Giá vàng hôm nay 30/9: Thị trường hỗn loạn, báo hiệu một tuần mới đầy sóng gió
Giá vàng hôm nay 30/9 trên thị trường thế giới có biến động mạnh với biên độ dao động khoảng 12 USD/ounce.
Trong tuần qua, do chịu tác động từ thế giới, giá vàng trong nước có xu hướng giảm dần vào cuối tuần. Theo đó, giá vàng ghi nhận ngưỡng cao nhất ở ở mức 36,54 – 36,64 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất ở phiên cận cuối tuần tại 36,29 – 36,39 triệu đồng/lượng. Như vậy trong tuần qua, mỗi lượng vàng điều chỉnh giảm khoảng 300.000 đồng.
Có thế thấy đây là tuần ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất của giá vàng trong nhiều tháng qua. Giá vàng trong nước giảm cùng chiều với thị trường thế giới là xoay quanh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và công bố về chính sách lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ ( FED).
Giá vàng hôm nay 30/9 trên thị trường thế giới có biến động mạnh với biên độ dao động khoảng 12 USD/ounce.
Tuy nhiên mức độ giảm chưa tương xứng khiến biên độ chênh giữa 2 thị trường trong nước và quốc tế giãn rộng ra khoảng 3 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế phí).
Hoạt động giao dịch trong tuần qua không được đánh giá là thành công. Lượng cung ra thị trường chiếm ưu thế trong khi nhu cầu thị trường ngày càng thu hẹp. Thị trường đang kỳ vọng về mức giá tốt hơn trong ngắn hạn để tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tham gia thị trường.
Theo đó, giá vàng hôm nay 30/9 tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý – Doji được giao dịch với ngưỡng 36,37 – 36,47 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC hôm nay tại TP.HCM, đang được niêm yết ở ngưỡng: 36,37 – 36,47 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC được niêm yết chiều mua vào là 36,35 triệu đồng/lượng, ở chiều bán ra có mức giá là 36,50 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Giá vàng SJC hôm nay 30/9 tại Bảo tín Minh Châu đang được giao dịch 36,39 triệu đồng/lượng (chiều bán) và 36,47 triệu đồng/lượng (chiều mua).
Gia vang rông Thăng Long, gia vang miêng 999.9 hiên đươc giao dich ơ ngương 34,33 – 34,78 triêu đông/lương; gia vang đăc lôc, gia vang tron trơn cung đươc giao dich ơ ngương 34,33 – 34,78 triêu đông/lương.
Trong khi đó, giá vàng thế giới đang hồi phục sau khi giảm “sốc” xuống 1.180 USD/ounce. Hiện tại, giá vàng hôm nay 30/9 (giờ Việt Nam) trên thị trường thế giới được giao dịch ở ngưỡng 1.192 USD/ounce.
Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường vàng thế giới đón nhận nhiều thông tin hỗn loạn. Phân tích kỹ thuật cho thấy, mở đầu phiên, giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh xuống ngưỡng 1.180 USD/ounce, tương đương 12 USD so với cuối phiên hôm trước.
Tuy nhiên, mức giảm của vàng không giữ được lâu. Về cuối phiên, giá vàng hồi phục trở lại. Đồng USD tăng mạnh trở lại là do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ sau khi tăng lãi suất lần thứ 8 trong cuộc họp hôm 26/9 vừa qua. Fed bày tỏ sự tin tưởng vào tăng trưởng của kinh tế Mỹ, ít nhất trong 3 năm tới.
Đây là lần nâng lãi suất thứ sáu của FED kể từ khi ông Trump lên cầm quyền vào tháng 1/2017, đưa lãi suất cơ bản đồng USD lên khoảng 2-2,25%.
Đồng bạc xanh còn tăng giá do đồng euro của Liên minh Châu Âu (EU) tụt giảm sau những cuộc tranh cãi giữa Italia và EU. Các nhà phân tích lo ngại về sức khỏe tài chính của nước Ý sau khi bộ trưởng tài chính nước này đề cập tới ngân sách 2019 với thâm hụt ở mức cao hơn, lên tới 2,4% GDP.
Việt Vũ
Theo vtc.vn
Giá dầu leo thang, khó kiềm chế lạm phát
Trước các bất ổn về địa chính trị, giá dầu thế giới liên tục xác lập những đỉnh cao kỷ lục trong nhiều năm. Điều này gây lo ngại về khả năng kiềm chế lạm phát mục tiêu năm 2018 và sức ép với lạm phát năm 2019.
Giá xăng dầu tăng sẽ tạo vòng xoáy tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác, đặc biệt là thực phẩm, giao thông, vật liệu xây dựng... Ảnh: Lê Tiên
CPI 2018 có thể vượt 4%?
