Giá vàng ngày 2/7: Thế giới quay đầu tăng, trong nước tiếp tục ‘bốc hơi’
Hôm nay (2/7), thị trường kim loại quý quốc tế khởi sắc sau cú lao dốc “không phanh” trong phiên đầu tuần, xuống dưới ngưỡng 1.400 USD/ounce. Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn chưa thể nâng giá lên.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở thành phố Osaka, Nhật Bản vào cuối tuần qua, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán giữa hai bên, vốn bị đình trệ từ đầu tháng 5. Theo đó, Mỹ có một số cử chỉ thiện chí với Trung Quốc, từ việc hoãn kế hoạch áp thuế quan bổ sung đến việc cho phép “gã khổng lồ” công nghệ Huawei mua linh kiện điện tử của các doanh nghiệp trong nước.
Kết quả tốt đẹp của cuộc gặp trên đã thúc đẩy các thị trường chứng khoán và chỉ số USD lên mức cao nhất trong hơn một tuần, mặt khác “dội gáo nước lạnh” lên tài sản trú ẩn an toàn như vàng.
Chuyên gia cho rằng giới nhà đầu tư không nên vội vàng bán vàng bởi vì căng thẳng Mỹ – Trung chỉ tạm thời hạ nhiệt. Hai siêu cường thế giới rất khó đạt thoả thuận chấm dứt chiến tranh thương mại ngay lập tức. Ảnh: IT.
Bất chấp kết quả tích cực trên, một số chuyên gia nhận định căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới chỉ tạm thời lắng xuống trong thời gian ngắn, vẫn tiềm tàng không ít rủi ro xung quanh nó. Một thái độ dung hòa không đồng nghĩa với việc Mỹ và Trung Quốc sẽ hóa giải mọi hiềm khích, chấm dứt cuộc chiến kéo dài suốt một năm qua, bởi hai nước không chỉ dừng lại ở vấn đề tranh chấp thương mại, mà còn lan sang cả “mặt trận” công nghệ, một cuộc đối đầu giành vị thế số một thế giới. Vì vậy, thỏa thuận đình chiến chỉ giúp các thị trường tài chính “dễ thở” và tạo cơ hội cho các tài sản rủi ro tăng trong ngắn hạn.
Ngoài ra, thị trường vàng thế giới sáng nay sôi sục trở lại nhờ quan hệ giữa Mỹ và Iran ngày càng xấu đi. Mới đây, ông chủ Nhà Trắng cảnh báo “chính quyền Tehran đang đùa với lửa” sau khi nước này thừa nhận dự trữ hơn 300 kg nguyên liệu uranium hexafluoride (UF6). Hành động đánh dấu lần đầu tiên Iran phá vỡ quy định trong Kế hoạch hành động Chung Toàn diện (JCPOA) ký năm 2015.
Video đang HOT
Thêm nữa, vẫn còn một số báo cáo kinh tế 6 tháng chưa được công bố, số liệu có thể sẽ thấp hơn dự báo.
Những đánh giá lạc quan trên kèm bất ổn địa chính trị đã thúc đẩy giá vàng thế giới trên sàn Kitco tăng 6 USD/ounce, lên mức 1.389,6 – 1.390,6 USD/ounce lúc 14g hôm nay.
Ở một chiều hướng khác, giá các thương hiệu vàng nội địa chưa tìm được cơ hội đi lên. Điển hình là vàng SJC, mỗi lượng “bốc hơi” 50.000 đồng, được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 38,12 – 38,37 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) tại TP.HCM và 38,12 – 38,39 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) tại Hà Nội, Đà Nẵng.
Giá vàng nữ trang 99,99 của Tập đoàn Doji giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, dao động tại ngưỡng 38 – 38,7 triệu đồng/lượng trên cả ba thị trường Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Bảo Tín Minh Châu cùng thời điểm trên hạ giá mỗi lượng vàng Rồng Thăng Long 999,9 khoảng 80.000 đồng, từ mức 38,14 – 38,59 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra) của hôm qua xuống 38,06 – 38,51 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Mặc dù thị trường vàng chứng kiến nhiều phiên giảm liên tiếp từ cuối tuần qua nhưng giá vẫn đang ở mức cao kể từ tháng 7/2016 đến nay.
Theo thegioitiepthi.vn
Giá vàng hôm nay (2/7): Lao dốc, vàng trong nước về 38 triệu đồng
Giá vàng hôm nay (2/7): Đồng loạt lao dốc, vàng trong nước về 38 triệu đồng mỗi lượng khi giá vàng thế giới giảm mạnh.
Giá vàng thế giới về sát 1.380 USD/ounce
Sau phiên đầu tuần giảm sâu, giá vàng thế giới lúc 7h30 sáng nay theo giờ Việt Nam đã phục hồi nhẹ 0,06% lên 1.385,50 USD/ounce.
Kim loại quý đã mất mốc 1.400 USD/ounce trong phiên hôm qua và hiện chỉ còn được giao dịch trong khoảng 1.380-1.390 USD/ounce.
Thị trường vẫn đang "nghe ngóng" những thông tin từ kết quả cuộc gặp Mỹ - Trung tại G20 liên quan tới cuộc chiến thương mại.
Hai nhà lãnh đạo hai nước đã đạt được thỏa thuận không làm gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường và mở ra một cuộc đàm phán thương mại và có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng nếu kết quả tích cực.
Cuối phiên giao dịch hôm qua tại Mỹ (đêm qua theo giờ Việt Nam), giá vàng hợp đồng giao tháng 8 cũng giảm mạnh tới 27,50 USD về còn 1.386,20 USD/ounce.
Phiên hôm qua, đồng đô la Mỹ vẫn tiếp tục bị bán tháo dù giá đã nhích đáng kể, lên 96,37 điểm.
Giới phân tích cho rằng, giá vàng ngắn hạn có thể chạm mốc khoảng 1.350 USD/ounce trong đợt điều chỉnh lần này.
Giá vàng trong nước giảm mạnh còn 38 triệu đồng mỗi lượng
Trong nước, sáng sớm nay, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM trên hệ thống Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn được niêm yết ở mức 38,10 - 38,35 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng chiều mua vào và giảm 550 nghìn đồng chiều bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.
Tại thị trường Hà Nội, Tập đoàn Doji cũng chốt giá vàng thương hiệu này ở mức 38,15-38,60 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng chiều mua vào và 550 nghìn đồng chiều bán ra.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu sáng sớm nay cũng chỉ còn 38,05-38,51 triệu đồng/lượng, giảm 510 nghìn đồng chiều bán ra.
Như vậy, đến thời điểm này giá vàng trong nước đã đồng loạt mất mốc 39 triệu đồng mỗi lượng và đã giảm còn 38 triệu đồng.
Dự kiến, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước khó có đột biến khi giá vàng thế giới đang chững lại.
Theo baogiaothong.vn
Tăng rất mạnh, thương hiệu vàng SJC chạm ngưỡng 38,40 triệu đồng Mỗi lượng vàng SJC trong nước phiên mở cửa sáng nay (20/6) tăng từ 700.000-800.000 đồng mỗi lượng. Khách hàng giao dịch vàng miếng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam ) Theo đó, bảng điện tử tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh lúc 9 giờ niêm yết vàng SJC từ 38,0-38,40 triệu đồng/lượng. Còn tại...