Giá vàng ngày 28/4 lại quay đầu lao dốc
Giá vàng miếng lúc 13h ngày 28/4 được Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji báo giá bán ra là 48,07 triệu đồng, mua vào là 47,75 triệu đồng/lượng.
Mức giá này đã giảm 600.000 đồng chiều bán, 400.000 đồng chiều mua so với cuối ngày 27/4. Chênh lệch mua bán là 320.000 đồng một lượng.
Cùng thời điểm ngày 28/4, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cũng hạ 200.000 đồng ở cả hai chiều mua bán so với cuối ngày 27/4. Giá vàng được Công ty này niêm yết dao động 47,7 – 48,35 triệu đồng/ lượng.
Sự đi xuống của vàng miếng trong nước chủ yếu chịu tác động từ thị trường thế giới. Theo đó, trong phiên giao dịch châu Á sáng 28/4, mỗi ounce vàng xuống gần 1.695 USD một ounce, giảm 17 USD. Đến 13h, giờ Hà Nội, mỗi ounce mất thêm 2 USD, về sát 1.693 USD.
M.P
Thị trường tài chính 24h: VN-Index tăng phiên thứ 7 liên tiếp, số tài khoản mở mới đạt đỉnh trong 2 năm
VN-Index tăng phiên thứ 7 liên tiếp; Muốn giúp được người khác, ngân hàng cần phải khoẻ; Chứng khoán Việt Nam: P/E thấp, ROE cao; Quỹ đầu tư "đi chợ" mùa dịch: Bán mạnh mẽ, mua rụt rè; Tháng 3, có gần 31.950 tài khoản trong nước mở mới; Chứng khoán châu Á đa số giữ đà đi lên; Ông Trump tuyên bố, Mỹ khó có thể cắt giảm sản lượng dầu và "rất ghét" OPEC...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 9/4 tăng 50.000 so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội tăng thêm 50.00 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,25 - 48,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua Mỹ giảm 3,2 USD USD xuống 1.646,5 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng có thời điểm hồi phục lên gần 1.675 USD/ounce, trước khi giam lại về về gần 1.660 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Video đang HOT
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,16% xuống 99,96 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.235 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.400 - 23.580 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,59 USD ( 6,34%), lên 26,68 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,38 USD ( 4,20%), lên 34,22 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng phiên thứ 7 liên tiếp
Sau phiên sáng khởi sắc, thị trường bước vào phiên chiều có thêm những nỗ lực bứt phá đáng ghi nhận với việc nhanh chóng vượt qua 765 điểm, mặc dù vậy, sau đó chỉ số hạ dần độ cao, do một số bluechip thu hẹp đà tăng đã khiến VN-Index lùi dần và đóng cửa tại 760 điểm.
SAB giảm từ mức giá trần, chỉ còn 1,4%, trong khi GAS vươn lên giá trần 6,7%, cùng các mã đáng chú ý như VRE 5,3%; VCB 5,2%; GVR 5,1%; HVN 4,3%; PLX 4,2%; PNJ 3,2%; VJC 3%; VIC 2,1%; POW 2%.
Nhóm cổ phiếu thị trường, tâm điểm vẫn là ROS, khi tăng hết biên độ, khớp 28,76 triệu đơn và dư mua giá trần lên tới hơn 25 triệu đơn vị. Nhiều mã khác tương đối sôi động có sắc tím DIG, OGC, DRH, KSB, PC1, DRC, HCD, HT1, D2D, BTP, PXS...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 18,42 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 326,06 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 9/4: VN-Index tăng 12,31 điểm ( 1,65%), lên 760,33 điểm; HNX-Index tăng 1,15 điểm ( 1,1%), lên 105,08 điểm; UpCoM-Index tăng 0,43 điểm ( 0,86%), lên 50,74 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các con số thống kê mới cho thấy, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ đã giảm hơn so với trước đó, một số vùng dịch lớn có số ca nhiễm mới cũng giảm dần đã kéo phố Wall tăng mạnh trong phiên ngày thứ Tư.
