fed vẫn áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng USD giảm giá.
Những diễn biến này tác động làm giá vàng thế giới trong nửa đầu tháng 7/2020 tăng mạnh, trong khi đồng USD giảm giá nhanh.
Trong nửa đầu tháng 7/2020, giá vàng thế giới vượt qua mức 1.800 USD/ounce lần đầu tiên kể từ năm 2011. Đến ngày 17/7/2020 giá vàng bán ra tăng 275,6USD/Ounce so với cuối năm 2019.
Video đang HOT
Giá vàng trong nước nửa đầu tháng 7/2020 cũng biến động theo xu hướng tăng mạnh, chủ yếu do chịu tác động từ đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá vàng SJC trong nước trong nửa đầu tháng 7/2020 vượt và duy trì giao dịch trên ngưỡng 50 triệu đồng/lượng, cao nhất kể từ năm 2011. Đến ngày 17/7/2020, giá vàng trong nước bán ra tăng 7,9 triệu đồng/lượng so mức giá cuối năm 2019.
Nhưng giá vàng tăng mạnh trong tuần cuối của tháng 7/2020 khi chính thức vượt qua đỉnh của năm 2011 (1.921 USD/ounce), đạt trên 1.930 USD/ounce trong sáng ngày 27/7.
Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP.HCM cho hay, nhìn chung, giá vàng trong nước và thế giới có nhiều biến động, song trật tự thị trường vàng trong nước vẫn được đảm bảo, không xuất hiện tình trạng đầu cơ.
Về chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước: Giá vàng thế giới quy đổi (theo tỷ giá trên thị trường tự do) hiện đang thấp hơn giá vàng trong nước ở mức 311.294 đồng/lượng (so với giá vàng niêm yết tại SJC), đổi chiều so với cuối tháng trước và mở rộng hơn so với cuối năm 2019.
Doanh số mua – bán vàng miếng trên địa bàn TP.HCM trong tháng 6/2020 tăng. Cụ thể, doanh số mua: 87.584 lượng vàng, tương đương giá trị là 4.262 tỷ đồng, tăng 11% so với tháng trước – doanh số bán: 80.019 lượng vàng, tương đương giá trị là 3.893 tỷ đồng, tăng 10% so với tháng trước.
Thực tế, với việc thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế.
Đồng thời, theo Ngân hàng Nhà nước, tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát tốt.
Giá vàng hạ nhiệt nhưng dự báo vẫn ở mức cao
Chiều 8/1, giá vàng SJC đã được điều chỉnh hạ nhiệt so với đầu phiên giao dịch sáng.
Giá vàng tăng nên một số người dân đã tranh thủ bán ra chốt lời.
Tại thị trường Hà Nội, nếu như sáng 8/1, giá vàng SJC được Phú Quý niêm yết mua vào 44,3 triệu đồng/lượng, bán ra là 44,8 triệu đồng/lượng thì cuối giờ chiều nay, giá vàng giao dịch giảm, SJC được giao dịch ở mức 43,9 - 44,25 triệu đồng/lượng. Với giá mới này, vàng SJC đã giảm 400.000 đồng/lượng mua vào và 550.000 đồng/lượng bán ra so với phiên sáng nay.
Chiều nay, tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng mua vào là 44 triệu đồng/lượng, bán ra 44,3 triệu đồng/lượng, trong khi sáng nay giá mua vào là 44,3 triệu đồng/lượng, bán ra là 44,82 triệu đồng/lượng. Giá vàng Rồng Thăng Long hiện mua vào 44 triệu đồng/lượng, bán ra là 44,56 triệu đồng/lượng, trong khi sáng mua vào là 44,16 triệu đồng/lượng, bán ra là 44,71 triệu đồng/lượng.
Theo nhìn nhận của một số chuyên gia tài chính, giá vàng tăng không tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam. Bởi từ nhiều năm nay, việc mua vàng như một kênh đầu cơ thực sự đã không còn xảy ra ở Việt Nam. Hiện tại, người dân mua vàng chỉ dưới góc độ như là hình thức đầu tư hay một kênh đa dạng hóa các sản phẩm, các tài sản cá nhân hoặc mua vàng để dành phục vụ cho cưới hỏi, để làm quà tặng; một số ít mua để đầu tư "lướt sóng". Do vậy, việc giá vàng tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống của người dân Việt Nam.
Đặc biệt, kể từ khi Nghị định 24 của Chính phủ ra đời năm 2012 thì vấn đề tăng hay giảm của vàng đã không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, không ảnh hưởng đến tỷ giá và cũng không tạo "làn sóng" mua bán giống như thời điểm trước năm 2012. Nếu như trước đây, người dân thường mua, lướt sóng vàng nhiều, thậm chí còn kinh doanh vàng trong tài khoản thì hiện tại, tình trạng này gần như không còn.
Tuy nhiên theo dự báo của chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu thời gian tới, giá vàng thế giới vẫn có thể lên tới 1.800 USD/oz hoặc cao hơn. Tương tự, giá vàng trong nước cũng sẽ sớm vượt mốc 50 triệu đồng/lượng.
Tin, ảnh: M.Phương - H.Yên
Theo baotintuc.vn
Giá vàng liên tiếp lao dốc Giá vàng trên thị trường thế giới trải qua phiên thứ ba liên tiếp giảm giá, kéo theo giá vàng trong nước cũng giảm theo. Đầu giờ chiều nay (27-5), giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước giảm 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua-bán so với chiều qua, xuống còn 48,34 - 48,72 triệu đồng/lượng. Giá mua-bán vàng miếng DOJI...