Giá dầu tiếp tục tăng trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung do Mỹ trừng phạt Iran. Đóng cửa giao dịch ngày 25/9, dầu Brent tăng 67 UScent lên 81,87 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 20 UScent lên 72,28 USD/thùng, mức cao nhất kể từ giữa tháng 7/2018.
Đánh giá về diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính thuộc Học viện Tài chính cho rằng, việc dự báo về giá dầu là rất khó, song ít có khả năng giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
"Ở giai đoạn trước, giá dầu đã tăng mạnh từ khoảng 50 USD/thùng lên 70 USD/thùng nên ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đến nay, giá dầu đã ở mức cao và khó có thể tiếp tục tăng mạnh. Thêm vào đó, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác cũng đã chững giá hoặc vẫn được kiềm chế nên việc kiểm soát lạm phát năm nay là khả thi", ông Độ nói.
Đồng quan điểm, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Giá dầu là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp và gián tiếp đến CPI. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, Chính phủ vẫn nỗ lực kiềm chế lạm phát với cam kết không tăng giá điện và kiểm soát chặt chẽ giá cả các mặt hàng khác. Do đó, khả năng CPI năm nay ở mức dưới 4% là có thể đạt được".
Trong khi đó, theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu giữ lạm phát ở mức 4% trong năm nay là khó đạt được trước biến động của thị trường nhiên liệu.
"Giá dầu hiện đã tăng và khả năng còn tiếp tục tăng do các bất ổn địa chính trị đang diễn ra trên thế giới. Nếu giá dầu tiếp tục tăng thêm 5 - 10% nữa thì khả năng giữ lạm phát ở mức 4% trong năm nay là khó", ông Thắng nói và phân tích thêm: "Xăng, dầu đang được kiểm soát giá theo hướng sử dụng quỹ bình ổn giá và "dư địa" cho việc kiềm giữ giá không còn nhiều. Do đó, khả năng tăng giá nhiên liệu này là có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc Chính phủ kiềm giữ giá các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá vô hình trung tạo niềm tin là các mặt hàng này sẽ tăng giá vào năm sau. Trong khi đó, các doanh nghiệp thường có xu hướng đẩy giá cả hàng hóa của mình trước khi Chính phủ quyết định tăng giá các mặt hàng này".
Sức ép với lạm phát năm 2019
Các ý kiến phân tích trên cho thấy, giá dầu không có tác động quá lớn với lạm phát trong năm nay. Tuy nhiên, nếu đà tăng giá của mặt hàng này vẫn tiếp tục thì mặt bằng giá cả năm 2019 được dự báo khó có thể kiềm giữ, đặc biệt khi quyết định tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng, dầu có hiệu lực từ đầu năm sau.
TS. Phạm Thế Anh thuộc Đại học Kinh tế quốc dân phân tích: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua việc tăng kịch trần thuế môi trường xăng từ 3.000 đồng/lít hiện nay lên 4.000 đồng/lít kể từ 1/1/2019, có nghĩa là, dự kiến giá xăng sẽ gánh thêm 1.000 đồng/lít của thuế bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Cơ quan nhà nước đánh giá việc tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ tác động không lớn đến chỉ số CPI cả năm 2019, chỉ ở mức 0,07 - 0,09% với cơ sở là xăng, dầu chỉ chiếm 4% chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, mặt hàng này còn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nên khi giá xăng dầu tăng sẽ tạo ra vòng xoáy tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác, đặc biệt là thực phẩm, giao thông, vật liệu xây dựng...".
Từ nhận định đó, ông Thế Anh đã sử dụng mô hình véc-tơ tự hồi quy (VAR) để tính toán cụ thể tác động này. Kết quả cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sau khi giá xăng dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít (tức là tăng 4,7%) so với hiện nay, thì CPI tính theo năm bắt đầu tăng mạnh vào tháng thứ 2 (0,16%), tháng thứ 3 (0,21%), tháng thứ 4 (0,20%)..., sau đó giảm dần đến tháng thứ 18 thì không còn tác động nữa. Tổng tác động sau 12 tháng là 1,60%; sau 18 tháng là 1,69%.
Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS. Ngô Trí Long cho rằng, cần tính toán một cách kỹ lưỡng về tác động tới CPI từ quyết định tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng, dầu vừa qua. Mặt khác, cũng theo ông Long, việc không tăng giá điện và một số dịch vụ công để kiềm giữ CPI trong năm nay có thể là một cú "nén giá", từ đó có thể tạo hiệu ứng bật tăng với giá cả các mặt hàng này trong năm sau.
Hoàng Oanh
Theo baodauthau.vn
Giá vàng ngày 27/9: Thị trường quay đầu giảm nhẹ Đầu giờ sáng nay, giá vàng miếng trên thị trường thế giới đã giảm xuống còn 1194 USD/Oz. Theo giới chuyên gia, vàng đang giữ ổn định bởi các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Đây là cuộc họp có thể đưa ra định hướng tăng lãi suất trong tương lai. Trước đó, nhiều...