Ngoài ra, việc giá dầu thô tăng trở lại sau tuyên bố của ông Trump về việc các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ đã bắt đầu giảm sản lượng cũng hỗ trợ cho đà tăng mạnh của phố Wall trong phiên này.
Kết thúc phiên 8/4, chỉ số Dow Jones tăng 779,71 điểm ( 3,44%), lên 23.433,57 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 90,57 điểm ( 3,41%), lên 2.749,98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 203,64 điểm ( 2,58%), lên 8.090,90 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản gần như không đổi, mặc dù có thời điểm còn giảm khá mạnh với thanh khoan suy yếu, do các nhà đầu tư vẫn lo lắng về tác động của đại dịch COVID-19 đối với thu nhập của các công ty trong nước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,04% xuống 19.345,77 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,6% xuống 1.416,98 điểm, với giá trị giao dịch trên bảng điện tử chỉ khoảng 2,3 nghìn tỷ yên (21,15 tỷ USD), mức thấp nhất kể từ ngày 21/2.
Thị trường chịu áp lực bởi thông báo cho thấy, Nhật Bản đã ghi nhận 503 ca nhiễm virus corona mới, số ca nhiễm cao nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, khi kỳ vọng của giới đầu tư về việc dịch Covid-19 sắp đạt đỉnh tại nhiều nước.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,37% lên 2.825,90 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,33% lên 3.792,81 điểm.
Tâm lý thị trường đã được cải thiện phần nào sau khi các biện pháp nới lỏng tiền tệ và tài chính khổng lồ gần đây của Mỹ có thể giúp dòng tiền chảy mạnh hơn vào nhóm cổ phiếu hạng A của Trung Quốc, các nhà phân tích tại Eversight Securities cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông giữ đà tăng tốt trong vài phiên gần đây, cũng nhờ hy vọng đại dịch Covid-19 có thể sắp đạt đến đỉnh điểm.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,38% lên 24.300,33 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,33% lên 9.811,12 điểm.
Thị trường được hỗ trợ thêm bởi các biện pháp kích thích, khi Hồng Kông hôm thứ Tư đã công bố gói hỗ trợ trị giá 137,5 tỷ đô la Hồng Kông (17,7 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp và người dân bị tổn thương do sự bùng phát của virus corona.
Tác động của Covid-19 đối với ngành du lịch Hồng Kông là chưa từng có và Thành phố hy vọng sẽ bắt đầu thấy mọi thứ trở lại bình thường vào tháng 7, một phần bằng cách cố gắng phát triển thị trường mới, người đứng đầu hội đồng du lịch trả lời phóng vấn Reuters cho biết.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng, phục hồi mức giảm gần 1% trong phiên trước đó, do được thúc đẩy với hy vọng rằng OPEC và các nước sản xuất dầu lớn sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng và kỳ vọng đại dịch Covid-19 đang tiến gần đến đỉnh.
Thông tin tích cực còn đến từ việc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết, sẽ tiến hành mua lượng trái phiếu kho bạc trị giá 1,5 nghìn tỷ won (1,23 tỷ USD) vào thứ Sáu để ổn định thị trường trái phiếu.
Kết thúc phiên 9/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 7,47 điểm (-0,04%), xuống 19.345,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,53 điểm ( 0,37%), lên 2.825,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 329,96 điểm ( 1,38%), lên 24.300,33 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 29,07 điểm ( 1,61%), lên 1.836,21 điểm.
Thạch Bắc
Giá vàng giằng co khi triển vọng kinh tế chưa rõ ràng Kịch bản kinh tế thế giới đầy ảm đạm đã giúp thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn của vàng. Tuy nhiên, sự phục hồi từ thị trường chứng khoán cũng giằng kéo dòng tiền ra khỏi hầm trú ẩn an toàn. Mở cửa phiên giao dịch ngày 9/4, giá vàng trong nước biến động nhẹ. Các doanh nghiệp kinh doanh kim...